Microsoft – Wikipedia Tiếng Việt

Microsoft
Logo Microsoft từ năm 2012 – nay
Tòa nhà 92 trong khuôn viên Microsoft Redmond ở Redmond, Washington
Loại hìnhCông ty cổ phần (NASDAQ: MSFT)Dow Jones Industrial Average ComponentS&P 500 Component
Ngành nghềPhần mềm máy tínhPhần cứng máy tínhĐiện thoại di độngThiết bị viễn thôngPhân phối kỹ thuật sốĐiện tử tiêu dùngTrò chơi điện tửTư vấn công nghệ thông tinQuảng cáo trực tuyếnBán lẻPhần mềm ô-tô
Thành lậpAlbuquerque, New Mexico4 tháng 4 năm 1975
Người sáng lậpBill GatesPaul Allen
Trụ sở chínhMicrosoft Redmond CampusRedmond, Washington, Hoa Kỳ
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốtSatya Nadella (CEO, chủ tịch)Bill Gates (Nhà sáng lập)
Sản phẩmXem Các sản phẩm
Dịch vụXem Các dịch vụ
Doanh thuTăng 211,9 tỷ USD (2023)
Lợi nhuận kinh doanhTăng 88,5 tỷ USD (2023) (2023)
Lãi thựcTăng73,3 tỷ USD (2023)
Tổng tài sảnTăng 254,84 tỉ USD (2023)
Tổng vốnchủ sở hữuTăng 411,9 tỷ USD (2023)
Số nhân viên221.000 (2022)
Websitemicrosoft.com

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.[1] Nó cũng được gọi là "một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới".[2]

Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 tỷ phú và 12.000 triệu phú trong công ty. Kể từ thập niên 1990, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm hệ điều hành và tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm công ty mà điển hình là sáp nhập LinkedIn với giá 26,2 tỉ đô la vào tháng 12 năm 2016,[3] và Skype Technologies với 8,5 tỉ đô la vào tháng 5 năm 2011.[4] Công ty cũng cung cấp nhiều phần mềm máy tính và máy chủ cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có công cụ tìm kiếm Internet (với Bing), thị trường dịch vụ số (với MSN), thực tế hỗn hợp (HoloLens), điện toán đám mây (Azure) và môi trường phát triển phần mềm (Visual Studio).

Năm 2000, Steve Ballmer thay thế Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công ty theo chiến lược "thiết bị và dịch vụ".[5] Sự thay đổi bắt đầu bằng việc sáp nhập Danger Inc. vào năm 2008,[6] công ty bước vào thị trường sản xuất máy tính lần đầu năm 2012 với việc tung ra máy tính bảng Microsoft Surface, rồi thành lập Microsoft Mobile sau khi thâu tóm mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia. Nhưng từ khi Satya Nadella nhận vai trò CEO vào năm 2014, họ chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụ điện toán đám mây và việc này đã đưa giá trị công ty đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 1999.[7][8] Vào năm 2015, Microsoft dù tiếp tục dẫn đầu thị phần hệ điều hành PC và bộ phần mềm văn phòng, nhưng họ đánh mất vị trí dẫn đầu hệ điều hành nói chung của Windows vào tay Android.[9]

Xuyên suốt lịch sử, tập đoàn luôn là mục tiêu của rất nhiều sự chỉ trích, bao gồm chỉ trích về độc quyền kinh doanh. Trong đó có từ phía Ủy ban công lý Hoa Kỳ (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ), và Ủy ban châu Âu (European commission), đã làm Microsoft dính vào rất nhiều vụ kiện tụng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Bill Gates

Paul Allen và Bill Gates, hai người bạn thân từ thuở nhỏ có cùng niềm đam mê với lập trình máy tính, đã vươn đến thành công bằng cách kết hợp những kỹ năng của nhau. Tháng 1 năm 1975, tờ báo Popular Electronics đăng bài nói về chiếc máy vi tính Altair 8800 của hãng Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS). Allen để ý rằng họ có thể viết chương thông dịch BASIC cho máy này; sau khi Bill Gates gọi điện cho MITS nói rằng họ có một chương trình thông dịch có thể chạy được, MITS yêu cầu được tận mắt kiểm chứng. Để chuẩn bị cho buổi kiểm chứng, hai người đảm nhiệm hai nhiệm vụ khác nhau, Allen làm chiếc máy mô phỏng Altair 8800 trong khi Gates phát triển chương trình thông dịch. Mặc dù được phát triển trên một máy mô phỏng nhưng chương trình lại hoạt động hoàn hảo trên máy thật trước sự chứng kiến của MITS tại Albuquerque, New Mexico, vào tháng 3 năm 1975. MITS đồng ý phân phối chương trình và họ tiếp thị nó với cái tên Altair BASIC. Sau thành công này, Paul Allen và Bill Gates thành lập Microsoft vào tháng 4 năm 1975, Gates giữ vị trí CEO.[10] Allen chính là người đặt cho công ty cái tên "Microsoft". Vào tháng 1 năm 1977, công ty đạt được thỏa thuận với Tạp chí ASCII tại Nhật Bản, đặt văn phòng quốc tế đầu tiên tại đây với cái tên "Microsoft".[11] Còn trụ sở chính tại Mỹ được dời đến Bellevue, Washington vào tháng 1 năm 1979.[10]

