Microsoft Windows – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về một hệ điều hành. Đối với nội dung khác cùng tên, xem Windows (định hướng). Microsoft Windows
Nhà phát triểnMicrosoft
Kiểu mã nguồn
  • Mã nguồn đóng
  • chia sẻ (thông qua Sáng kiến nguồn chia sẻ)
Phát hànhlần đầu20 tháng 11 năm 1985; 39 năm trước (1985-11-20)
Phiên bảnmới nhất23H2 (10.0.22631.4169) (10 tháng 9 năm 2024; 3 tháng trước (2024-09-10)[1]) [±]
Bản xem trướcmới nhất Kênh Release Preview

24H2 (10.0.26100.1301) (30 tháng 7 năm 2024; 4 tháng trước (2024-07-30)[2][3]) [±]

Kênh Beta

23H2 (10.0.22635.4010) (9 tháng 8 năm 2024; 4 tháng trước (2024-08-09)[4]) [±]

Kênh Dev

24H2 (10.0.26120.1350) (9 tháng 8 năm 2024; 4 tháng trước (2024-08-09)[5]) [±]

Kênh Canary 10.0.26257.5000 (24 tháng 7 năm 2024; 5 tháng trước (2024-07-24)[6]) [±]
Đối tượngtiếp thịMáy tính cá nhân
Có hiệu lựctrong138 ngôn ngữ[7]
Phương thứccập nhật
  • Windows Update
  • Microsoft Store
  • Windows Server Update Services (WSUS)
Hệ thốngquản lý góiWindows Installer (.msi, .msix, .msp), Microsoft Store (.appx, .appxbundle),[8] Windows Package Manager
Nền tảngIA-32, x86-64, ARM, ARM64 Trước đây: 16-bit x86, DEC Alpha, MIPS, PowerPC, Itanium
Loại nhân
  • Họ Windows NT: Nhân lai
  • Họ Windows CE: Nhân lai
  • Họ Windows 9x trở về trước: Nhân nguyên khối (MS-DOS)
Giao diệnmặc địnhWindows Shell
Giấy phépđộc quyền Phần mềm thương mại
Websitechính thứcwindows.com

Microsoft Windows (Windows) là một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính. Các dòng Windows hiện tại gồm Windows NT, Windows Embedded Compact và Windows Phone; chúng có thể bao gồm các phân họ, ví dụ như Windows Embedded Compact (Windows CE) hoặc Windows Server. Các dòng gia đình Windows đã bị ngừng gồm Windows 9x, Windows Mobile và Windows Phone.

Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành có tên là Windows vào 20 tháng 11 năm 1985 như một giao diện hệ điều hành đồ hoạ cho MS-DOS để đáp ứng với sự quan tâm ngày càng tăng với các giao diện người dùng đồ hoạ (GUI).[9] Microsoft Windows dần chiếm ưu thế trong thị trường máy tính cá nhân thế giới với hơn 90% thị phần, vượt qua Mac OS, đã được giới thiệu năm 1984. Tuy nhiên, từ 2012, thị phần của nó đã bị tụt lại so với Android, trước khi trở thành hệ điều hành phổ biến nhất năm 2014, khi tính tất cả các nền tảng máy tính mà Windows chạy (giống như Android)

Tính đến tháng 1 năm 2022, phiên bản cập nhật mới nhất cho PC, máy tính bảng và các hệ thống nhúng là Windows 11 đã được phát hành. Phiên bản cập nhật mới nhất dành cho máy chủ, là Windows Server 2019 20H2 và phiên bản Windows chuyên dụng chạy trên hệ máy chơi video game Xbox One.[10].

Các dòng sản phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo mục đích tiếp thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Microsoft, nhà phát triển của Windows, đã đăng ký nhiều nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu nhằm biểu thị cho một họ hệ điều hành Windows được nhắm vào một phần cụ thể của ngành công nghiệp máy tính. Tính đến năm 2014, các họ Windows đang được phát triển tích cực là:

  • Windows NT: Được bắt đầu dưới dạng một họ hệ điều hành với Windows NT 3.1, một hệ điều hành cho máy chủ và máy trạm. Phiên bản mới nhất là Windows 11. Đối thủ chính của họ này là hệ điều hành macOS của Apple Inc. Họ này được phân ra thành ba họ hệ điều hành con được phát hành gần như cùng lúc và chia sẻ chung một nhân (Core), bao gồm:
    • Windows 10X: Hệ điều hành cho các thiết bị ARM, sau đó bị khai tử bởi Microsoft.
    • Windows Server: Hệ điều hành dành cho máy chủ. Phiên bản mới nhất là Windows Server 2022. Không giống như các phiên bản cho khách hàng, các hệ điều hành trong họ này đều được đặt tên theo quy luật (Windows Server + tên năm phát hành). Đối thủ chính của họ này là hệ điều hành Linux.
    • Windows PE: Một phiên bản nhẹ của Windows được tạo ra để vận hành như một hệ điều hành trực tiếp, được sử dụng để cài đặt Windows trên các máy tính hoàn toàn mới (đặc biệt khi phải cài đặt nhiều máy tính cùng lúc), hoặc sử dụng với mục đích phục hồi hoặc sửa lỗi. Phiên bản mới nhất là Windows PE 10.0.10586.0.
  • Windows IoT: Ban đầu, Microsoft phát triển Windows CE dưới dạng một hệ điều hành mục đích chung cho tất cả các thiết bị có tài nguyên (cấu hình phần cứng) hạn chế. Sau đó, Windows CE lại được đổi tên thành Windows Embedded Compact và được xếp lại dưới thương hiệu Windows Compact cũng được bao gồm Windows Embedded Industry, Windows Embedded Professional, Windows Embedded Standard, Windows Embedded Handheld và Windows Embedded Automotive.[11]

Các họ Windows sau không còn được phát triển nữa:

  • Windows 9x: Hệ điều hành được nhắm vào thị trường tiêu dùng. Họ này đã bị ngừng phát triển do làm việc không còn hiệu quả. (PC World còn gọi phiên bản cuối của nó, Windows ME, là một trong những sản phẩm tệ nhất mọi thời đại.)[12] Microsoft nay dùng Windows NT cho thị trường tiêu dùng.
  • Windows Mobile: Phiên bản tiền nhiệm của Windows Phone, là một hệ điều hành cho điện thoại di động. Phiên bản đầu tiên có tên là Pocket PC 2000; phiên bản thứ ba, Windows Mobile 2003 là phiên bản đầu tiên có thương hiệu Windows Mobile. Phiên bản cuối cùng là Windows Mobile 6.5.
  • Windows Phone: Hệ điều hành chỉ được bán cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh. Phiên bản đầu tiên là Windows Phone 7, và phiên bản cuối là Windows 10 Mobile

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Danh sách các phiên bản Microsoft Windows

Thuật ngữ Windows thường được dùng để mô tả chung bất kỳ hoặc tất cả thế hệ hệ điều hành của Microsoft. Những sản phẩm này thường được phân loại như sau:

Các phiên bản đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows 1.0, Windows 2.0, và Windows 2.1x
Windows 1.0, phiên bản đầu tiên, ra mắt năm 1985

Tháng Chín năm 1981, Chase Bishop, một kĩ sư tin học đã thiết kế mẫu thiết bị điện tử đầu tiên và dự án "Interface Manager" được bắt đầu. Nó được công bố vào tháng 11 năm 1983 dưới cái tên "Windows" (Cửa sổ), nhưng mãi đến tháng 11 năm 1985, Windows 1.0 mới được ra mắt.[13] Windows 1.0 được cho là cạnh tranh với hệ điều hành của Apple nhưng lại ít phổ biến hơn. Windows 1.0 là bản mở rộng của MS-DOS. Giao diện của Windows 1.0 thường được biết đến với cái tên MS-DOS Executive. Các tiện ích bao gồm Máy tính (Calculator), Lịch (Calendar), Cardfile (trình quản lý thông tin cá nhân), trình xem bộ nhớ tạm, Đồng hồ (Clock), Bảng điều khiển (Control Panel), Notepad, Paint (Vẽ), Trò chơi Reversi, Dòng lệnh (Command) và Viết (Write). Windows 1.0 không cho phép chồng xếp các cửa sổ. Chỉ có một số hộp thoại mới được chồng lên các cửa sổ khác.

