Mẹo Trồng Cây Thủy Sinh để Bàn Cực đẹp
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- 1.Chuẩn bị trước khi trồng cây thủy sinh Cây trồng Chậu trồng Vật trang trí Nước cho cây
- 2.Tiến hành trồng cây thủy sinh Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Chuẩn bị trước khi trồng cây thủy sinh
Cây trồng
Đối với cây thủy sinh trồng chậu trang trí bàn làm việc, chúng ta không thể chọn loại cây hay trồng trong bể cá được. Thích hợp nhất vẫn là những cây cảnh mini như Kim Ngân, Kim Tiền, Lan Ý, Hồng Môn, Vạn Lộc, Phát Tài, Phú Quý … Những cây này cần là loại có thể sống được trong nước, thích ẩm ướt. Một số cây ưa khô hạn, thân lá đã trữ nước sẵn không thể trồng thủy sinh được. Ví dụ như cây Xương Rồng, Sen Đá, tuyệt đối không nên trồng thủy sinh.
Nhiều người ưa thích lựa cây cảnh theo phong thủy, hợp tuổi, hợp mệnh. Cây trồng trong nước sẽ hợp người mệnh Thủy, các bạn cũng có thể tùy ý phối màu cây hoặc chậu trồng để hợp các mệnh khác.
>>> Xem thêm: Người tuổi nào nên trồng cây Hồng Môn?
Chậu trồng
Chọn chậu trồng rất quan trọng trong kỹ thuật trồng cây thủy sinh. Điều thú vị nhất của cách trồng này là chúng ta có thể quan sát được bộ rễ trắng muốt của cây. Do đó chậu trồng nên trong suốt để dễ dàng thấy được mọi thứ bên trong. Để được như vậy, chất liệu thích hợp vẫn là thủy tinh hoặc nhựa trong, cũng có thể bằng epoxy.
Dù chọn chậu làm từ chất liệu gì hay kiểu dáng như thế nào thì cũng cần đảm bảo chậu có kích thước vừa vẹn với cây trồng, không quá lớn khiến cây dễ ngã đổ hoặc quá nhỏ không đủ diện tích để rễ cây phát triển.
Vật trang trí
Rọ nhựa, mút xốp thường được sử dụng để cố định cây đứng vững và giúp rễ không trồi lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên, nhiều người hay sử dụng sỏi trắng, sỏi màu hoặc viên bi màu. Chúng vừa có tác dụng giữ cây đứng vững, lại có thể trang trí thêm cho cây chậu cây được bắt mắt, xinh xắn hơn.
Bên cạnh đó, có một vật trang trí cực kỳ đặc biệt cho chậu cây thủy sinh đó là cá cảnh. Thêm vài chú cá bảy màu sẽ giúp chậu thủy sinh thật sự thu hút mà vừa có thể làm sạch bọ gậy sinh ra trong nước.
Nước cho cây
Cây trồng thủy sinh cần nhất là nước. Nên dùng nước đóng chai cho đảm bảo chất lương. Cũng có thể chọn nguồn nước ngầm thật sạch, không nhiễm mặn nhiễm phèn hay axit. Nếu sử dụng nước máy thì cần phơi nắng cho bay hết clo trước khi trồng. Nước không sạch có thể ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
Đi kèm với nước là dung dịch thủy sinh để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng được sinh trưởng và phát triển tốt. Chúng ta cũng có thể dùng thuốc kích mọc rễ đối với cây thủy sinh nếu thấy cây chậm ra rễ.
Tiến hành trồng cây thủy sinh
Bước 1
Bước đầu tiên trong cách trồng cây thủy sinh là tách bầu rễ cây ra khỏi chậu đất trồng cũ. Sau khi dùng vòi nước xịt nhẹ rửa sạch bộ rễ khỏi bụi đất bám, bạn ngâm rễ trong nước sạch khoảng 2-3 ngày cho bộ rễ được trắng hơn. Nếu rễ quá già hoặc hư nhũn, có thể cắt bỏ bớt, dùng thêm thuốc kích rễ để cây nhanh mọc rễ mới.