Sau đó, Microsoft gõ cửa ngành kinh doanh hệ điều hành vào năm 1980 với các phiên bản phân phối hệ điều hành Unix mang tên Xenix.[12] Tuy nhiên, MS-DOS mới chính là nền tảng cho sự thống trị của công ty. Hãng IBM trao hợp đồng cho Microsoft để cung cấp phiên bản của hệ điều hành (HĐH) CP/M, sẽ được sử dụng trong máy tính sắp tung ra của hãng là Máy tính cá nhân IBM (IBM PC).[13] Vì thời gian gấp rút nên Microsoft mua lại HĐH mô phỏng CP/M tên là 86-DOS từ hãng Seattle Computer Products, đặt tên mới là MS-DOS. Sau khi IBM PC được tung ra vào tháng 8 năm 1981, Microsoft giữ lại quyền sở hữu MS-DOS. Nhiều lý do khác nhau khiến MS-DOS thành công, như bộ phần mềm chọn lọc có sẵn của nó, và Microsoft trở thành nhà cung cấp HĐH dẫn đầu.[14][15]:210 Tiếp đó, họ bước vào những thị trường mới với việc tung ra Chuột Microsoft vào năm 1983, và thành lập một bộ phận xuất bản mang tên Microsoft Press. Nhưng buồn thay, Paul Allen rời Microsoft vào tháng 2 vì bệnh ung thư hạch.

1985–1994: Windows và Office

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1984, trong lúc cùng IBM phát triển hệ điều hành mới mang tên OS/2;[16] vào ngày 20 tháng 11 năm 1985, Microsoft cho ra đời Microsoft Windows, hệ điều hành mở rộng của MS-DOS sử dụng giao diện đồ họa.[17]:242–243, 246 Vào ngày 26 tháng 2 năm 1986, Microsoft dời trụ sở chính tới Redmond, và tiếp đó vào tháng 3, công ty chuyển sang loại hình cổ phần,[18] sự tăng giá nhanh chóng của cổ phiếu công ty đã tạo ra 4 tỷ phú cùng 12000 triệu phú trong đội ngũ nhân viên công ty.[19] Vì mối quan hệ đối tác với IBM, trong năm 1990, Ủy ban Thương mại Liên Bang đã để mắt tới Microsoft vì nghi ngờ có sự cấu kết thương mại, đánh dấu khởi đầu cho cuộc đụng độ pháp lý giữa công ty với Chính phủ Mỹ trong hơn một thập kỷ.[20] Ngày 2 tháng 4 năm 1987, Microsoft tuyên bố OS/2 sẽ chỉ được bán cho nhà sản xuất OEM, trong khi đó, công ty phát triển Microsoft Windows NT, HĐH 32-bit sử dụng ý tưởng của OS/2, với môđun nhân hệ điều hành mới và giao diện ứng dụng Win32 (API), có cổng cho phép chuyển đổi dễ dàng sang Windows 16-bit (nền tảng MS-DOS), HĐH này được bán lần đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 1993. Khi Microsoft thông báo cho IBM về NT, mối quan hệ đối tác giữa hai công ty nhằm mục đích phát triển OS/2 đã dần dần bị suy yếu.[21]

Trong năm 1990, Microsoft giới thiệu bộ phần mềm Microsoft Office bao gồm các ứng dụng văn phòng với chức năng riêng biệt, như Microsoft Word và Microsoft Excel. Vào ngày 22 tháng 5, Microsoft cho ra đời Windows 3.0 với giao diện đồ họa tương tác người-máy, tăng cường khả năng cho "chế độ bảo vệ" của bộ vi xử lý Intel.[22] Hai sản phẩm Office và Windows trở nên chiếm ưu thế trên thị trường.[23][24] Novell, đối thủ cạnh tranh của Word giai đoạn 1984-1986 đã để đơn kiện trong những năm sau đó cáo buộc Microsoft cố tình dấu diếm đặc điểm kỹ thuật để triệt hạ khả năng cạnh tranh của đối thủ.[25]

Vào ngày 27 tháng 7 năm 1994, Bộ phận Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp một Báo cáo Ảnh hưởng Cạnh tranh, trong đó có đoạn: "Bắt đầu từ năm 1988, và tiếp tục cho đến 15 tháng 7 năm 1994, Microsoft đã tác động đến nhiều nhà sản xuất OEM để thực hiện hành vi chống cạnh tranh mang tên: giấy phép "mỗi bộ vi xử lý". Theo giấy phép này, mỗi nhà sản xuất sẽ phải trả Microsoft tiền bản quyền cho mỗi máy tính chứa một vi xử lý bán ra, dù máy đó dùng HĐH của Microsoft hay không dùng HĐH Microsoft Windows của Microsoft. Tác động của nó, phải trả tiền cho Microsoft khi không hề được sử dụng sản phẩm của Microsoft chẳng khác nào một hình phạt, hoặc nộp thuế đối với các nhà sản xuất sử dụng HĐH của đối thủ cạnh tranh. Kể từ năm 1988, Microsoft đã gia tăng việc sử dụng giấy phép mỗi bộ vi xử lý".[26]