Windows 2.0 ra mắt vào tháng 12 năm 1987 và còn phổ biến hơn phiên bản tiền nhiệm. Các tính năng bao gồm cải thiện giao diện và quản lý bộ nhớ.[cần dẫn nguồn]Windows 2.0 đã bắt cho phép các cửa sổ xếp chồng lên nhau. Sau sự thay đổi này, Apple đã cáo buộc Microsoft vi phạm bản quyền của mình.[14][15] Windows 2.0 còn thêm vào các phím tắt bằng bàn phím và có thể sử dụng với bộ nhớ ngoài.

Windows 2.1 ra mắt với 2 phiên bản: Windows/286 và Windows/386. Windows/386 sử dụng chế độ ảo hóa 8086 của Intel 80386 để chạy nhiều chương trình DOS. Windows/286, đúng như tên gọi, chạy trên Intel 8086 và Intel 80286. Nó chạy trên chế độ thực nhưng có thể dùng vùng bộ nhớ lớn.

Windows 3.x

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows 3.0 và Windows 3.1x
Windows 3.0, phát hành năm 1990

Windows 3.0 được ra mắt vào năm 1990 đã cải tiến thiết kế, chủ yếu nhờ dung lượng bộ nhớ ảo và VxDs cho phép Windows chia sẻ các thiết bị tùy ý giữa các chương trình đa nhiệm MS-DOS.[cần dẫn nguồn]Các ứng dụng trên Windows 3.0 có thể chạy trong chế độ bảo vệ giúp cho chúng truy cập đến một vài megabyte bộ nhớ mà không cần phải tham gia vào quá trình bộ nhớ ảo. Windows 3.0 cũng thêm vào một số cải tiến mới cho giao diện người dùng. Microsoft viết lại các hoạt động quan trọng từ C sang hợp ngữ. Windows 3.0 là phiên bản Windows đầu tiên đạt được thành công thương mại lớn. bán được 2 triệu bản trong 6 tháng đầu.[16][17]

Windows 3.1 phát hành rộng rãi vào 1 tháng 3 năm 1992 cho thấy một sự đổi mới. Tháng Tám 1993, Windows cho Workgroups, một phiện bản đặc biệt kèm theo giao thức mạng ngang hàng và cái tên Windows 3.11 được ra mắt và được bán cùng Windows 3.1. Các hỗ trợ cho Windows 3.1 kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2001.[18]

Windows 3.2, được phát hành năm 1994, là một phiên bản cập nhật cho phiên bản tiếng Trung của Windows 3.1.[19] Bản cập nhật chỉ được phát hành cho phiên bản ngôn ngữ này, và cũng chỉ sửa các lỗi liên quan đến hệ thống viết phức tạp của tiếng Trung.[20] Windows 3.2 được bán ra rộng rãi bởi các hãng sản xuất máy tính với một phiên bản MS-DOS 10 đĩa cùng có ký tự tiếng Trung Giản thể trong các đầu ra cơ bản và một số tiện ích đã được biên dịch.

Windows 9X

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows 95, Windows 98, và Windows ME
Windows 95 - Một hệ điều hành thuộc họ Windows 9X

Phiên bản tiêu dùng theo định hướng lớn tiếp theo và có lẽ là lớn nhất của Windows là Windows 95, được ra mắt vào 24 tháng 8 năm 1995. Trong khi vẫn phụ thuộc vào MS-DOS, Windows 95 được giới thiệu là hỗ trợ các ứng dụng 32-bit, phần cứng Plug and Play, đa nhiệm ưu tiên, tên tập tin dài đến 255 ký tự và cung cấp tăng tính ổn định hơn người tiền nhiệm. Windows 95 cũng giới thiệu một giao diện mới, hướng tới đối tượng, thay thế Trình quản lý chương trình bằng Menu Start, thanh điều hướng và Windows Explorer. Windows 95 là một thành công thương mại lớn cho Microsoft; Ina Fried của CNET nhận xét rằng "vào thời điểm Windows 95 cuối cùng cũng bị khai tử trên thị trường năm 2001, nó đã trở thành vật bất ly thân với mọi máy tính để bàn khắp thế giới."[21] Microsoft đã phát hành bốn bản OSR (OEM Service Releases) cho Windows 95 mỗi bản tương đương với một bản service pack. Bản OSR đầu tiên phiên bản đầu tiên của Windows được đi kèm với trình duyệt web của Microsoft, Internet Explorer.[22] Hỗ trợ chính cho Windows 95 kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2000 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2001.[23]

Windows 95 được tiếp nối bằng sự ra mắt của Windows 98 vào 25 tháng 6 năm 1998, giới thiệu Windows Driver Model, hỗ trợ các thiết bị USB tổng hợp, ACPI, chế độ ngủ đông và các thiết lập đa màn hình. Windows 98 cũng kèm theo Internet Explorer 4. Tháng Năm 1999, Microsoft ra mắt Windows 98 Second Edition, một bản cập nhật cho Windows 98. Windows 98 SE thêm vào Internet Explorer 5 (thêm tính năng Internet), Windows Media Player 6.2 và Connect To Internet (Internet Connection Wizard) cùng với một số nâng cấp khác. Hỗ trợ chính cho Windows 98 kết thúc vào 30 tháng 6 năm 2002 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 11 tháng 7 năm 2006.[24]

Ngày 14 Tháng Chín 2000, Microsoft ra mắt Windows ME (Millennium Edition), phiên bản Windows dựa trên nền MS-DOS cuối cùng. Windows ME kết hợp cải tiến giao diện trực quan của nó từ Windows 2000 dựa trên nền Windows NT, có thời gian khởi động nhanh hơn các phiên bản trước (tuy nhiên, nó yêu cầu loại bỏ các khả năng truy cập vào một chế độ thực môi trường DOS, loại bỏ khả năng tương thích với một số chương trình cũ),[25] mở rộng chức năng đa phương tiện (bao gồm Windows Media Player 7, Windows Movie Maker và Windows Image Acquisition để nhận ảnh từ máy scan và máy ảnh kỹ thuật số), một số tiện ích tuỳ chọn như Bảo vệ tập tin hệ thống (System File Protection) và Khôi phục hệ thống (System Restore) và cập nhật các công cụ mạng ở nhà.[26] Tuy nhiên, Windows ME đã phải đối mặt với những lời chỉ trích do tốc độ và sự bất ổn định của nó, cùng với vấn đề tương thích phần cứng và sự loại bỏ hỗ trợ chế độ thực nền DOS. PC World đã cho Windows ME là hệ điều hành tồi nhất mà Microsoft đã từng phát hành, và là sản phẩm công nghệ tồi thứ 4 mọi thời đại.[12]

