Mẹo Xử Lý Dầu ăn Thừa Vừa Tiết Kiệm, Tránh Gây Tắc Cống

Mẹo xử lý dầu ăn thừa vừa tiết kiệm, tránh gây tắc cống

Khá nhiều gia đình sau khi sử dụng dầu để chế biến các món chiên rán còn thừa liền đổ dầu ăn xuống cống rãnh, ống thoát nước, bồn rửa bát hoặc bồn cầu. Điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hệ thống cống của gia đình. Dầu thừa đã qua sử dụng cần phải có mẹo xử lý phù hợp để tránh gây ra những tác hại không đáng có mà vừa tiết kiệm chi phí.

Trong quá trình chế biến các món ăn, đối với dầu đã qua sử dụng một lần nếu số lượng ít có thể thải bỏ nhưng số lượng dầu đã qua sử dụng lớn chỉ nên tái sử dụng khoảng 2 lần. Nhưng trước khi tái sử dụng phải lọc sạch những chất cặn của thực phẩm ở quá trình sử dụng trước.

Dầu ăn đã qua sử dụng trên 2 lần nên loại bỏ vì khi sử dụng quá nhiều lần khiến điểm bốc khói của dầu ăn ngày càng giảm, dầu trở nên đặc hơn,có mùi khét, màu sẫm lại, ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, có nguy cơ ung thư rất cao. Bên cạnh đó, dầu bị đun nóng nhiều lần, thành phần hoá học sẽ thay đổi: vitamin A, vitamin E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Những chất độc hại này khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao...

Việc đổ dầu ăn thừa vào bồn rửa, đường ống cống sẽ gây tắc nghẽn trên diện rộng ở hệ thống ống nước ở nhà lẫn thành phố do đó cần phải có phương pháp xử lý dầu ăn thừa đúng cách.

Những điều cần tránh khi xử lý dầu ăn thừa vừa tiết kiệm vừa an toàn

Mẹo xử lý dầu ăn thừa vừa tiết kiệm, tránh gây tắc cống

Không đổ dầu ăn ra bên ngoài

Khá nhiều người thường có thói quen xấu chính là đổ dầu lên mặt đất. Có thể chúng sẽ đọng lại, chảy xuống hệ thống cống gây tắc nghẽn ở đó. Bên cạnh đó, một sốloại dầu và mỡ có nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây hại cho động vật khi chúng lỡ ăn phải, cây cối khu vực đó bị ảnh hưởng. Chưa kể trường hợp những người đi lại qua khu vực bị đổ dầu ăn có thể bị ngã do trơn trượt, gây nguy hiểm.

Không đổ dầu ăn thừa xuống cống

Dầu ăn thừa số lượng lớn tuyệt đối không đổ xuống cống rãnh, ống thoát nước, bồn rửa bát, bồn cầu vì sẽ khiến tắc nghẽn hệ thống đường ống. bởi dầu mỡ tồn tại ở dạng lỏng khi nóng nhưng khi nguội đi trong đường ống nó sẽ đông,kết tụ lại thành mảng dầu cộng với vụn thức ăn có trong đường ống tạo thành các mảng bám lớn. Khi lượng dầu mỡ, chất bẩn tăng dầnsẽ ngăn nước chảy qua, gây chảy ngược nước vào nhà bếp, bồn cầu, bồn rửa bát.

Hướng dẫn cách xử lý dầu ăn thừa vừa an toàn, tránh gây tắc cống

Tại một số nước có một số đơn vị chuyên thu mua dầu ăn thừa, sử dụng công nghệ xử lý để chuyển hóa dầu ăn cũ thành Biodiesel vừa tiết kiệm lại bảo vệ môi trường. Để xử lý lượng dầu ăn thừa sau khi chế biến các món ăn các bà nội trợ có thể áp dụng một trong những mẹo dưới đây.

