Mẹo Trồng Bí đao Trong Chậu Cho Trái Sai Trĩu - Chăm Cây Cảnh

Bí đao là một loại trái được gieo trồng từ hạt giống và cách chăm sóc không quá phức tạp lại cho nhiều trái, ít sâu bệnh. Nếu nhà bạn có ban công, tầng tầng hãy tận dụng những khoảng trống này để trồng bí đao vừa cho trái vừa làm mát ngôi nhà.

Hạt giống bí đao

Hiện nay có rất nhiều hạt giống bí đao khác nhau như bí đao xanh, bí đao chanh,…Hạt giống bí đao nên mua ở các cửa hàng bán hạt giống hoặc tại các siêu thị. Bạn nên chọn những hạt có màu trắng đục, hình bầu dục thuộn gọn một đầu và mẩy.

Đất trồng

Bí đao phát triển tốt nhất khi được trồng trên đất thịt nhẹ, tơi xốp, cát pha giày chất dinh dưỡng, đất phù sa.

Nước tưới

Bí đao là loại cây rất ưa nước nhưng lại không chịu được ngập úng, khi trồng bí đao trong thùng xốp bạn không nên bỏ qua bước làm hệ thống thoát nước cho cây. Bạn có thể tận dụng nước vo gạo hàng ngày để tưới cho ngày.

Những ngày nắng nóng nên tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều muộn không tưới nước cho cây khi trời nắng ngắt, trưa nắng nóng. Những ngày mưa nên tưới ít cho cây, kiểm tra đất trồng nếu thấy đất vẫn còn ẩm không nên tưới quá nhiều tránh tình trạng ung nước làm hỏng bộ rễ của bí đao.

Dụng cụ trồng bí đao

Đối với nhà ban công hay chung cư muốn trồng bí đao nên trồng bí đao trong thùng xốp, chậu nhựa dưới đáy thùng trồng bên khoét lỗ để thoát nước tốt. Bên cạnh đó nếu có điều kiện hãy trang bị cây dóc khô, dây buộc để làm giàn leo cho bí đao.

Gieo hạt bí đao

Hạt bí đao sau khi mua về ngâm hạt giống vào trong nước ấm khoảng 3-5 tiếng vớt ra để ráo nước. Tiếp đến cho khăn vải ẩm bọc lại ủ hạt nếu vào thời tiết lạnh có thể để dưới đèn vàng để hạt nhanh nảy mầm.

Mỗi chậu gieo nên để 3-4 hạt, gieo hạt sâu khoảng 1cm sau đó đặt chậu tại nơi thoáng mát, ít ánh nắng và che chắn cẩn thận.

Sau 15 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy nầm thành cây con lúc này người trồng nên đặt chậu ra nơi có nhiều ánh năng mặt trời, tưới nước thường xuyên cho cây bí đao non.

Sau khoảng 2 tuần tiếp theo cây bí đao con bắt đầu phát triển lá vầ tua cuốn. Lúc này để cây phát triển tốt nhất hãy chuyển cây con ra chậu trồng mới có sẵn đất dinh dưỡng

Chăm sóc bí đao

Khi cây non bắt đầu phát triển đạt chiều cao 20cm và xuất hiện nhiều tua cuốn và lá hỹ làm giàn cho cây để ngọn cây có điểm tựa, những nhánh non bắt đầu mọc và nhanh ra hoa hơn

Nếu đặt chậu bí đao tại ban công có thể tận dụng tường ban công làm giàn leo cho bí đao bám vào.

Nếu trồng bí đao trên sân thượng hãy tận dụng cây tre hoặc làm giàn sắt cho bí đao leo bám vào giàn.

Sau khoảng 40 ngày, cây bắt đầu ra hoa kết quả thời điểm này sẽ cần nhiều nước hơn bình thường nên bạn hãy lưu ý để cung cấp đủ lượng nước cho cây.

Trong quá trình phát triển quả nếu thấy những trái non bị dị dạng, bị sâu bệnh hãy loại bỏ để cây tập trung nuôi dưỡng những trái khỏe mạnh khác.

Bí đao sau khi trồng được 65 ngày, cây ra quả to thì bạn có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch đợt thứ nhất thì khoảng 1 tháng sau đó là bạn sẽ có thêm đợt thu hoạch thứ 2

Phân bón cho bí đao

Trong quá trình phát triển của cây bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân NPK, phân đầu trâu, bón thúc, đạm…. với liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì. Có thể bón thêm mùn hoai mục, trấu dưới gốc bí đao để cây có thêm dưỡng chất.

Phòng trừ sâu bệnh trên bí đao

Bệnh nứt thân xì mủ: Bệnh xuất hiện trên bí đao khi thời tiết mưa nhiều, đất trồng thoát nước kém.

Phòng trừ bằng cách: Dùng thuốc Ridomil, Topsin-M phun vào gốc và thân cây kết hợp với bón phân cân đối.

Bệnh phấn trắng: Xuất hiện do nấm Erysiphe cichoarcearum gây ra.

Biểu hiện: Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá). Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng.

Phòng trừ bằng cách dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh: Score, Topsin M, Anvil... để phun trừ bệnh phấn trắng.

Bệnh giả sương mai: Do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra

Biểu hiện: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá.

Phòng trừ: Xử lý hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu cho từng loại bệnh trước khi trồng. Dùng Score, Topsin M, Anvil để phòng trừ

Bọ trĩ, rầy, rệp

Bọ trĩ, rầy, rệp hút nhựa cây và truyền bệnh virus cho cây. Để diệt trừ hãy dùng Regent, vertimec, lannate,…

Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích để trồng bí đao ở ban công, sân thượng ra nhiều trái, cây phát triển khỏe mạnh

Suckhoecuocsong.vn

Từ khóa » Cách Trồng Cây Bí đao Trong Chậu