Mẹo Trị Tưa Lưỡi Cho Trẻ Bằng Rau Ngót đơn Giản, Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch khám chữa bệnh
Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.
Gửi yêu cầu- Trang chủ
- Tin tức
- Trẻ em - Nhi - Sơ sinh
Trần Hồng Nụ
27-01-2021
16Bệnh tưa lưỡi hay còn gọi là nấm miệng là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm nhưng do xuất hiện tại vùng miệng nên khiến trẻ đau đớn, khó chịu trong việc ăn uống, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
Nội dung chínhCó rất nhiều bậc phụ huynh đã áp dụng mẹo trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót ngay tại nhà khi bé gặp vấn đề này. Vậy cách làm này có mang lại hiệu quả không? Bài viết ngay sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho quý vị độc giả.
Tưa lưỡi ở trẻ là bệnh gì?
Nấm Candida albicans – thủ phạm chính gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị nấm miệng đó là sự tấn công của virus hoặc nấm. Biểu hiện khi trẻ bị nấm miệng là toàn bộ bề mặt của lưỡi, niêm mạc miệng xuất hiện những mảng trắng. Kèm theo dấu hiệu đó là tình trạng trẻ thấy đau, nuốt khó khi ăn, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú.
Đặc biệt với tình trạng nấm miệng do virus là “thủ phạm” chính thì trong miệng trẻ còn xuất hiện những vết loét. Bé cũng xuất hiện một số hiện tượng khác như: hơi thở hôi, sốt cao…
Khi bị bệnh trên lưỡi trẻ xuất hiện các mảng trẳng nên nhiều cha mẹ lầm tưởng đó chỉ là cặn sữa đông còn đọng lại nên thường chủ quan, không lau sạch miệng cho trẻ.
Để giúp các bậc phụ huynh phân biệt cặn sữa với tình trạng nấm miệng, các chuyên gia đã đưa ra cách phân biệt như sau: khi trẻ ăn xong thông thường trong miệng hay xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng dễ bong và trôi theo khi trẻ nuốt nước bọt và không khiến trẻ đau hay quấy khóc thì đó là cặn sữa.
Vì thế, cha mẹ cần lưu ý, theo dõi trẻ thường xuyên, khi có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đi khám và điều trị cho con kịp thời.
Cách chăm sóc bé chưa hợp lý
Khi bệnh mới hình thành sẽ xuất hiện nhiều chấm trắng ở đầu lưỡi của trẻ
Khi bệnh mới hình thành, dấu hiệu phổ biến dễ nhìn thấy nhất đó là xuất hiện rất nhiều chấm trắng ở đầu lưỡi của trẻ. Các chấm trắng có hình tròn, kích thước tương đối nhỏ và lâu dần chúng phát triển càng nhiều. Sau một thời gian sinh sôi, cha mẹ sẽ thấy có một lớp trắng xóa bao phủ lên mặt trên của lưỡi, tạo thành những mảng trắng.
Đi kèm với những dấu hiệu trên, trẻ còn có những biểu hiện khác thường đó là ăn uống kém hơn, thường xuyên bỏ bú, quấy và khóc nhiều. Tình trạng này xảy ra là do lớp màng trắng bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, gắn chặt vào niêm mạc khi trẻ bị tưa lưỡi, khiến bé bị đau, khó nuốt, mất vị giác.
Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên cậy hoặc cạo lớp màng trắng đi bởi một phần chúng bám rất dai và chặt trên bề mặt lưỡi của trẻ, đồng thời hành động đó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khiến lưỡi trẻ có nguy cơ bị chảy máu, thậm chí là bị viêm nhiễm làm bệnh ngày càng nặng thêm.
Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị đúng và phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con nhỏ.
Khi bệnh tiến triển nặng, nghiêm trọng
Các ba mẹ có thể áp dụng rau ngót để điều trị tưa lưỡi cho bé tại nhà
Cách làm
Dưới đây là cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng rau ngót mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Cụ thể cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- 1 nắm rau ngót tươi, sạch, không chứa chất bảo quản.
- Nước sôi để nguội.
- Vài miếng gạc rơ lưỡi.
- Cối giã.
Cách thực hiện:
- Rau ngót rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
- Giã nhuyễn rau ngót cùng một vài hạt muối trắng.
- Chắt lấy phần nước cốt rau ngót để tưa lưỡi cho bé. Chú ý nếu dung dịch quá đặc bạn nên cho thêm một chút nước lọc để loãng ra cho dễ thực hiện.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi tưa lưỡi cho bé sau đó dùng gạc lưỡi đeo vào phần đầu ngón tay.