Điều đầu tiên trước khi tiến hành xử lý dầu ăn thừa các bà nội trợ hãy chú ý cần loại bỏ phần dầu thừa bám trên nồi, xong, chảo, bát đĩa trước khi cho chúng vào bồn rửa bát làm sạch. Bởi chỉ cần một lượng nhỏ dầu ăn thừa sau một thời gian tích tụ trong đường ống cống có thể gây tắc cống

Đổ dầu mỡ thừa vào chai rồi vứt ra thùng rác

Các bà nội trợ có thể xử lý dầu ăn thừa bằng cách cho vào chai có nắp đậy và vứt ra thùng rác để đội vệ sinh môi trường xử lý. Không đổ thẳng dầu ăn thừa vào thùng rác vì sẽ khiến dầu loang ra, chảy ra ngoài thùng rác, thu hút một số loài động vật gặm nhấm, gây hại cho động vật khi chúng lỡ ăn phải

Khi cho dầu ăn thừa vào trong chai nhựa để tránh rủi ro bị bỏng hãy để dầu nguội bớt, khôngnhấc một nồi đầy dầu ăn nóng hoặc đổ dầu nóng vào thùng rác như vậy sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể bỏng.

Tái chế dầu ăn thừa đúng cách

Sau khi chế biến thức ăn, lượng dầu thừa còn nhiều hãy tái chế lại lượng dầu thừa đó để sử dụng cho lần nấu nướng tiếp theo. Cách tái chế cũng khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một ray lọc, giấy thấm dầu cùng hộp thủy tinh để đựng dầu ăn thừa. Lọc dầu ăn qua ray và giấm thấm dầu để loại bỏ cặn thức ăn, đảm bảo dầu sạch cho lần sử dụng tiếp theo. Sau khi dầu đã nguội hãy cất trữ dầu vào lọ thủy tinh có nắp đậyđặt trong tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, khu vực sinh nhiệt cao.

Xử lý dầu mỡ thừa bằng xà phòng

Dầu mỡ sau khi sử dụng xong còn lại cho vào một cái thau hoặc chậu rồi hòa tan bột giặt hoặc nước giặt với nước ấm. Sau đó cho vào thau đựng dầu ăn khuấy đều lên, tùy thuộc lượng dầu mỡ ít hay nhiều mà lượng bột giặt phù hợp. Sau cùng có thể đổ thau dầu ăn này đi và rửa thau lại với nước rửa chén cho sạch lớp dần còn bám lại trên thau.

Xử lý dầu mỡ thừa bằng chế phẩm vi sinh

Dầu thừa là một trong những chất khó phân hủy, có độ bám dính cao nên xử lý dầu ăn thừa bằng các chế phẩm vi sinh được nhiều người áp dụng, cho hiệu quả cao.

Sử dụng chế phẩm vi sinh Ecoclean, chế phẩm vi sinh ăn mỡ EcoBlock để xử lý dầu thừa, chế phẩm gồm tập hợp các vi khuẩn có lợi trong tự nhiên vào sản phẩm và một trong những tác dụng chính là dùng để xử lý dầu mỡ thừa gây ô nhiễm, an toàn cho người sử dụng.

Đổ dầu nguội vào túi rác ni lông

Xử lý dầu ăn thừa bằng cách đổ dầu nguội vào túi rác ni lông có sẵn vụn thức ăn, giấy bên trong, buộc chặt túi và vứt vào thùng rác là cách nhiều gia đình áp dụng

Xây bồn trữ dầu mỡ để xử lý dầu mỡ thừa

Đối với những nhà hàng, quán ăn, khách sạn, khu du dịch sử dụng lượng dầu nhiều có thể xây dựng bồn trữ dầu mỡ để xử lý dầu mỡ thừa. Sau một thời gian khi lượng dầu thừa đã đầy bồn chứa có thể liên hệ xe hút dầu đến hút định kỳ

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Những vật dụng nào tuyệt đối không để trên nóc tủ lạnh?

+ Vệ sinh máy hút mùi sạch bong vết dầu mỡ bám bẩn

+ Bật mí cách vệ sinh tủ lạnh hết mùi khó chịu hiệu quả

+Hướng dẫn cách vệ sinh máy rửa bát sạch, loại bỏ mùi hôi

+ Những nguyên tắc sử dụng bếp từ bền, lâu hỏng

Suckhoecuocsong.vn/TH

Từ khóa » Cách Xử Lý Dầu ăn Thừa Bảo Vệ Môi Trường