Mí Mắt Bị Ngứa Và Sưng Là Do đâu? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh về mắt
Mí mắt bị ngứa và sưng là do đâu? 26/10/2019 - 14:00 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Thị Xuân Loan
Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt1900 55 88 92Đặt lịch khámMí mắt bị ngứa và sưng khiến bạn cảm thấy khó chịu và thiếu tự tin mỗi khi đi ra ngoài? Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và làm sao để khắc phục? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!1. Nguyên nhân mí mắt bị ngứa và sưng
Sưng, ngứa ở vùng mí mắt là hiện tượng liên quan đến tình trạng tích tụ dịch và viêm bên trong các mô liên kết xung quanh mắt. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sưng có thể nhanh chóng biến mất hoặc phát triển theo thời gian.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây sưng, ngứa mí mắt phổ biến nhất.
1.1 Do dị ứng
Bụi, phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm, hoặc vết ong chích,… có thể là nguyên nhân khiến mắt bị sưng. Các yếu tố này gây kích thích mắt, khiến mắt sưng lên và có thể kèm theo tình trạng ngứa, đỏ. Trong đó, nếu triệu chứng chỉ xuất hiện ở một bên mắt thì thường là do các tác nhân tiếp xúc trực tiếp (lông động vật, bụi,…).
1.2 Do bệnh lý
– Viêm tế bào ổ mắt: đây là một nhiễm trùng xảy ra sâu trong mô của mí mắt. Tình trạng này có thể lây lan khá nhanh và cũng có thể gây đau. Những vi khuẩn trong vết thương nhỏ cũng đủ để gây ra tình trạng bệnh này.
– Đau mắt đỏ (viêm kết mạc): là tình trạng viêm ở lớp màng mỏng trong suốt che phủ bề mặt nhãn cầu và mặt trong của mí mắt. Đây có thể là nguyên nhân khiến mắt bị sưng và ngứa.
– Mụn rộp mắt: đây là loại nhiễm trùng có thể xảy ra trong và xung quanh mắt. Mụn rộp có thể trông giống như đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những tổn thương rõ rệt.
– Viêm bờ mi: các vi khuẩn có mặt trong và xung quanh mí mắt có thể gây viêm bờ mi, làm cho mí mắt sưng và ngứa. Viêm có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, dễ tái phát. Đôi khi, viêm có thể xuất hiện cùng các vấn đề da khác (bệnh trứng cá đỏ, viêm da tiết bã,…).
– Chắp mắt: chắp xảy ra khi tuyến dầu nhờn dọc theo viền trong của mí mắt bị tắc nghẽn. Nốt sưng khu trú ở mí mắt khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chắp thường không gây đau và đỏ mắt.
– Lẹo mắt: đây là một vấn đề tương đối phổ biến, hình thành do viêm hoặc nhiễm trùng nhỏ ở gốc lông mi. Tình trạng thường lan ngược vào mi mắt khiến cả mí mắt bị sưng và đỏ lên. Nhiều trường hợp có thể nhìn thấy mủ ở bên trong vết sưng, chạm vào sẽ có cảm giác đau.
– Đôi khi, sưng và ngứa ở mắt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. VD: huyết khối xoang hang; phù nề; phù mạch di truyền; cường giáp (bệnh Graves); suy giáp; bệnh thận; suy nội tạng; tiền sản giật;…
1.3 Nguyên nhân khác
– Nhiễm trùng da: bất kỳ nhiễm trùng nào ở vùng da mí mắt cũng có xu hướng gây sưng. Một số triệu chứng đi kèm là đỏ, ngứa mắt hoặc đau. Nhiễm trùng từ những vị trí khác trên khuôn mặt cũng có thể lây lan dần đến mí mắt. Các dạng nhiễm trùng da hay gặp là viêm mô tế bào quanh hốc mắt, chốc lở, viêm quầng. Nguyên nhân thường do côn trùng cắn, chấn thương, nấm da, chàm, thủy đậu,…
– Chấn thương: mắt bị sưng mí cũng có thể xuất hiện ở các trường hợp chấn thương. VD: gãy xương sọ, bỏng da, có dị vật trong mắt, hoặc thực hiện phẫu thuật. Sưng mí mắt sau chấn thương thường kèm theo sự đổi màu ở vùng da xung quanh.
– Mỹ phẩm và hóa chất: các sản phẩm trang điểm, chăm sóc da hoặc xà phòng khi dính vào mắt có thể gây kích ứng. Tình trạng này có thể dẫn đến biểu hiện sưng tấy, đỏ và đau mí mắt. Ngoài ra, phản ứng dị ứng với các sản phẩm cũng có thể gây nên tình trạng này.
– Khóc: khóc có thể làm cho các mạch máu nhỏ trong mắt và mí mắt bị vỡ ra. Đặc biệt là khi khóc quá mạnh hoặc khóc kéo dài. Sưng mí mắt sau khi khóc có thể là kết quả của việc giữ nước. Nguyên nhân là do có sự gia tăng lưu lượng máu đến khu vực xung quanh mắt.