1995-2005: Internet và kỷ nguyên 32-bit thế hệ mới

[sửa | sửa mã nguồn]
Steve Ballmer

Sau khi Bill Gates tiên đoán về "Cơn Đại hồng thủy Internet" vào ngày 26 tháng 5 năm 1995, Microsoft bắt đầu xác định lại mục tiêu của mình và tiến hành mở rộng dòng sản phẩm liên quan đến mạng máy tính cũng như World Wide Web.[27] Ngày 24 tháng 8 năm 1995 công ty tung ra Windows 95 - HĐH đa nhiệm, hoàn thiện giao diện người dùng với nút Bắt đầu (Start), có khả năng tương thích 32 bit và cung cấp giao diện Win32 API tương tự NT.[28][29] Ngoài ra, Windows 95 còn đi kèm dịch vụ trực tuyến MSN, và trong những phiên bản dành cho đối tác OEM còn có Internet Explorer, một trình duyệt web. Internet Explorer không có mặt trong bản Windows 95 hộp bán lẻ vì nó được hoàn thành sau khi vỏ hộp được in, thay vào đó được cung cấp thông qua gói Windows 95 Plus!.[30] Rẽ nhánh vào thị trường mới trong năm 1996, Microsoft hợp tác với NBC Universal lập đài thông tin 24/7 mang tên MSNBC.[31] Microsoft cũng đưa ra Windows CE 1.0, HĐH rút gọn dành cho các thiết bị có bộ nhớ thấp như PDA.[32] Tháng 10 năm 1997, Bộ Tư pháp Mỹ thực hiện một bản kiến nghị lên Tòa án Liên Bang, tuyên bố Microsoft vi phạm thỏa thuận ký năm 1994 và yêu cầu dừng việc cài sẵn Internet Explorer vào Windows.

Bill Gates rời khỏi vị trí CEO ngày 13 tháng 1 năm 2000, bàn giao lại cho Steven Ballmer – bạn học cũ và là nhân viên công ty từ năm 1980 với vai trò Trưởng Kiến trúc sư Phần mềm. Cũng trong giai đoạn này, Microsoft cùng nhiều công ty thành lập Liên minh Tín nhiệm Nền tảng Điện toán, trong số những mục tiêu có tăng cường bảo mật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông qua việc đồng nhất hóa những thay đổi ở phần cứng và phần mềm. Nhiều người chỉ trích coi liên minh như một cách thực thi giới hạn bừa bãi việc sử dụng phần mềm và can thiệp, thay đổi cách hoạt động của máy tính; giống như một hình thức quản lý số, có thể hình dung đến kịch bản trong đó máy tính có khả năng bảo mật tốt nhưng cũng bí mật cả với chủ nhân.[33][34] Vào ngày 3 tháng 4 năm 2000, một phán quyết từ tòa án cáo buộc Microsoft "lạm dụng vị thế độc quyền", vụ việc chỉ lắng vào năm 2004 khi Tòa án Phúc thẩm Mỹ nhất trí phê chuẩn thỏa thuận dàn xếp giữa Bộ Tư pháp với công ty.[35][36] Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, Microsoft tung ra Windows XP, HĐH có giao diện thân thiện với mã nền tảng NT.[37] Công ty đưa ra Xbox trong năm sau đó, gia nhập thị trường máy chơi game trong lúc hai hãng Sony và Nintendo đang chiếm ưu thế.[38] Microsoft tiếp tục dính rắc rối khi tháng 3 năm 2004, Ủy ban châu Âu thực hiện hành động pháp lý chống lại công ty với lý do lạm dụng vị thế thống trị của HĐH Windows, dẫn đến công ty phải nộp phạt 497 triệu € (khoảng 613 triệu $) và sản xuất hai phiên bản mới của Windows XP không đi kèm Windows Media Player là Windows XP Home Edition N và Windows XP Professional N.[39][40]

Ngày 4 tháng 2 năm 2014, Satya Nadella trở thành CEO, trong khi John W. Thompson trở thành chủ tịch. Bill Gates trở thành nhà cố vấn kỹ thuật cho Nadella.

Vào ngày 16/9/2014, Microsoft đã công bố đạt thỏa thuận mua lại Mojang - nhà phát triển trò chơi Minecraft nổi tiếng của Thụy Điển với mức giá 2,5 tỉ USD.

Sản phẩm nền tảng và bộ phận dịch vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Trụ sở Microsoft Nhật Bản

Windows

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản phẩm trụ cột của Microsoft. Công ty đã cho ra đời nhiều phiên bản gồm Windows (1.0), Windows 2, Windows 3.1, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1, Windows 10, và phiên bản mới nhất là Windows 11.

