Mi-li-mét Vuông. Bảng đơn Vị đo Diện Tích - Lý Thuyết Toán

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 5
  4. CHƯƠNG 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ. GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
  5. Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích Trang trước Mục Lục

1. Mi-li-mét vuông

Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài \(1mm\).

Mi-li-mét vuông được viết tắt là \(m{m^2}\).

Hình vuông \(1c{m^2}\) gồm \(100\) hình vuông \(1m{m^2}\).

2. Bảng đơn vị đo diện tích

Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo diện tích, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau \(100\) lần, tức là:

- Đơn vị lớn gấp \(100\) lần đơn vị bé.

- Đơn vị bé bằng \(\dfrac{1}{{100}}\) đơn vị lớn.

3. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Đọc hoặc viết các số đo diện tích

Phương pháp:

- Đọc số đo diện tích trước rồi đọc tên đơn vị đo diện tích sau.

- Viết số đo diện tích trước rồi viết kí hiệu tên đơn vị diện tích sau.

Ví dụ:

a) \(25m{m^2}\) được đọc là hai mươi lăm mi-li-mét vuông.

\(48k{m^2}\) được đọc là bốn mươi tám ki-lô-mét vuông.

b) Một trăm hai mươi ba xăng-ti-mét vuông được viết là \(123c{m^2}\).

Sáu mươi đề-ca-mét vuông được viết là \(60da{m^2}\).

Dạng 2: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích

Phương pháp: Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo diện tích, hai đơn vị liền nhau hơn (kém) nhau \(100\) lần.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) \(8d{m^2} = ...c{m^2}\)

b) \(1200{m^2} = ...da{m^2}\)

c) \(71{m^2} = ...h{m^2}\)

d) \(34{m^2}33d{m^2} = ...{m^2}\)

e) \(9da{m^2}9{m^2} = ...{m^2}\)

f) \(478d{m^2} = ...{m^2}...d{m^2}\)

Cách giải:

a) \(1d{m^2} = 100c{m^2}\) nên \(8d{m^2} = 100c{m^2} \times 8 = 800c{m^2}\). Vậy \(8d{m^2} = 800c{m^2}\).

b) \(1da{m^2} = 100{m^2}\) nên \(1{m^2} = \dfrac{1}{{100}}da{m^2} \Rightarrow 1200{m^2} = \dfrac{1}{{100}}da{m^2} \times 1200 = 12da{m^2}\).

Vậy \(1200{m^2} = 12da{m^2}\) .

c) \(1h{m^2} = 10000{m^2}\) nên \(1{m^2} = \dfrac{1}{{10000}}h{m^2}\,\,\, \Rightarrow 71{m^2} = \dfrac{1}{{10000}}h{m^2}\, \times 71 = \dfrac{{71}}{{10000}}h{m^2}\).

Vậy \(71{m^2} = \dfrac{{71}}{{10000}}h{m^2}\)

d) \(34{m^2}33d{m^2} = 34{m^2} + 33d{m^2} = 34{m^2} + \dfrac{{33}}{{100}}{m^2} = 34\dfrac{{33}}{{100}}{m^2}\)

Vậy \(34{m^2}33d{m^2} = 34\dfrac{{33}}{{100}}{m^2}\)

e) \(1da{m^2} = 100{m^2}\) nên \(9da{m^2} = 900{m^2}\)

\(9da{m^2}9{m^2} = 900{m^2} + 9{m^2} = 909{m^2}\)

Vậy \(9da{m^2}9{m^2} = 909{m^2}\)

e) Ta có: \(478d{m^2} = 400d{m^2} + 78d{m^2} = 4{m^2} + 78d{m^2} = 4{m^2}78d{m^2}\)

Vậy \(478d{m^2} = 4{m^2}78d{m^2}\)

Dạng 3: Các phép tính với đơn vị đo diện tích:

Phương pháp:

- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như tính các số tự nhiên.

- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

-Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo diện tích với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị diện tích vào kết quả.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) \(128c{m^2} + 64c{m^2} = ...c{m^2}\)

b) \(246da{m^2} - 188da{m^2} = ...da{m^2}\)

c) \(2k{m^2} - 99h{m^2} = ...h{m^2}\)

d) \(75d{m^2} \times 3 = ...d{m^2}\)

e) \(150ha:6 = ...ha\)

Cách giải:

a) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là \(c{m^2}\) và \(128 + 64 = 192\) nên \(128c{m^2} + 64c{m^2} = 192c{m^2}\)

b) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là \(da{m^2}\) và \(246 - 188 = 58\) nên \(246da{m^2} - 188da{m^2} = 58da{m^2}\)

c) \(2k{m^2} - 99h{m^2} = 200h{m^2} - 99h{m^2} = 101h{m^2}\). Vậy \(2k{m^2} - 99h{m^2} = 101h{m^2}\)

d) Ta có \(75 \times 3 = 225\) nên \(75d{m^2} \times 3 = 225d{m^2}\)

e) Ta có \(150:6 = 25\) nên \(150ha:6 = 25ha\)

Dạng 4: So sánh các đơn vị đo diện tích

Phương pháp:

- Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.

- Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp \(( < , > , = )\) vào chỗ chấm:

a) \(58d{m^2}...85d{m^2}\)

b) \(159k{m^2}...133k{m^2}\)

c) \(3da{m^2}...46{m^2}\)

Cách giải:

a) Hai số đo \(58d{m^2};\,\,85d{m^2}\) có cùng đơn vị đo là \(d{m^2}\) .

Mà \(58 < 85\) nên \(58d{m^2} < 85d{m^2}\)

b) Hai số đo \(159k{m^2};\,133k{m^2}\) có cùng đơn vị đo là \(k{m^2}\) .

Mà \(159 > 133\) nên \(159k{m^2} > \,133k{m^2}\)

c) Ta có \(3da{m^2} = 300{m^2}\).

Mà \(300{m^2} > 46da{m^2}\). Vậy \(3da{m^2} > 46{m^2}\)

Dạng 5: Toán có lời văn:

Ví dụ: Mảnh vườn thứ nhất có diện tích là \(720{m^2}\), diện tích mảnh vườn thứ hai bằng \(\dfrac{3}{4}\) diện tích mảnh vườn thứ nhất. Tính diện tích cả hai mảnh vườn đó.

Phương pháp:

- Tính diện tích mảnh vườn thứ hai ta thấy diện tích mảnh vườn thứ nhất nhân với \(\dfrac{3}{4}\).

- Tính diện tích cả hai mảnh vườn ta cộng diện tích hai mảnh vườn lại.

Cách giải:

Diện tích mảnh vườn thứ hai là:

\(720 \times \dfrac{3}{4} = 540({m^2})\)

Diện tích cả hai mảnh vườn đó là

\(720 + 540 = 1260({m^2})\)

Đáp số: \(1260{m^2}\).

Trang trước Mục Lục

Có thể bạn quan tâm:

  • Mi-li-mét
  • Tỉ lệ bản đồ - Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
  • Hai đường thẳng vuông góc
  • Tích của một véc tơ với một số

Từ khóa » Bảng đo độ Dài M2