– Mệt mỏi: cơ thể kiệt sức có thể khiến mí mắt trở nên sưng húp. Đặc biệt, nếu giấc ngủ buổi tối không ngon giấc, bạn sẽ cảm nhận rất rõ mắt bị sưng và phồng rộp vào buổi sáng hôm sau.
2. Các biện pháp khắc phục
Hầu hết các trường hợp mí mắt sưng, ngứa có thể điều trị bằng những biện pháp đơn giản tại nhà. VD: chườm mát, giữ mắt sạch sẽ, tránh dụi hoặc chạm tay vào mắt,… Đồng thời, không trang điểm và chú ý rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
Tuy nhiên, nếu mắt bị sưng mí với cơn đau trở nên trầm trọng, hoặc sưng kéo dài không khỏi, gây ảnh hưởng đến thị lực hoặc kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây ra sưng, ngứa mắt. Thông qua đó, bác sĩ mới có thể chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả cho từng trường hợp.
Một số biện pháp điều trị bác sĩ có thể đưa ra đó là:
– Điều trị dị ứng: tiêm ngừa, uống thuốc dị ứng theo đơn, hoặc hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. – Dùng thuốc kháng sinh (nếu nhiễm trùng do vi khuẩn): Nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh hoặc uống kháng sinh. – Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng virus (nếu bị mụn rộp hoặc bệnh zona). – Giảm viêm bằng corticosteroid hoặc thuốc nhỏ mắt chống viêm khác. – Thực hiện rạch và dẫn lưu dịch nếu có mụn nước, mụn lẹo, hoặc áp xe. – Tiến hành loại bỏ dị vật trong mắt hoặc mí mắt (nếu có). – Trong trường hợp sưng mí mắt do mất ngủ hoặc khóc nhiều, uống nước cũng có thể giúp giảm sưng. Bạn nên kết hợp nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh để đẩy nhanh hiệu quả của phương pháp này.
Nếu ngứa mắt do các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số thuốc và liệu pháp điều trị riêng phù hợp.
Như vậy, trên đây là những chi sẻ của chúng tôi về tình trạng sưng, ngứa mí mắt. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi mí mắt bị ngứa và sưng là do đâu. Để được tư vấn kỹ hơn về các tình trạng bệnh lý ở mắt, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI ngay hôm nay nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Câu hỏi liên quanTại sao trẻ hay dụi mắt? Dụi mắt nhiều có ảnh hưởng gì không?
Chích chắp mắt có về trong ngày được không?
Khám mắt ở Thu Cúc TCI có đắt không?
Mắt bị cận thị lệch thì có nên đeo kính cận không?
Phân biệt tròng kính Chemi chính hàng và hàng nhái thế nào?
Tròng kính cận có màu: Xu hướng kính mắt hiện đại
Trong thời đại hiện nay, kính cận không chỉ đơn thuần để điều chỉnh thị lực mà còn…Tròng kính cận chống tia UV bảo vệ mắt toàn diện
Ánh sáng mặt trời không chỉ giúp chúng ta nhìn thấy và cảm nhận được thế giới xung…Tròng kính màu vàng: Công dụng đặc biệt và thời điểm nên đeo
Tròng kính màu vàng là một phụ kiện thời trang có tính thẩm mỹ cao, đồng thời mang…Top 7 công nghệ làm tròng kính hiện đại bậc nhất trên thế giới
Bạn có thắc mắc những chiếc kính mắt có mẫu mã, công dụng đa dạng được làm ra…So sánh tròng kính cận 2 độ chất liệu nhựa với Polycarbonate
Tròng kính cận 2 độ là một trong những loại tròng kính phổ biến nhất cho những người…Khám phá thú vị: Vì sao tròng kính đổi màu xanh được
Tròng kính đổi màu xanh là một trong những sản phẩm công nghệ mắt kính hiện đại và…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Sưng Ngứa Khoé Mắt
-
Ngứa Khóe Mắt Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Làm Sao điều Trị Hiệu Quả?
-
Chứng Ngứa Mắt: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Chứng Ngứa Mắt Và Cách đối Phó Với Ngứa Mắt
-
Tại Sao Mắt Bị Ngứa Và Cách Khắc Phục
-
Bạn Có Biết Nguyên Nhân Ngứa Khóe Mắt Do đâu Không?
-
Nhiều Người Bị Ngứa Khóe Mắt Nhưng Không Biết Rõ Nguyên Nhân ...
-
Ngứa Khóe Mắt: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Sức Khỏe
-
NGỨA MẮT: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
-
Khóe Mắt Bị Ngứa - Vì Sao Lại Vậy?
-
Nhiều Người Gặp Phải Tình Trạng Ngứa ở Khóe Mắt Nhưng Không Biết ...
-
Bác Sĩ ơi: Mắt Càng Dụi Càng Ngứa, Phải Làm Gì? - Báo Thanh Niên
-
Ngứa Khóe Mắt - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Ngứa Mắt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Ngứa Mắt Hiệu Quả