Dành cho hệ thống máy chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Microsoft đưa ra bộ phần mềm dành cho máy chủ là Microsoft Servers, HĐH máy chủ Windows Server 2008, Windows Server 2012 và các sản phẩm như:

  • SQL Server
  • Exchange Server
  • BizTalk Server
  • Systems Management Server
  • Small Business Server

Công cụ phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Microsoft Visual Studio - bộ công cụ môi trường phát triển tích hợp, giúp đơn giản hóa các chức năng tạo, sửa lỗi và triển khai phần mềm cho Windows, Microsoft Office và trang web.

Dịch vụ trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Bao gồm MSN và nhóm dịch vụ Windows Live gồm: Bing, Windows Live Mail, Windows Live Messenger,....

[sửa | sửa mã nguồn]

Microsoft đã thông qua cái gọi là "Biểu tượng Pac-Man" được thiết kế bởi Scott Baker vào năm 1987. Baker tuyên bố "Biểu trưng mới, ở kiểu chữ nghiêng Helvetica, có một dấu gạch chéo giữa os để nhấn mạnh phần" mềm "của đặt tên và truyền đạt chuyển động và tốc độ."[41] Dave Norris đã thực hiện một chiến dịch trò đùa nội bộ để cứu lấy biểu tượng cũ, màu xanh lá cây, viết hoa toàn bộ và có một chữ cái huyền ảo O , biệt danh là bảng xếp hạng , nhưng nó đã bị loại bỏ.[42] Logo của Microsoft với khẩu hiệu "Tiềm năng của bạn. Niềm đam mê của chúng tôi." - bên dưới tên công ty chính - dựa trên khẩu hiệu mà Microsoft đã sử dụng vào năm 2008. Năm 2002, công ty bắt đầu sử dụng biểu tượng này tại Hoa Kỳ và cuối cùng bắt đầu một chiến dịch truyền hình với khẩu hiệu, được thay đổi so với khẩu hiệu trước đó là " Hôm nay bạn muốn đi đâu? "[43][44][45] Trong hội nghị MGX (Microsoft Global Exchange) riêng vào năm 2010, Microsoft đã tiết lộ khẩu hiệu tiếp theo của công ty, "Hãy Cái gì tiếp theo". [46] Họ cũng có khẩu hiệu / khẩu hiệu "Làm cho tất cả đều có ý nghĩa."[47]

Vào ngày 23 tháng 8 năm 2012, Microsoft đã công bố một biểu tượng công ty mới tại sự kiện khai trương cửa hàng Microsoft thứ 23 ở Boston, cho thấy sự chuyển hướng tập trung của công ty từ phong cách cổ điển sang giao diện hiện đại lấy khối làm trung tâm, mà nó sử dụng / sẽ sử dụng trên Windows. Nền tảng điện thoại, Xbox 360, Windows 8 và Bộ Office sắp ra mắt.[48] Logo mới cũng bao gồm bốn hình vuông với màu sắc của logo Windows hiện tại, được sử dụng để đại diện cho bốn sản phẩm chính của Microsoft: Windows (xanh lam), Office (đỏ), Xbox (xanh lục) và Bing (vàng) .[49] Logo cũng giống như phần mở đầu của một trong những quảng cáo cho Windows 95.[50][51]