Windows NT

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows NT
Logo Windows NT

Các phiên bản đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng Mười Một 1988, một nhóm lập trình từ Microsoft bắt đầu làm việc với một phiên bản mới của IBM và OS/2 của Microsoft với cái tên "NT OS/2". NT OS/2 được dự định là một hệ điều hành bảo mật, nhiều người dùng với khả năng tương thích POSIX nhân di động với khả năng đa nhiệm ưu tiên và hỗ trợ nền tảng đa nhân. Tuy nhiên với thành công của Windows 3.0, nhóm NT đã quyết định làm lại dự án với bản 32-bit của Windows API với cái tên Win32 thay vì OS/2. Win32 duy trì cấu trúc tương tự như Windows API (cho phép ứng dụng Windows hiện có thể dễ dàng được chuyển đến các nền tảng khác) nhưng vẫn hỗ trợ nhân NT đã có. Sau khi được phê duyệt bởi các nhân viên của Microsoft, các lập trình viên tiếp tục với bản gọi là Windows NT, phiên bản 32-bit đầu tiên của Windows. Tuy nhiên, IBM đã phản đối những thay đổi trên và cuối cùng tự tiếp tục phát triển OS/2 theo riêng họ.[27][28]

Bản phát hành đầu tiên của hệ điều hành này, Windows NT 3.1 (được đặt tên để liên kết với Windows 3.1) được phát hành tháng 7 năm 1993, với các phiên bản cho các máy trạm để bàn và máy chủ. Windows NT 3.5 được phát hành tháng 9 năm 1994, tập trung cải thiện hiệu suất và hỗ trợ NetWare của Novell, và được tiếp nối bởi Windows NT 3.51 vào tháng 5 năm 1995, bao gồm một số cải thiện và hỗ trợ cấu trúc PowerPC. Windows NT 4.0 được phát hành tháng 6 năm 1996, giới thiệu một giao diện được thiết kế mới của Windows 95 lên dòng NT. Ngày 17 tháng 2 năm 2000, Microsoft phát hành Windows 2000, phiên bản kế tiếp Windows NT 4.0. Cái tên Windows NT đến lúc đó đã bị lược đi nhằm tập trung nhiều hơn nữa vào nhãn hiệu Windows.[28]

Windows XP

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows XP
Logo Windows XP

Phiên bản lớn tiếp theo của Windows, Windows XP được ra mắt vào 25 tháng 10 năm 2001. Windows XP được giới thiệu để nhằm hợp nhất dòng Windows 9x hướng tới người tiêu dùng với cấu trúc được giới thiệu trong Windows NT, một thay đổi mà Microsoft đã hứa hẹn sẽ cung cấp một hiệu suất tốt hơn so với các phiên bản trước dựa trên DOS. Windows XP cũng giới thiệu một giao diện người dùng được thiết kế mới (bao gồm menu Start được cập nhật và một phiên bản Windows Explorer được "hướng tới các tác vụ"), các tính năng đa phương tiện và mạng, Internet Explorer 6, tích hợp với dịch vụ .NET Passport của Microsoft, các chế độ giúp tương thích với các phần mềm được thiết kế cho các phiên bản Windows trước, và tính năng Remote Assistance.[29]

Windows XP được phân phối và bán lẻ theo 2 phiên bản chính: phiên bản "Home" hướng tới người tiêu dùng, còn bản "Professional" hướng tới môi trường doanh nghiệp và người dùng chuyên nghiệp, và còn kèm theo các tính năng mạng và bảo mật tuỳ chọn. Hai phiên bản trên sau đó được đi kèm với bản "Media Center" (dành cho PC để giải trí tại nhà với trọng tâm là hỗ trợ chơi DVD, card TV, chức năng ghi hình DVR và điều khiển từ xa) và bản "Tablet PC" (được thiết kế cho các thiết bị di động đáp ứng thông số kỹ thuật của nó cho một máy tính bảng, hỗ trợ bút cảm ứng)[30][31][32] Hỗ trợ chính cho Windows XP kết thúc vào 14 tháng 4 năm 2009. Hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 8 tháng 4 năm 2014.[33]

Sau Windows 2000, Microsoft còn đổi kế hoạch ra mắt cho các hệ điều hành máy chủ; phiên bản cho máy chủ của Windows XP, Windows Server 2003 được ra mắt vào tháng 4 năm 2003.[28] Phiên bản tiếp theo của nó là Windows Server 2003 R2 ra mắt vào tháng 12 năm 2005.

Windows Vista

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows Vista

Sau một thời gian phát triển dài, Windows Vista được ra mắt vào 30 tháng 11 năm 2006 cho cấp phép số lượng lớn và vào 30 tháng 1 năm 2007 cho người tiêu dùng và nó đi cùng phiên bản dành cho máy chủ, Windows Server 2008 được ra mắt vào năm 2008. Nó chứa một số tính năng mới như giao diện mới (Aero Theme), đặc biệt tập trung vào bảo mật, vấn đề mà mọi người dùng Windows XP vào thời đó luôn gặp phải. Nó được chia ra thành nhiều phiên bản và là đề tài của nhiều lời chỉ trích. Tuy nhiên, phiên bản này đã thất bại thảm hại do yêu cầu cấu hình khá cao so với cấu hình máy tính thời đó. Dù cho như thế, Windows Vista là 1 sự nâng cấp lớn của phiên bản Windows XP trước đó. Một trong số thành phần của Windows Vista vẫn làm nền tảng cho các phiên bản Windows sau, các thay đổi lớn như chuyển giao diện cài đặt DOS trên Windows XP sang giao diện GUI trên Windows PE trực quan hơn. Windows không hỗ trợ cài đặt trên phân vùng FAT32 nữa, cùng với rất nhiều cải tiến khác.

Windows 7

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows 7
Giao diện màn hình chính của Windows 7

Ngày 22 tháng 7 năm 2009, Windows 7 và Windows Server 2008 R2 ra mắt bản RTM, và được ra mắt chính thức vào 22 tháng 10 năm 2009. Windows 7 được dự định là tập trung hơn, là bản nâng cấp lớn vào dòng Windows, với mục tiêu là tương thích với các ứng dụng và phần cứng mà Windows Vista đã tương thích.[34] Windows 7 hỗ trợ cảm ứng đa điểm, giao diện cải tiến với thanh điều hướng mới, hệ thống mạng nhà gọi là HomeGroup[35] và cải thiện hiệu năng. Windows 7 còn là một trong những phiên bản Windows còn nhiều người dùng cho đến hiện nay, dù cho Windows 7 đã kết thúc hỗ trợ vào ngày 14 tháng 1 năm 2020.