Đồng thời với đó, người trồng nên lau chùi và rửa sạch cả bên trong lẫn bên ngoài của chậu trồng. Công đoạn này sẽ giúp chúng ta có được chậu cây trong suốt dễ dàng thấy được toàn bộ rễ cây và theo dõi màu nước bên trong chậu.
Bước 2
Có thể cho toàn bộ bầu rễ vào chậu trước rồi đổ ngập nước sau hoặc làm ngược lại tùy thích. Tuy nhiên, cho cây vào trước vẫn an toàn hơn vì chúng ta có thể canh chuẩn xác mực nước cần thiết. Nước trong chậu trồng chỉ nên ngập ⅔ bộ rễ hoặc cả rễ, không nên ngập lên đến lá, dễ gây úng lá.
Tiếp theo đó là dùng vật trang trí hoặc vật cố định cây đứng vững. Nếu sử dụng giỏ nhựa, bạn có thể vừa nuôi cá ở dưới. Hoặc dùng sỏi thì phải rửa sạch để tránh gây hại cho những chú cá nhé.
Bước 3
Người trồng cây cảnh thủy sinh phải chăm tỉa lá cho cây, bởi cây có cành lá tua tủa sẽ dễ thu hút muỗi trú ngụ hoặc sâu bệnh hại cây. Đồng thời, tỉa lá còn tạo điều kiện để cây có đủ chất dinh dưỡng và được sống lâu hơn.
Bước 4
Bạn cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây định kỳ 2 tuần/lần và thay nước 1 tuần/lần hoặc khi thấy nước đổi màu. Khi trồng cây thủy sinh tại bàn làm việc, mỗi ngày cây đều sống dưới ánh đèn huỳnh quang nên bạn không cần lo sợ cây thiếu sáng. Tuy nhiên, đối với những cây cảnh lá màu, mỗi tuần cũng nên đem cây phơi nắng nhẹ 2-3 giờ đồng hồ để cây có màu sắc đẹp hơn.
Nếu bạn đã nắm vững cách trồng cây thủy sinh như trên rồi, còn chần chừ gì nữa mà không thử trồng ngay một chậu cây để bàn làm việc cho thêm xinh xắn đi nào!
Từ khóa » Cây Thủy Sinh để Bàn Nuôi Cá
-
TOP 8 Loại Cây Thủy Sinh Tốt Nhất Nên Có Trong Bể Cá, Hồ Cá Cảnh
-
Cách Trồng Cây Thủy Sinh để Bàn Và Trong Bể Cá SIÊU Dễ - .vn
-
8 Cây Thủy Sinh Nên Trồng Trong Bể Cá, Tác Dụng Của Cây Thủy Sinh
-
Cách Trồng Cây Thủy Sinh để Bàn, Trong Bể Cá đẹp Mà đơn Giản - Eva
-
[Top 35] Loại Cây Trồng Trong Hồ Cá - Cây Thủy Sinh đẹp Và Dễ Trồng
-
Các Loại Cây Thủy Sinh đẹp Và Dễ Trồng Trong Hồ Cá Nhất
-
5 Loại Cây Thủy Sinh đẹp Dễ Kiếm Dễ Trồng Nhất Cho Bể Cá - YouTube
-
Top 11 Cây Thủy Sinh Dễ Trồng, Không Cần Chăm Sóc Nhiều
-
Cây Thủy Sinh Cho Bể Cá Giảm Giá đến 50% - Tháng 8, 2022 | Tiki
-
Top 5 Loại Cây Thủy Sinh Lọc Nước Rất Tốt Cho Bể Cá Cảnh
-
11+ Loại Cây Thủy Sinh đẹp, Dễ Trồng Và Chăm Sóc
-
【Hướng Dẫn】Cách Trồng Cây Thủy Sinh Trong Bể Cá & để Bàn
-
BÌNH THỦY TINH NUÔI CÁ ĐỂ BÀN,CHẬU CÁ THỦY ... - Shopee