  • Lịch sử Logo Microsoft
  • 1975–1980: Logo đầu tiên của Microsoft, vào năm 1975 1975–1980: Logo đầu tiên của Microsoft, vào năm 1975
  • 1980–1982: Logo thứ hai của Microsoft, vào năm 1980 1980–1982: Logo thứ hai của Microsoft, vào năm 1980
  • 1982–1987: Logo thứ ba của Microsoft, vào năm 1982 1982–1987: Logo thứ ba của Microsoft, vào năm 1982
  • 1987–2012: Logo "Pac-Man" của Microsoft, được thiết kế bởi Scott Baker và được sử dụng từ năm 1987 đến năm 2012[43][44] 1987–2012: Logo "Pac-Man" của Microsoft, được thiết kế bởi Scott Baker và được sử dụng từ năm 1987 đến năm 2012[43][44]
  • 2012 – nay: Logo thứ năm của Microsoft, được giới thiệu vào ngày 23 tháng 8 năm 2012[52] 2012 – nay: Logo thứ năm của Microsoft, được giới thiệu vào ngày 23 tháng 8 năm 2012[52]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Global Software Top 100 - Edition 2011”. Softwaretop100.Org. ngày 23 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ “Market Cap Rankings”. Ycharts. Zacks Investment Research. ngày 8 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Warren, Tom (8 tháng 12 năm 2016). “Microsoft finalizes $26 billion LinkedIn acquisition, reveals what's next”. The Verge. Vox Media.
  4. ^ “Microsoft buys Skype for $8.5 billion”. The Search Office Space Blog. 10 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2011.
  5. ^ Blodget, Henry (23 tháng 8 năm 2013). “And Microsoft Is Giving Up On The Software Business!”. Business Insider Australia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ “Notify The Next Of Kin”. InformationWeek. 30 tháng 6 năm 2010.
  7. ^ “Microsoft sees shares hit record high”. BBC. 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  8. ^ “Microsoft's cloud focus could mean yet more layoffs”. Engadget. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  9. ^ Keizer, Gregg (14 tháng 7 năm 2014). “Microsoft gets real, admits its device share is just 14%”. Computerworld. IDG. [Microsoft's chief operating officer] Turner's 14% came from a new forecast released last week by Gartner, which estimated Windows' share of the shipped device market last year was 14%, and would decrease slightly to 13.7% in 2014. [..] Android will dominate, Gartner said, with a 48% share this year
  10. ^ a b “Bill Gates: A Timeline”. BBC News. BBC. ngày 15 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
  11. ^ Staples, Betsy (tháng 8 năm 1984). “Kay Nishi bridges the cultural gap”. Creative Computing. 10 (8): 192. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  12. ^ Dyar, Dafydd Neal (ngày 4 tháng 11 năm 2002). “Under The Hood: Part 8”. Computer Source. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
  13. ^ Engines that move markets. Books.google.co.uk. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  14. ^ “Microsoft to Microsoft disk operating system (MS-DOS)”. Smart Computing. Sandhills Publishing Company. 6 (3). tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  15. ^ Blaxill, Mark; Eckardt, Ralph (ngày 5 tháng 3 năm 2009). “The Invisible Edge: Taking Your Strategy to the Next Level Using Intellectual Property”. Portfolio Hardcover. ISBN 1-59184-237-9. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  16. ^ “Microsoft OS/2 Announcement”. 10 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  17. ^ Allan, Roy A. (2001). A History of the Personal Computer. Allan Publishing. ISBN 978-0-9689108-0-1. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
  18. ^ “Microsoft Chronology”. CBS News. CBS Interactive. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
  19. ^ Bick, Julie (ngày 29 tháng 5 năm 2005). “The Microsoft Millionaires Come of Age”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2006.
  20. ^ “U.S. v. Microsoft: Timeline”. Wired. ngày 4 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
  21. ^ Thurrott, Paul (ngày 24 tháng 1 năm 2003). “Windows Server 2003: The Road To Gold”. winsupersite.com. Penton Media. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  22. ^ Athow, Desire (ngày 22 tháng 5 năm 2010). “Microsoft Windows 3.0 Is 20 Years Old Today!!!”. ITProPortal. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2012.
  23. ^ Miller, Michael (ngày 1 tháng 8 năm 1998). “Windows 98 Put to the Test (OS Market Share 1993–2001)”. PC Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2012.
  24. ^ McCracken, Harry (ngày 13 tháng 9 năm 2000). “A Peek at Office Upgrade”. PCWorld. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2012.
  25. ^ Waner, Jim (ngày 12 tháng 11 năm 2004). “Novell Files WordPerfect Suit Against Microsoft”. internetnews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2012.