Windows 8 và 8.1

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows 8 và Windows 8.1

Windows 8, kế nhiệm Windows 7, được chính thức ra mắt vào 26 tháng 10 năm 2012. Một số thay đổi đáng kể đã được thực hiện trên Windows 8, bao gồm giao diện Metro mới (sau đổi thành Modern vì lý do bản quyền) thích hợp cho các thiết bị cảm ứng như máy tính bảng và máy tính AIO. Các thay đổi này bao gồm màn hình Start sử dụng các ô lớn để dễ dàng hơn trong cảm ứng và hiển thị các thông tin cập nhật, các ứng dụng mới được thiết kế dành riêng cho cảm ứng. Các thay đổi khác gồm tăng độ liên kết với các dịch vụ đám mây và các nền tảng trực tuyến khác (như mạng xã hội và 2 dịch vụ của Microsoft: SkyDrive và Xbox Live), cửa hàng Windows Store để phân phối các ứng dụng, và một biến thể khác là Windows RT sử dụng cho các thiết bị ARM.[36][37][38][39][40][41] Một bản cập nhật của Windows 8 là Windows 8.1 ra mắt vào 17 tháng 10 năm 2013, thêm nhiều tính năng mới như các kích cỡ ô vuông mới, liên kết với SkyDrive nhiều hơn,...[42]

Windows 10

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows 10
Logo Windows 10

Ngày 30 tháng 9 năm 2014, Microsoft giới thiệu Windows 10, là sự kế thừa cho Windows 8.1. Nó được phát hành vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 và nhằm tới những thiếu sót trong giao diện người dùng đầu tiên được giới thiệu với Windows 8. Những thay đổi bao gồm sự trở lại của Start Menu, một hệ thống Desktop ảo, và khả năng chạy các ứng dụng Windows Store trong cửa sổ trên máy tính để bàn hơn là trong chế độ toàn màn hình. Windows 10 sẽ được cập nhật miễn phí cho các máy tính Windows 7 và Windows 8.1 đủ điều kiện từ ứng dụng 'Get Windows 10' (cho Windows 7, Windows 8.1) hoặc Windows Update (Windows 7)[43]

Ngày 12 tháng 11 năm 2015, một bản cập nhật cho Windows 10, phiên bản 1511, đã được phát hành.[44] Bản cập nhật này có thể được kích hoạt với một mã sản phẩm của cả các phiên bản Windows 7, 8 hoặc 8.1 cũng như mã sản phẩm Windows 10.[45] Các tính năng bao gồm các biểu tượng và menu chuột phải mới, trình quản lý máy in mặc định, cho phép mở rộng số lượng các ô xếp trong menu Start, tính năng Find My Device, và cập nhật cho Edge.[45] Phiên bản cập nhật mới nhất của hệ điều hành này là phiên bản 22H2 (OS Build 19045), phát hành vào tháng 10 năm 2022. Đây cũng là bản cập nhật cuối cùng của Windows 10, sau này chỉ còn các bản cập nhật bảo mật hàng tháng nhỏ.

Windows 11

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Windows 11

Logo Windows 11

Windows 11 là một hệ điều hành của Microsoft được công bố vào ngày 24 tháng 6 năm 2021, là một phần của họ hệ điều hành Windows NT. Windows 11 được phát hành rộng rãi vào ngày 5 tháng 10 năm 2021 dưới dạng bản nâng cấp miễn phí thông qua Windows Update cho các thiết bị đủ điều kiện chạy Windows 10.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hỗ trợ đa ngôn ngữ được tích hợp trong Windows. Ngôn ngữ của cả bàn phím và giao diện có thể được thay đổi qua mục Region and Language (Vùng và ngôn ngữ) trong Control Panel. Các thành phần cho tất cả các ngôn ngữ nhập vào được hỗ trợ, như các bộ gõ, được tự động cài đặt trong quá trình cài đặt Windows (trong Windows XP về trước, các tập tin cho các ngôn ngữ Đông Á, như tiếng Trung, và các ngôn ngữ bố cục phải qua trái, như tiếng Ả Rập, có thể phải cài đặt riêng biệt, cũng từ trong Control Panel). Các bộ gõ bên thứ ba cũng có thể được cài đặt nếu người dùng thấy bộ gõ có sẵn không đủ cho nhu cầu của họ.

Các ngôn ngữ giao diện cho hệ điều hành có thể được tải về miễn phí, nhưng một số ngôn ngữ bị giới hạn trong một số phiên bản nhất định của Windows. Các gói Language Interface Pack (Gói Ngôn ngữ Giao diện - LIP) được phát hành và có thể được tải về từ Trung tâm Tải xuống của Microsoft và được cài đặt cho bất cứ phiên bản Windows nào (từ XP về sau) - các gói này biên dịch gần hết, nhưng không phải tất cả, giao diện của Windows, và yêu cầu một ngôn ngữ gốc nhất định (ngôn ngữ mà Windows đi kèm lúc đầu). Các gói này được sử dụng cho hầu hết ngôn ngữ tại các thị trường đang phát triển. Các gói Full Language Pack (Gói Ngôn ngữ Đầy đủ), biên dịch toàn bộ hệ điều hành, chỉ có sẵn cho một số phiên bản Windows (các phiên bản Ultimate và Enterprise của Windows Vista và 7, và tất cả các phiên bản Windows 8, 8.1,10 và RT ngoại trừ Single Language). Chúng không yêu cầu một ngôn ngữ gốc nào cụ thể, và thường được dùng cho các ngôn ngữ phổ biến hơn cả như tiếng Pháp hay tiếng Trung. Các ngôn ngữ này không thể được tải về qua Trung tâm Tải xuống, nhưng có thể được tải về qua dịch vụ Windows Update dưới dạng bản cập nhật tùy chọn (trừ Windows 8).

Ngôn ngữ giao diện của các ứng dụng đã cài đặt không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về ngôn ngữ giao diện Windows. Điều này phụ thuộc vào các nhà phát triển ứng dụng đó.

Windows 8 và Windows Server 2012 giới thiệu một Language Control Panel (Panen Điều khiển Ngôn ngữ) mới, nơi cả ngôn ngữ giao diện cà ngôn ngữ nhập có thể thay đổi cùng lúc, và các gói ngôn ngữ, bất kể thuộc loại nào, đều có thể được tải về từ một vị trí trung tâm. Ứng dụng PC Settings trong Windows 8.1 và Windows Server 2012 R2 cũng bao gồm một trang cài đặt cho việc này. Thay đổi ngôn ngữ giao diện cũng sẽ thay đổi ngôn ngữ của các ứng dụng Windows Store đã được cài đặt sẵn (như Thư, Bản đồ và Tin tức) và một số các ứng dụng do Microsoft phát triển khác (như Remote Desktop). Những giới hạn trên cho các gói ngôn ngữ vẫn có hiệu lực, ngoại trử việc các gói ngôn ngữ đầy đủ có thể được cài đặt cho bất kì phiên bản nào ngoại trừ Single Language, nhằm hướng tới các thị trường đang phát triển.

Nền tảng hỗ trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Windows NT hỗ trợ một vài nền tảng khác nhau trước khi các máy tính cá nhân dựa trên x86 thống trị thế giới chuyên nghiệp. Windows NT 4.0 và các phiên bản trước hỗ trợ PowerPC, DEC Alpha và MIPS R4000. (Mặc dù một số nền tảng này thực hiện tính toán 64-bit, hệ điều hành lại xử lý chúng như 32-bit.) Tuy nhiên, Windows 2000, phiên bản kế tiếp Windows NT 4.0, ngừng hỗ trợ cho tất cả các nền tảng trên ngoại trừ thế hệ thứ ba của x86 (còn gọi là IA-32) hoặc mới hơn trong chế độ 32-bit. Dòng sản phẩm khách hàng của họ Windows NT vẫn chạy trên IA-32, cho dù dòng Windows Server đã ngừng hỗ trợ nền tảng này từ phiên bản Windows Server 2008 R2.

