Mì ăn Liền Xuất Vào EU Có Chất Cấm: Bộ Công Thương đã Cảnh Báo ...

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công thương) cho biết vẫn tiếp tục rà soát thông tin liên quan đến vụ việc một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU khi chứa chất cấm ethylene oxide (EO) vượt ngưỡng quy định của EU.

Thông tin xác minh sơ bộ ban đầu cho hay mới có trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Đức nghi có chứa chất cấm EO. Đó là sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương). Hiện Bộ Công thương chưa nhận được báo cáo từ doanh nghiệp.

Đây không phải là lần đầu tiên sản phẩm của Việt Nam bị cảnh báo có chất EO trong sản phẩm. Tháng 8-2021, một số lô hàng mì ăn liền của Việt Nam bị cảnh báo thu hồi do chứa EO tại nhiều nước châu Âu như Thụy Sĩ, Na Uy, Anh, các nước EU.

Sau vụ việc nêu trên, ngày 15-12-2021, EU đã ban hành quy định (EU) 2021/2246 điều chỉnh thực thi quy định (EU) 2019/1973 về việc tạm thời gia tăng các biện pháp kiểm soát chính thức một số hàng hóa nhập khẩu vào EU từ một số nước thứ ba, với tần suất kiểm tra ngẫu nhiên là 20%.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Công thương cho hay đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương vào cuộc để xác minh thông tin và nguyên nhân.

Lãnh đạo Bộ Công thương cho hay, qua nhiều phiên làm việc với cơ quan của Hội đồng châu Âu, các đơn vị thuộc Bộ Công thương đã nêu quan điểm đề nghị EU thu hẹp phạm vi kiểm soát EO đối với các sản phẩm chế biến bột từ Việt Nam, và hợp tác cung cấp các số liệu kiểm nghiệm để xác định tần suất xuất hiện EO trong sản phẩm mì, từ đó xây dựng kế hoạch giảm và loại bỏ các biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam.

Đến ngày 13-6, với công báo Quy định (EU) 2022/913, EU đã chính thức đưa các loại bún, miến, phở dạng khô không có gia vị đi kèm ra khỏi danh mục sản phẩm chịu kiểm soát đặc biệt về EO.

Tuy vậy, trước thông tin các doanh nghiệp mới đây tiếp tục được đưa vào danh sách cảnh báo, lãnh đạo bộ này khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ để nâng cao các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, vượt qua rào cản kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường ngoài nước.

Hiện nay, đối với việc quản lý EO tại Việt Nam, Bộ Công thương cho hay ngưỡng giới hạn cho phép chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của Việt Nam.

Do đó, khi có thông tin về cảnh báo liên quan tới sản phẩm năm 2021, các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc để xác minh thông tin và nguyên nhân thông qua các hoạt động kiểm tra dây chuyền công nghệ và lấy mẫu giám sát chủ động trên diện rộng.

Đối tượng bao gồm các sản phẩm chế biến bột nói chung, và các sản phẩm mì ăn liền nói riêng tại Việt Nam với 3 nhóm chính: nhóm sản phẩm sản xuất trong nước; nhóm sản phẩm nhập khẩu và nhóm sản phẩm xuất khẩu để kiểm nghiệm, đánh giá tính an toàn.

Bộ Công thương cũng đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kiểm soát trong chuỗi cung ứng thực phẩm, như chủ động thiết lập hệ thống kiểm soát chỉ tiêu EO trong thực phẩm thông qua mạng lưới các cơ quan kỹ thuật, cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước.

Mì ăn liền bị cảnh báo ở EU: Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì? Mì ăn liền bị cảnh báo ở EU: Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì?

TTO - Liên quan đến việc mì ăn liền bị cảnh báo tại Liên minh châu Âu (EU), Văn phòng SPS Việt Nam cho biết đang phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam xác minh, làm rõ, truy tìm nguyên nhân vi phạm để có biện pháp khắc phục.

Từ khóa » Có Liền