  26. ^ “Competitive Impact Statement: U.S. v. Microsoft Corporation”. Justice.gov. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011.
  27. ^ Borland, John (ngày 15 tháng 4 năm 2003). “Victor: Software empire pays high price”. CNET. CBS Interactive. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010.
  28. ^ Cope, Jim (tháng 3 năm 1996). “New And Improved”. Smart Computing. Sandhills Publishing Company. 4 (3). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010.
  29. ^ Pietrek, Matt (1996). “Windows 95 Programming Secrets” (PDF). IDG. ISBN 1-56884-318-6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  30. ^ Thurrott, Paul (ngày 31 tháng 5 năm 2005). “MSN: The Inside Story”. winsupersite.com. Penton Media. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
  31. ^ “Marketplace: News Archives”. Marketplace. American Public Media. ngày 15 tháng 7 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2013.
  32. ^ Tilly, Chris. “The History of Microsoft Windows CE”. HPC:Factor. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  33. ^ Markoff, John (ngày 20 tháng 6 năm 2002). “Fears of Misuse of Encryption System Are Voiced”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2010.
  34. ^ Stajano, Frank (2003). “Security for whom? The shifting security assumptions of pervasive computing” (PDF). Software Security—Theories and Systems. Lecture notes in computer science. Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 2609: 16–27. doi:10.1007/3-540-36532-X_2. ISBN 978-3-540-00708-1. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.
  35. ^ “United States v. Microsoft”. U.S. Department of Justice. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2005.
  36. ^ Jackson, Thomas Penfield (ngày 5 tháng 11 năm 1999). “U.S. vs. Microsoft findings of fact”. U.S. Department of Justice. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  37. ^ Thurrott, Paul (ngày 26 tháng 10 năm 2001). “WinInfo Short Takes: Windows XP Launch Special Edition”. Windows IT Pro. Penton Media. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010.
  38. ^ “NPD Reports Annual 2001 U.S. Interactive Entertainment Sales Shatter Industry Record”. Business Wire. CBS Interactive. ngày 7 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2007.
  39. ^ “Microsoft hit by record EU fine”. CNN. ngày 25 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
  40. ^ “Commission Decision of 24.03.2004 relating to a proceeding under Article 82 of the EC Treaty (Case COMP/C-3/37.792 Microsoft)” (PDF). Commission of the European Communities. ngày 21 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2005.
  41. ^ Jha, Lakshman (2008). Customer Relationship Management: A Strategic Approach. Global India Publications. tr. 218. ISBN 978-81-907211-2-7. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2015.
  42. ^ Osterman, Larry (14 tháng 7 năm 2005). “Remember the blibbet”. Larry Osterman's WebLog. Microsoft. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2020.
  43. ^ a b “The Rise and Rise of the Redmond Empire”. Wired. Condé Nast. tháng 12 năm 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  44. ^ a b Schmelzer, Randi (9 tháng 1 năm 2006). “McCann Thinks Local for Global Microsoft”. Adweek. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  45. ^ Reimer, Jeremy (23 tháng 1 năm 2006). “Microsoft set to launch new marketing campaign”. Ars Technica. Condé Nast Digital. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  46. ^ Topolsky, Joshua (22 tháng 7 năm 2010). “New Microsoft brand logos, company tagline revealed at MGX event? (update: no new logos, tagline is a go)”. Engadget. AOL. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  47. ^ InfoWorld Media Group, Inc. (1991). InfoWorld. InfoWorld Media Group, Inc. tr. 26. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  48. ^ Meisner, Jeffrey (23 tháng 8 năm 2012). “Microsoft Unveils a New Look”. The Official Microsoft Blog. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2012.
  49. ^ Eric, Steven H. (23 tháng 8 năm 2012). “NEW MICROSOFT LOGO REVEALED”. Flapship.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2012.
  50. ^ “Microsoft's new logo has ties to the past”. 23 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2012.
  51. ^ “Microsoft's logo is not new, it's from 1995”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2012.
  52. ^ “Microsoft Unveils a New Look”. Microsoft. tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Công ty Microsoft
  • Windows
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Microsoft.
  • x
  • t
  • s
  • Lịch sử
  • Tất cả chủ đề
Nhân vật
Sáng lập
  • Bill Gates
  • Paul Allen
Hội đồng quản trị
  • John W. Thompson (Chủ tịch)