Với sự giới thiệu nền tảng Intel Itanium (IA-64), Microsoft đã phát hành các phiên bản Windows mới để hỗ trợ nền tảng này. Các phiên bản Itanium của Windows XP và Windows Server 2003 được phát hành cùng với phiên bản x86 chính. Windows XP 64-Bit Edition, phát hành năm 2005, là hệ điều hành khách hàng cuối cùng hỗ trợ Itanium. Dòng Windows Server tiếp tục hỗ trợ nền tảng này cho tới phiên bản Windows Server 2012; Windows Server 2008 R2 là hệ điều hành Windows cuối cùng hỗ trợ cấu trúc Itanium.

Vào ngày 25 tháng 4 năm 2005, Microsoft phát hành Windows XP Professional x64 Edition và Windows Server 2003 x64 Edition để hỗ trợ x86-64 (hoặc đơn giản là x64), thế hệ thứ tám của cấu trúc x86. Windows Vista là phiên bản khách hàng đầu tiên của Windows NT được cùng phát hành cả hai phiên bản IA-32 và x64 editions. x64 vẫn đang được hỗ trợ.

Một phiên bản Windows 8 có tên là Windows RT được tạo ra dành cho các máy tính với cấu trúc ARM và khi ARM vẫn được sử dụng cho các điện thoại thông minh Windows với Windows 10, các máy tính bảng Windows RT sẽ không được cập nhật.

Microsoft 365 (trước đây là Office 365)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14 tháng 7 năm 2021 – Tập đoàn Microsoft chính thức giới thiệu Office 365 (nay là Microsoft 365), một dịch vụ đám mây cho phép doanh nghiệp thuộc mọi quy mô được trải nghiệm Windows 10 hoặc Windows 11 theo một cách thức hoàn toàn mới. Theo đó, Microsoft 365 (trước đây là Office 365) sẽ đưa hệ điều hành Windows lên đám mây Microsoft Cloud, giúp người dùng có được trải nghiệm Windows toàn diện – từ ứng dụng, dữ liệu đến cài đặt – cho dù họ đang sử dụng thiết bị của công ty hay cá nhân.[46][47] Dịch vụ mới sẽ cho phép sử dụng đa nền tảng, nhằm mục đích cung cấp hệ điều hành cho cả người dùng Apple và Android. Microsoft 365 có thể truy cập được thông qua bất kỳ hệ điều hành nào có trình duyệt web.[48]

Microsoft đã công bố cho phép khách hàng doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm Office 365 vào ngày 2 tháng 8 năm 2021.[49]

Windows CE

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Windows CE và Windows Phone
Phiên bản mới nhất hiện tại của Windows CE, Windows Embedded Compact 7, hiển thị một ý tưởng giao diện trình chơi phương tiện.

Windows CE (Windows Embeded Compact) là một phiên bản Windows chạy trên các máy tính gọn nhẹ như thiết bị định vị vệ tinh và điện thoại di động.Windows Embedded Compact được dựa trên hạt nhân riêng của nó, có tên là Windows CE.

Windows CE được sử dụng trong Dreamcast cùng với hệ điều hành độc quyền của Sega dành cho giao diện điều khiển. Windows CE là cốt lõi mà từ đó Windows Mobile xuất hiện. Người kế nhiệm của nó, Windows Phone 7 dựa trên thành phần của cả Windows CE 6.0 và Windows CE 7.0. Tuy nhiên, Windows Phone 8 lại dựa trên nhân NT của Windows 8.

Không nên nhầm lẫn giữa Windows XP Embedded hay Windows NT 4.0 Embedded (2 phiên bản mô-đun của Windows dựa trên nhân WIndows NT) với Windows CE.

Xbox OS

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Phần mềm hệ thống Xbox One và Phần mềm hệ thống Xbox 360

Xbox OS là một tên chưa chính thức được đặt cho phiên bản Windows chạy trên Xbox One.[50] Phiên bản này chú trọng vào việc ảo hóa (sử dụng Hyper-V) khi mà có ba hệ điều hành cùng chạy cùng một lúc, bao gồm hệ điều hành chính, hệ điều hành thứ hai được thiết kế cho trò chơi và một môi trường tương tự Windows hơn cho các ứng dụng.[51] Microsoft cập nhật HĐH của Xbox One mỗi tháng, và những bản cập nhật này có thể được tải về tử dịch vụ Xbox Live và có thể được cập nhật sau, hoặc sử dụng các ảnh đĩa hồi phục ngoại tuyến đã được tải về qua một chiếc PC.[52] Phần lõi dựa trên Windows 10 mới đã thay thế phần dựa trên Windows 8 trong bản cập nhật này, và hệ thống mới này đôi khi được gọi là "Windows 10 trên Xbox One" hoặc "OneCore".[53][54] Hệ thống của Xbox One cũng cho phép tương thích ngược với Xbox 360,[55] và hệ thống của Xbox 360 cũng tương thích ngược với phiên bản Xbox nguyên gốc.[56]