- Nhúng ngón tay đeo gạc lưỡi vào bát nước cốt rau ngót đã chuẩn bị rồi thực hiện động tác kỳ cọ, chà xát. Chú ý thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tập trung chà sạch những vùng đốm trắng trên lưỡi bé.
- Mỗi ngày thực hiện tưa lưỡi bằng nước cốt rau ngót cho bé khoảng 3 đến 4 lần sau khi bé bú để đạt hiệu quả trị nấm tốt nhất.
Lưu ý khi trị tưa lưỡi cho trẻ bằng rau ngót
Bố mẹ có thể phòng ngừa tưa lưỡi cho trẻ bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày cho bé
Biện pháp phòng ngừa đối với mẹ:
- Chú ý vệ sinh lại sạch sẽ vú trước và sau khi cho con ti.
- Trong quá trình mang thai, nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo thì cần sớm có biện pháp điều trị để tránh lây nhiễm cho bé sau này.
- Khám bác sĩ ngay nếu núm vú của bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ do nấm.
- Tuyệt đối không để người lạ hôn môi, hôn má bé.
- Mặc quần áo sạch, nhất là đồ lót, áo ngực.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé ăn, bú hay khi thay tã cho bé.
- Giữ gìn vệ sinh không gian sống sạch sẽ, tránh hiện tượng ẩm mốc trong nhà.
Bên cạnh cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót thì các cha mẹ cũng nên cho bé thăm khám bác sĩ và áp dụng một số biện pháp khác khi bệnh tiến triển nặng hơn. Việc chủ động phòng ngừa bệnh này cũng là cách tốt giúp bảo vệ sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Khi nào cần đưa bé bị tưa lưỡi đến gặp bác sĩ?
Ở giai đoạn bệnh mới hình thành, phụ huynh thường nhầm lẫn biểu hiện trẻ sơ sinh bị nấm miệng với cặn sữa nên có thể chủ quan, không phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, khi thấy những dấu hiệu của trẻ bị nấm lưỡi, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ:
- Xuất hiện các mảng trắng bám chắc, khó cạo bỏ trên lưỡi trẻ
- Trẻ sơ sinh sốt không rõ nguyên nhân
- Trẻ bỏ bú, quấy khóc không rõ nguyên nhân
Khi bé bị tưa lưỡi nặng và nghiêm trọng, những tổn thương có thể phát triển nhanh, lan xuống thực quản của trẻ khiến bé nuốt đau, nhai cũng đau. Điều này dẫn đến hiện tượng trẻ không chịu ăn, không chịu bú, quấy khóc và có thể sốt cao. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc ho do nấm đã lây lan xuống đường tiêu hóa và hô hấp.
Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ can thiệp và điều trị bệnh kịp thời.
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu để bệnh kéo dài, không can thiệp điều trị có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống cũng như sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi, quan sát trẻ cẩn thận, phát hiện mọi bất thường ở trẻ để điều trị bệnh nhanh chóng và tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ để hạn chế tối đa khả năng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh tái phát lần nữa.
Mọi thắc mắc quý phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 1900 1806 để được giải đáp trực tiếp.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà NộiTổng đài tư vấn: 19001806Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
11,755Bài viết hữu ích?
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Đăng ký ngayBÀI VIẾT MỚI
Từ khóa » Cách đánh Rơ Lưỡi Bằng Rau Ngót
-
Mẹo Hay Trị Tưa Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà
-
Rơ Lưỡi Bằng Rau Ngót: Hướng Dẫn Cách Làm An Toàn Và Nhanh ...
-
Điều Trị Tưa Lưỡi Bằng Rau Ngót Có Khỏi được Không? - DR.PAPIE
-
Sử Dụng Rau Ngót Trị Tưa Lưỡi Cho Trẻ Như Thế Nào Cho đúng?
-
Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Rau Ngót, Phương Pháp Dân Gian Hiệu ...
-
Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Rau Ngót Hiệu Quả
-
Kinh Nghiệm Tưa Lưỡi Bằng Rau Ngót Vô Cùng đơn Giản
-
Bật Mí 3 Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Sạch Khuẩn, Ngừa Bệnh Răng ...
-
Rau Ngót "cứu” Con Em Khỏi Tưa Lưỡi
-
Hướng Dẫn Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Sạch đúng Cách Của Chuyên ...
-
Mẹ đã Biết Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Rau Ngót Chưa?
-
Cách Rơ Lưỡi Bằng Rau Ngót Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Hiệu Quả
-
Mẹo Trị Nấm Miệng Bằng Phương Pháp Dân Gian - Dizigone
-
Mẹ đã Biết Biết Cách Rơ Lưỡi Bằng Rau Ngót Cho Trẻ Sơ Sinh?