  • Satya Nadella (CEO)
  • Charles Noski
  • Helmut Panke
  • John W. Stanton
  • Reid Hoffman
  • Sandi Peterson
  • Penny Pritzker
  • Charles Scharf
  • Arne Sorenson
  • Padmasree Warrior
Ban lãnh đạo cấp cao
  • Satya Nadella (CEO)
  • Scott Guthrie
  • Amy Hood (CFO)
  • Brad Smith (CLO)
  • Harry Shum
  • Phil Spencer
  • Kathleen Hogan (CPO)
Các phó chủ tịch
  • Joe Belfiore
  • Richard Rashid (SVP)
  • César Cernuda
  • Panos Panay (CVP)
Các sản phẩm
Phần cứng
  • Azure Kinect
  • HoloLens
  • LifeCam
  • LifeChat
  • Surface
    • Hub
    • Go
    • Laptop
    • Laptop Go
    • Pro
    • Studio
    • Duo
    • Neo
  • Xbox
Phần mềm
  • Microsoft 365
  • Clipchamp
  • Dynamics
  • Havok
  • Open source software
  • Office
  • Power Platform
  • Servers
  • Tay
  • Visual Studio
  • Visual Studio Code
  • Windows
  • Xbox OS
Ngôn ngữ lập trình
  • BASIC
    • VB.NET
    • VBA
    • VBScript
    • Visual Basic
  • C#
  • C/AL a.k.a Navision Attain
  • F#
  • MVPL
  • Power Fx
  • PowerShell
  • Transact-SQL
  • TypeScript
  • Q#
  • Visual J#
  • Visual J++
Thuộc tính web
  • Azure
  • Bing
  • Docs
    • Channel 9
    • Developer Network
    • TechNet
  • GitHub
  • LinkedIn
    • LinkedIn Learning
  • MSN
  • Outlook.com
  • Store
  • Translator
Tập đoàn
Các cuộc hội thảo
  • Build
  • MIX
  • PDC
  • TechEd
  • WinHEC
  • WPC
Bộ phận
  • Engineering groups
    • Mobile
    • Skype unit
  • Digital Crimes Unit
  • Garage
  • Press
  • Research
  • .NET Foundation
  • Outercurve Foundation
  • Xbox Game Studios
Các trụ sở
  • Khuôn viên Microsoft Redmond
  • Microsoft Talo
  • Microsoft Algeria
  • Microsoft Ai Cập
  • Microsoft Ấn Độ
  • Microsoft Nhật Bản
Phê bình
  • Bundling of Microsoft Windows
  • Clippy
  • iLoo
  • Internet Explorer
  • Microsoft Bob
  • _NSAKEY
  • Windows
    • XP
    • Vista
    • 10
Tranh chấp
  • Alcatel-Lucent v. Microsoft
  • Apple v. Microsoft
  • European Union Microsoft competition case
  • Microsoft v. Lindows
  • Microsoft v. MikeRoweSoft
  • Microsoft v. Shah
  • United States v. Microsoft (vụ kiện chống độc quyền năm 2001)
  • Microsoft Ireland case
Các thương vụ
  • 6Wunderkinder
  • Access Software
  • Acompli
  • Altamira Software
  • AltspaceVR
  • aQuantive
  • Azyxxi
  • The Blue Ribbon SoundWorks
  • Beam
  • Bungie
  • Calista Technologies
  • Clipchamp
  • Colloquis
  • Compulsion Games
  • Connectix
  • Consumers Software
  • Danger
  • Double Fine Productions
  • Farecast
  • FASA Studio
  • Fast Search & Transfer
  • Firefly
  • Forethought
  • GIANT Company Software
  • GitHub
  • GreenButton
  • Groove Networks
  • Havok Group
  • High Heat Major League Baseball
  • Hotmail
  • inXile Entertainment
  • Jellyfish.com
  • LinkedIn
  • LinkExchange
  • Lionhead Studios
  • Maluuba
  • Massive Incorporated
  • Metaswitch
  • Mobile Data Labs
  • Mojang Studios
  • Ninja Theory
  • Thiết bị và Dịch vụ Nokia
  • npm
  • Nuance Communications
  • Obsidian Entertainment
  • Onfolio
  • Pando Networks
  • Perceptive Pixel
  • Playground Games
  • PlaceWare
  • Powerset
  • Press Play
  • ProClarity
  • Rare
  • Revolution Analytics
  • RiskIQ
  • ScreenTonic
  • Secure Islands
  • Simplygon
  • Skype
  • Sunrise Atelier
  • SwiftKey
  • Winternals Software
  • Teleo
  • Tellme Networks
  • Twisted Pixel Games
  • Undead Labs
  • Vermeer Technologies
  • Visio Corporation
  • Vivaty
  • VoloMetrix
  • VXtreme
  • WebTV Networks
  • Xamarin
  • Xandr
    • AppNexus
  • Yammer
  • Yupi
  • ZeniMax Media
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons
  • x
  • t
  • s
Các công ty công nghệ thông tin chủ chốt
  • Các công ty công nghệ lớn nhất
  • Danh sách các công ty Internet lớn nhất
  • Danh sách dẫn đầu doanh số bán hàng sản phẩm bán dẫn theo năm
Tư vấn vàgia công phần mềm
  • Accenture
  • Atos
  • Booz Allen Hamilton
  • BT
  • CACI
  • Capgemini
  • CGI Group
  • Cognizant
  • Computer Sciences Corporation
  • Deloitte
  • Dell Services
  • Digital China
  • Fujitsu
  • HCL Technologies
  • Hitachi Consulting
  • HP Enterprise Services
  • IBM Global Services
  • Indra Sistemas
  • Infosys
  • KPMG
  • NEC
  • NTT DATA
  • Orange Business Services
  • Tata Consultancy Services
  • T-Systems
  • Unisys
  • Wipro
Hình ảnh
  • Canon
  • HP
  • Kodak
  • Konica Minolta
  • Kyocera
  • Lexmark
  • Nikon
  • Olympus
  • Ricoh
  • Samsung
  • Seiko Epson
  • Sharp
  • Sony
  • Toshiba
  • Xerox
Thông tin lưu trữ
  • Dell
  • Dell EMC
  • Fujitsu
  • Hitachi Data Systems
  • HP
  • IBM
  • Kingston
  • NetApp
  • Netflix
  • Oracle
  • Samsung
  • SanDisk
  • Seagate
  • Sony
  • Western Digital
Internet
  • Alibaba
  • Amazon.com
  • AOL
  • Baidu
  • eBay