Dòng thời gian

[sửa | sửa mã nguồn] Bảng các phiên bản Microsoft Windows Chú giải:Phiên bản cũPhiên bản cũ, vẫn được hỗ trợPhiên bản mới nhấtPhiên bản xem trước mới nhấtRa mắt trong tương lai
Tên sản phẩm Phiên bản mới nhất Ngày phát hành Tên mã Hỗ trợ tới[57] Phiên bản mới nhất của
Chính Mở rộng IE DirectX Edge
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 1.0 1.01 20 tháng 11 năm 1985 Interface Manager 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 2.0 2.03 9 tháng 12 năm 1987 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 2.1 2.11 27 tháng 5 năm 1988 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 3.0 3.0 22 tháng 5 năm 1990 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 3.1 3.1 6 tháng 4 năm 1992 Janus 31 tháng 12 năm 2001 5
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows For Workgroups 3.1 3.1 Tháng 10, 1992 Sparta, Winball 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows NT 3.1 NT 3.1.528 27 tháng 7 năm 1993 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows For Workgroups 3.11 3.11 11 tháng 8 năm 1993 Sparta, Winball 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 3.2 3.2 22 tháng 11 năm 1993 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows NT 3.5 NT 3.5.807 21 tháng 9 năm 1994 Daytona 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows NT 3.51 NT 3.51.1057 30 tháng 5 năm 1995 31 tháng 12 năm 2001
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 95 4.0.950 24 tháng 8 năm 1995 Chicago, 4.0 31 tháng 12 năm 2000 31 tháng 12 năm 2001 5.5 6.1
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows NT 4.0 NT 4.0.1381 31 tháng 7 năm 1996 Cairo 31 tháng 12 năm 2001 6
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 98 4.10.1998 25 tháng 6 năm 1998 Memphis, 97, 4.1 30 tháng 6 năm 2002 11 tháng 7 năm 2006 6.1
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 98 SE 4.10.2222 5 tháng 5 năm 1999 30 tháng 6 năm 2002 11 tháng 7 năm 2006
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 2000 NT 5.0.2195 15 tháng 12 năm 1999 30 tháng 6 năm 2004 9.0c
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows ME 4.90.3000 14 tháng 9 năm 2000 Millenium, 4.9 30 tháng 6 năm 2005 13 tháng 7 năm 2010
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows XP NT 5.1.2600 25 tháng 10 năm 2001 Whistler 14 tháng 4 năm 2009 8 tháng 4 năm 2014 8
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows XP 64-bit Edition NT 5.2.3790 28 tháng 3 năm 2003 14 tháng 4 năm 2009 8 tháng 4 năm 2014
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows Server 2003 NT 5.2.3790 24 tháng 4 năm 2003 13 tháng 7 năm 2010 14 tháng 7 năm 2015
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows XP Professional x64 Edition NT 5.2.3790 25 tháng 4 năm 2005 14 tháng 4 năm 2009 8 tháng 4 năm 2014
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows Fundamentals for Legacy PCs NT 5.1.2600 8 tháng 7 năm 2006 Eiger, Mönch 14 tháng 4 năm 2009 8 tháng 4 năm 2014
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows Vista NT 6.0.6002 30 tháng 1 năm 2007 Longhorn 10 tháng 4 năm 2012 11 tháng 4 năm 2017 9 11
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows Home Server NT 5.2.4500 4 tháng 11 năm 2007 8 tháng 1 năm 2013 8 9.0c
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows Server 2008 NT 6.0.6002 27 tháng 2 năm 2008 Longhorn Server 13 tháng 1 năm 2015 14 tháng 1 năm 2020 9 11
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 7 NT 6.1.7601 22 tháng 10 năm 2009 7[58] 13 tháng 1 năm 2015 14 tháng 1 năm 2020 11 92
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows Server 2008 R2 NT 6.1.7601 22 tháng 10 năm 2009 13 tháng 1 năm 2015 14 tháng 1 năm 2020
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows Home Server 2011 NT 6.1.8400 6 tháng 4 năm 2011 Vail 12 tháng 4 năm 2016 9
Phiên bản cũ, vấn được hỗ trợ: Windows Server 2012 NT 6.2.9200 4 tháng 9 năm 2012 9 tháng 1 năm 2018 10 tháng 1 năm 2023 11 11.1
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 8 NT 6.2.9200 26 tháng 10 năm 2012 12 tháng 1 năm 2016 10
Phiên bản cũ, không còn được hỗ trợ: Windows 8.1 NT 6.3.9600 17 tháng 10 năm 2013 Blue 9 tháng 1 năm 2018 10 tháng 1 năm 2023 11 11.2
Phiên bản cũ, vấn được hỗ trợ: Windows Server 2012 R2 NT 6.3.9600 17 tháng 10 năm 2013 Server Blue 9 tháng 1 năm 2018 10 tháng 1 năm 2023
Phiên bản cũ, vấn được hỗ trợ: Windows 10 NT 10.0.10586 29 tháng 7 năm 2015 Various 14 tháng 10 năm 2025[59][60] 12
Phiên bản cũ, vấn được hỗ trợ: Windows Server 2016 NT 10.0.10586 12 tháng 10 năm 2016 11 tháng 1 năm 2022 11 tháng 1 năm 2027
Phiên bản ổn định hiện tại: Windows Server 2019 NT 10.0.17686 2018 9 tháng 1 năm 2024 9 tháng 1 năm 2029
Phiên bản ổn định hiện tại: Windows Server 2022 NT 10.0.20348 18 tháng 8 năm 2021 13 tháng 10 năm 2026 14 tháng 10 năm 2031
Phiên bản ổn định hiện tại: Windows 11 NT 10.0.22621 5 tháng 10 năm 2021 14 tháng 10 năm 2024 (Version 22H2)[61] 14 tháng 10 năm 2025 (Version 22H2)[62]
Dòng thời gian Microsoft Windows: Biểu đồ
  • view
  • talk
  • edit
Thời biểu Windows

Thị phần sử dụng và doanh số các thiết bị

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Thị phần sử dụng của các hệ điều hành Hộp này:
  • view
  • talk
  • edit

Thị phần sử dụng các phiên bản Tính theo phần trăm hệ thống desktop và laptop sử dụng Microsoft Windows,[63] theo dữ liệu từ StatCounter tính đến tháng 10 năm 2023.[64]

HĐH máy tính StatCounter
các phiên bản khác 0,03%
Windows XP 0,33%
Windows Vista 0,11%
Windows 7 3,03%
Windows 8 0,32%
Windows 8.1 0,72%
Windows 10 69,34%
Windows 11 26,13%

Theo Net Applications, Windows là họ hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất cho máy tính cá nhân cho tới tháng 6 năm 2016 với gần 90% thị phần sử dụng.[65] Nếu tính cả máy tính cá nhân với các thiết bị khác, v.d như các thiết bị di động, vào tháng 7 năm 2016, theo StatCounter, cũng phân tích theo việc sử dụng trên web, các HĐH Windows chiếm 46,87% thị phần sử dụng, so sánh với 36,48% của Android, 12.26% của iOS, và 4.81% của OS X.[66][67]

Tính theo số thiết bị được cài đặt sẵn hệ điều hành, trên điện thoại thông minh, Windows Phone là HĐH được cài đặt sẵn nhiều thứ ba (2.6%) sau Android (82.8%) và iOS (13.9%) trong quý hai năm 2015 theo IDC.[68] Nếu tính cả PC và thiết bị di động, trong năm 2014 các HĐH Windows được cài đặt sẵn nhiều thứ hai (333 triệu thiết bị, hay 14%) sau Android (1.2 tỷ, 49%) và nhiều hơn iOS và Mac OS cộng lại (263 triệu, 11%).[69]

Việc sử dụng phiên bản mới nhất Windows 10 đã vượt quá Windows 7 trên toàn cầu kể từ đầu năm 2018. Ở hầu hết các quốc gia phát triển, như Nhật Bản, Úc và Mỹ, Windows 10 đã là phiên bản phổ biến nhất kể từ đầu năm 2017.

Chia sẻ sử dụng trên máy chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ sử dụng Windows trên các máy chủ - những máy chủ đang chạy một máy chủ web (cũng có các loại máy chủ khác) - ở mức 33,6%.

Bảo mật

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản tiêu dùng của Windows được thiết kế ban đầu cho tính dễ sử dụng trên máy tính một người dùng mà không cần kết nối mạng, và không có tính năng bảo mật được xây dựng từ đầu.[70] Tuy nhiên, Windows NT và những người kế nhiệm của nó được thiết kế cho bảo mật (bao gồm cả trên mạng) và máy tính đa người dùng, nhưng ban đầu không được thiết kế với an ninh Internet, kể từ khi nó được phát triển đầu tiên vào đầu những năm 1990, việc sử dụng Internet ít phổ biến hơn.[71]

Những vấn đề thiết kế kết hợp với lỗi lập trình và sự phổ biến của Windows khiến nó trở thành mục tiêu của virus và sâu máy tính. Tháng Sáu 2005, Counterpane Internet Security của Bruce Schneier báo cáo rằng trong 6 tháng có tới hơn 1000 mẫu virus và sâu mới.[72] Năm 2005, Kaspersky tìm thấy khoảng 11.000 các chương trình độc hại và virus, Trojan,... cho Windows.[73]

Microsoft thường tung ra các bản vá lỗi qua Windows Update khoảng 1 tháng một lần (thường vào ngày thứ Ba thứ hai của tháng), còn một vài các cập nhật quan trọng thường được tung ra sớm hơn khi cần.[74] Trong các phiên bản từ Windows 2000 SP3 trở lên, các bản cập nhật có thể được tự động tải xuống và cài đặt khi người dùng cho phép. Kết quả là các Gói dịch vụ (Service Pack) 2 cho Windows XP và 1 cho Windows Server 2003 được cài đặt nhanh chóng hơn nhiều.[75]

Trong khi các dòng Windows 9x được cung cấp tùy chọn có các thông tin cho nhiều người dùng, chúng không có khái niệm về quyền truy cập, và không cho phép truy cập đồng thời; và như vậy không phải là hệ điều hành đa người dùng thực sự. Ngoài ra, các HĐH này chỉ thực hiện bảo vệ bộ nhớ một phần. Việc này đã bị chỉ trích nhiều vì sự thiếu an toàn.

Dòng hệ điều hành Windows NT thì ngược lại, là hệ điều hành đa người dùng thực sự và thực hiện bảo vệ bộ nhớ tuyệt đối. Tuy nhiên, rất nhiều lợi thế của một hệ điều hành đa người dùng thực sự đã được vô hiệu hóa bởi một thực tế là, trước Windows Vista, tài khoản người dùng đầu tiên được tạo ra trong quá trình cài đặt là một tài khoản quản trị, mà đó cũng là mặc định cho tài khoản mới. Mặc dù Windows XP đã có tài khoản hạn chế, đa số người dùng gia đình không thay đổi một loại tài khoản có ít quyền - một phần do số lượng các chương trình không cần yêu cầu quyền quản trị - và vì vậy hầu hết người dùng gia đình vẫn chạy tài khoản quản trị.

Windows Vista đã thay đổi điều này[76] bằng cách giới thiệu một hệ thống đặc quyền cao được gọi là User Account Control (UAC). Khi đăng nhập như một người dùng chuẩn, một phiên đăng nhập được tạo ra và một thẻ chỉ chứa các đặc quyền cơ bản nhất được đưa ra. Bằng cách này, các phiên đăng nhập mới sẽ không có khả năng làm những thay đổi ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Khi một ứng dụng yêu cầu đặc quyền cao hơn hoặc "Run as administrator" được nhấp, UAC sẽ yêu cầu để xác nhận, và nếu đồng ý (bao gồm cả thông tin quản trị nếu tài khoản yêu cầu độ cao không phải là một thành viên của nhóm quản trị viên), bắt đầu quá trình sử dụng các mã thông báo không hạn chế.[77]

Các tài liệu bị rò rỉ do WikiLeaks xuất bản, có tên mã Vault 7 và ngày 2013 20132016, chi tiết về khả năng của CIA để thực hiện giám sát điện tử và chiến tranh mạng, như khả năng thỏa hiệp các hệ điều hành như Microsoft Windows.

Quyền truy cập tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các phiên bản Windows từ Windows NT 3 đã được dựa trên hệ thống cấp phép hệ thống tập tin được gọi là AGDLP (Tài khoản, Toàn cầu, Địa phương, Quyền) trong đó quyền truy cập tập tin được áp dụng cho tập tin / thư mục ở dạng 'nhóm cục bộ' sau đó có các "nhóm toàn cầu" khác làm thành viên. Các nhóm toàn cầu này sau đó giữ các nhóm hoặc người dùng khác tùy thuộc vào các phiên bản Windows khác nhau được sử dụng. Hệ thống này khác với các sản phẩm của nhà cung cấp khác như Linux và NetWare do phân bổ quyền 'tĩnh' đang được áp dụng cho tập tin hoặc thư mục. Tuy nhiên, sử dụng quy trình AGLP / AGDLP / AGUDLP này cho phép áp dụng một số lượng nhỏ quyền tĩnh và cho phép dễ dàng thay đổi các nhóm tài khoản mà không cần áp dụng lại quyền truy cập tập tin trên các tập tin và thư mục.

Windows Defender

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 06 tháng 1 năm 2005, Microsoft phát hành phiên bản Beta của Microsoft AntiSpyware, dựa trên bản phát hành trước đó Giant AntiSpyware. Ngày 14 tháng 2 năm 2006, Microsoft AntiSpyware đã trở thành Windows Defender với việc phát hành bản Beta 2. Windows Defender là một chương trình phần mềm miễn phí được thiết kế để bảo vệ chống lại phần mềm gián điệp và phần mềm không mong muốn. Người dùng Windows XP và Windows Server 2003 có bản sao chính hãng của Microsoft Windows có thể tự do tải chương trình từ trang web của Microsoft và Windows Defender như một phần của Windows Vista và 7.[78] Trong Windows 8, Windows Defender và Microsoft Security Essentials được kết hợp thành một chương trình duy nhất, có tên là Windows Defender. Nó dựa trên Microsoft Security Essentials, vay mượn những tính năng và giao diện người dùng. Mặc dù nó được kích hoạt theo mặc định, nó có thể được tắt để sử dụng một giải pháp chống virus khác.[79] Windows Malicious Software Removal Tool và Microsoft Safety Scanner là hai sản phẩm bảo mật miễn phí khác được cung cấp bởi Microsoft.

Phân tích bên thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một bài viết dựa trên báo cáo của Symantec, internetnews.com đã mô tả Microsoft Windows có "số lượng bản vá ít nhất và thời gian phát triển bản vá trung bình ngắn nhất trong số 5 hệ điều hành được theo dõi trong sáu tháng cuối năm 2006. "Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kevin Mitnick và công ty truyền thông tiếp thị Avantgarde năm 2004, đã phát hiện ra rằng một hệ thống Windows XP không được bảo vệ và chưa được vá với Gói dịch vụ 1 chỉ tồn tại bốn phút trên Internet trước khi nó bị xâm nhập và hệ thống Windows Server 2003 không được bảo vệ và cũng không được bảo vệ bị xâm nhập sau khi được kết nối với internet trong 8 giờ. Máy tính đang chạy Windows XP Service Pack 2 không bị xâm phạm. Nghiên cứu an toàn trực tuyến của Liên minh an ninh mạng quốc gia AOL tháng 10 năm 2004, đã xác định rằng 80% người dùng Windows đã bị nhiễm ít nhất một sản phẩm phần mềm gián điệp / phần mềm quảng cáo. [Cần dẫn nguồn] Có nhiều tài liệu mô tả cách tăng tính bảo mật của các sản phẩm Microsoft Windows. Các đề xuất điển hình bao gồm triển khai Microsoft Windows đằng sau tường lửa phần cứng hoặc phần mềm, chạy phần mềm chống vi-rút và chống phần mềm gián điệp và cài đặt các bản vá khi chúng có sẵn thông qua Windows Update.