  • Facebook
  • Flipkart
  • Google
  • Groupon
  • IAC
  • JD.com
  • Microsoft
  • NHN
  • NetEase
  • Rakuten
  • Salesforce.com
  • Tencent
  • Twitter
  • Yahoo!
  • Yandex
Mainframes
  • Fujitsu
  • IBM
Thiết bị di động
  • Acer
  • Amazon.com
  • Apple
  • Asus
  • BlackBerry
  • HTC
  • Huawei
  • Karbonn
  • Lava (XOLO)
  • Lenovo
  • LG
  • Micromax
  • Microsoft Mobile
  • Motorola Mobility
  • Panasonic
  • Samsung
  • Sony
  • TCL (Alcatel)
  • VinSmart
  • Xiaomi
  • YU Televentures
  • ZTE
Thiết bị mạng
  • Alcatel-Lucent
  • Avaya
  • Cisco
  • Ericsson
  • Fujitsu
  • HP
  • Huawei
  • Juniper
  • Mitsubishi Electric
  • Motorola Solutions
  • NEC
  • Nokia Networks
  • Samsung
  • Sony
  • ZTE
OEMs
  • Celestica
  • Compal Electronics
  • Flextronics
  • Foxconn
  • Jabil
  • Pegatron
  • Quanta
  • Sanmina-SCI
  • TPV Technology
  • Wistron
Máy tính cá nhân và máy chủ
  • Acer
  • Apple
  • Asus
  • Dell
  • Fujitsu
  • HP
  • Lenovo
  • LG
  • NEC
  • Samsung
  • Sony
  • Toshiba
Chỉ Server
  • Cisco
  • IBM
  • Oracle
Điểm bán hàng
  • IBM
  • NCR
  • Toshiba
Linh kiện bán dẫn
  • Advanced Micro Devices
  • Broadcom
  • Freescale Semiconductor
  • Fujitsu
  • Infineon Technologies
  • Integrated Microelectronics, Inc.
  • Intel
  • LG
  • Marvell Technology Group
  • MediaTek
  • Micron Technology
  • NVIDIA
  • NXP
  • ON Semiconductor
  • Panasonic
  • Qualcomm
  • Renesas Electronics
  • Samsung
  • SK Hynix
  • Sony
  • STMicroelectronics
  • Texas Instruments
  • Toshiba
Workstation
  • GlobalFoundries
  • SMIC
  • TowerJazz
  • TSMC
  • United Microelectronics Corporation
Phần mềm
  • Adobe
  • Apple
  • Autodesk
  • CA
  • Google
  • HP
  • IBM
  • Intuit
  • McAfee
  • Microsoft
  • Oracle
  • SAP
  • Symantec
  • VMware
Dịch vụ viễn thông
  • Airtel
  • América Móvil
  • AT&T
  • Bell Canada
  • BT
  • CenturyLink
  • China Mobile
  • China Telecom
  • China Unicom
  • Comcast
  • Deutsche Telekom
  • Hutchison
  • KDDI
  • KPN
  • KT
  • MTS
  • NTT
  • NTT DoCoMo
  • Oi
  • Orange
  • SK Telecom
  • SoftBank Mobile
  • Sprint Corporation
  • Telecom Italia
  • Telefónica
  • Verizon
  • VimpelCom
  • Vivendi
  • Vodafone
Doanh thu theo FY2010/11: nhóm 1-11 - trên 3 tỉ USD; nhóm 12 - trên 10 tỉ USD; nhóm 13 - trên 2 tỉ USD; nhà máy bán dẫn - trên 0,5 tỉ USD
  • x
  • t
  • s
Các công ty trong chỉ số NASDAQ-100
  • 21st Century Fox
  • Activision Blizzard
  • Adobe Systems
  • Akamai Technologies
  • Alexion Pharmaceuticals
  • Alphabet
  • Amazon.com
  • Tập đoàn American Airlines
  • Amgen
  • Analog Devices
  • Apple
  • Applied Materials
  • Autodesk
  • Automatic Data Processing
  • Baidu
  • Bed Bath & Beyond
  • Biogen
  • BioMarin Pharmaceutical
  • Broadcom Limited
  • CA Technologies
  • Celgene
  • Cerner
  • Charter Communications
  • Check Point
  • Cisco Systems
  • Citrix Systems
  • Cognizant
  • Comcast
  • Costco
  • CSX
  • Ctrip.com International
  • Dentsply Sirona
  • Discovery Communications
  • Dish Network
  • Dollar Tree
  • eBay
  • Electronic Arts
  • Expedia
  • Express Scripts
  • Facebook
  • Fastenal
  • Fiserv
  • Gilead Sciences
  • Henry Schein
  • Illumina
  • Incyte
  • Intel
  • Intuit
  • Intuitive Surgical
  • JD.com
  • Kraft Heinz
  • Lam Research
  • Liberty Global
  • Liberty Interactive
  • Marriott International
  • Mattel
  • Maxim Integrated Products
  • Microchip Technology
  • Micron Technology
  • Microsoft
  • Mondelez International
  • Monster Beverage
  • Mylan
  • NetApp
  • NetEase
  • Netflix
  • Norwegian Cruise Line Holdings
  • NVIDIA
  • NXP Semiconductors
  • O'Reilly Auto Parts
  • Paccar
  • Paychex
  • PayPal
  • Qualcomm
  • Regeneron
  • Ross Stores
  • SBA Communications
  • Seagate Technology
  • Shire
  • Sirius XM Holdings
  • Skyworks Solutions
  • Starbucks
  • Stericycle
  • Symantec
  • T-Mobile US
  • Tesla Motors
  • Texas Instruments
  • The Priceline Group
  • Tractor Supply Company
  • TripAdvisor
  • Ulta Salon, Cosmetics & Fragrance
  • Verisk Analytics
  • Vertex Pharmaceuticals
  • Viacom
  • Vodafone
  • Walgreens Boots Alliance
  • Western Digital
  • Whole Foods Market
  • Xilinx
  • Yahoo!
  • x
  • t
  • s
Thành phần của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones
  • 3M
  • American Express
  • Amgen
  • Apple
  • Boeing
  • Caterpillar
  • Chevron
  • Cisco
  • Coca-Cola
  • Disney
  • Dow
  • Goldman Sachs
  • Home Depot
  • Honeywell
  • IBM
  • Intel
  • Johnson & Johnson
  • JPMorgan Chase
  • McDonald's
  • Merck
  • Microsoft
  • Nike
  • Procter & Gamble
  • Salesforce
  • Travelers
  • UnitedHealth
  • Verizon
  • Visa
  • Walgreens Boots Alliance
  • Walmart

Từ khóa » Ms Sản