Chương trình giả lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Do sự phổ biến của hệ điều hành, một số ứng dụng đã được phát hành nhằm cung cấp khả năng tương thích với các ứng dụng Windows, như là một lớp tương thích cho một hệ điều hành khác, hoặc là một hệ thống độc lập có thể chạy phần mềm được viết cho Windows. Bao gồm:

  • Wine – phần mềm mã nguồn mở có chức năng tương đương của các hàm Windows API, cho phép vài chương trình ứng dụng Windows chạy trên nền x86 Unix, bao gồm cả Linux.
    • CrossOver Office của Codeweavers, cũng giả lập được hoàn toàn để các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác.
    • Cedega (trước đây gọi là WineX) – là một nhánh của Wine thuộc sở hữu của TransGaming Technologies, được thiết kế chuyên để chạy các trò chơi viết cho Microsoft Windows trên Linux
  • Mono và CLI chung mã nguồn – hệ thống tương đương với cơ sở Microsoft.NET.
  • ReactOS – hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển với mục tiêu là tương thích với các chương trình và trình điều khiển thiết bị của Windows NT, mặc dù vậy hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn phôi thai.
  • Freedows và Alliance OS – một dự án có nhiều tham vọng, dự định là một bản sao của Windows và bổ sung thêm nhiều tính năng lợi ích nhưng đã thất bại.
  • Project David – một dự án đầy tham vọng và đã gây nhiều tranh cãi với mục đích là giả lập hoàn toàn để các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác.
  • Captive NTFS – một phần mềm gói, dạng nguồn mở có tính tương thích cao hơn cho hệ NTFS.
  • E/OS – với mục tiêu có thể chạy bất kì chương trình thuộc hệ điều hành nào mà không cần phải cài đặt thêm hệ điều hành đó

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “September 10, 2024—KB5043076 (OS Builds 22621.4169 and 22631.4169)”. Microsoft Support. Microsoft.
  2. ^ “Releasing Windows 11 Build 26100.1297 to the Release Preview Channel”. Windows Insider Blog. 25 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ “July 30, 2024—KB5040529 (OS Build 26100.1301) Preview”. Microsoft Support. Microsoft.
  4. ^ “Announcing Windows 11 Insider Preview Build 22635.4010 (Beta Channel)”. Windows Insider Blog. 9 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Announcing Windows 11 Insider Preview Build 26120.1350 (Dev Channel)”. Windows Insider Blog. 9 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ “Announcing Windows 11 Insider Preview Build 26257 (Canary Channel)”. Windows Insider Blog. 24 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “listing of available Windows 7 language packs”.
  8. ^ “App packages and deployment (Windows Store apps) (Windows)”. Msdn.microsoft.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ “The Unusual History of Microsoft Windows”. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2007.[liên kết hỏng]
  10. ^ “Xbox One Architecture Finally Explained - Runs OS 'Virtually Indistinguishable' from Windows 8”. WCCFtech. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  11. ^ “RTOS: Embedded Real Time Operating Systems”. microsoft.com. Microsoft. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
  12. ^ a b “The 25 Worst Tech Products of All Time”.
  13. ^ “A history of Windows”.
  14. ^ “The Apple vs. Microsoft GUI Lawsuit”. 2006. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008.
  15. ^ “Apple Computer, Inc. v. MicroSoft Corp., 35 F.3d 1435 (9th Cir. 1994)”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008.
  16. ^ “Chronology of Personal Computer Software”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2014.
  17. ^ “Microsoft Company”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2014.
  18. ^ “Windows 3.1 Standard Edition Support Lifecycle”. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  19. ^ “Microsoft Windows Simplified Chinese 3.2 Upgrade Is Available”. microsoft.com. Microsoft.
  20. ^ “Microsoft Windows Simplified Chinese 3.2 Upgrade Is Available”. Microsoft. ngày 30 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2009.
  21. ^ “Windows 95 turns 15: Has Microsoft's OS peaked?”. CNET/CNN Tech. ngày 25 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  22. ^ “Microsoft Internet Explorer Web Browser Available on All Major Platforms, Offers Broadest International Support” (Thông cáo báo chí). Microsoft. ngày 30 tháng 4 năm 1996. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
  23. ^ “Windows 95 Support Lifecycle”. Microsoft. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  24. ^ “Windows 98 Standard Edition Support Lifecycle”. Microsoft. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  25. ^ “Improving "Cold Boot" Time for System Manufacturers”. Microsoft. ngày 4 tháng 12 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010.
  26. ^ “Windows Millennium Edition: All About Me”. PC World. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
  27. ^ Custer, Helen (1993). Inside Windows NT. Redmond: Microsoft Press. ISBN 1-55615-481-X.
  28. ^ a b c Thurrott, Paul (ngày 24 tháng 1 năm 2003). “Windows Server 2003: The Road To Gold - Part One: The Early Years”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
  29. ^ “Windows XP review”. CNET. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013.
  30. ^ David Coursey (ngày 25 tháng 10 năm 2001). “The 10 top things you MUST know about Win XP”. ZDNet. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  31. ^ David Coursey (ngày 31 tháng 8 năm 2001). “Your top Windows XP questions answered! (Part One)”. ZDNet. CNET Networks. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  32. ^ “A Look at Freestyle and Mira”. Paul Thurrott's SuperSite for Windows. Penton. ngày 3 tháng 9 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  33. ^ “Windows XP Professional Lifecycle Support”. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  34. ^ Mike Nash (ngày 28 tháng 10 năm 2008). “Windows 7 Unveiled Today at PDC 2008”. Windows Team Blog. Microsoft. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
  35. ^ Brandon LeBlanc (ngày 28 tháng 10 năm 2008). “How Libraries & HomeGroup Work Together in Windows 7”. Windows Team Blog. Microsoft. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
  36. ^ Case, Loyd. “Test Driving Windows 8 RTM”. PC World. IDG. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2012.
  37. ^ Rosoff, Matt. “Here's Everything You Wanted To Know About Microsoft's Upcoming iPad Killers”. Business Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  38. ^ “Announcing the Windows 8 Editions”. Microsoft. ngày 16 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2012.
  39. ^ “Building Windows for the ARM processor architecture”. Microsoft. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2012.
  40. ^ “Microsoft talks Windows Store features, Metro app sandboxing for Windows 8 developers”. The Verge. Vox Media. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  41. ^ Miller, Michael. “Build: More Details On Building Windows 8 Metro Apps”. PC Magazine. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  42. ^ “Windows 8.1 now available!”.
  43. ^ “Announcing Windows 10 - Windows Blog”. ngày 30 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.
  44. ^ Paul Morris (ngày 13 tháng 11 năm 2015). “Windows 10 1511 Build 10586 November Update Is Out, Here's How To Update Now”. Redmond Pie. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  45. ^ a b “What's New in Windows 10s First Big Update (Which Arrives Today)”. How-To Geek. ngày 12 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  46. ^ “Microsoft ra mắt Windows 365”.
  47. ^ “Ofice 365”.
  48. ^ “Microsoft brings Windows to the cloud with Office 365 and Cloud PC”.
  49. ^ “Microsoft announces the general availability of Windows 365”.
  50. ^ Anand Lal Shimpi. “The Xbox One - Mini Review & Comparison to Xbox 360/PS4”. anandtech.com.
  51. ^ “Xbox One: Hardware and software specs detailed and analyzed - Three operating systems in one”. ExtremeTech. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2013.
  52. ^ “How to use the Offline System Update Diagnostic Tool on Xbox One”. Xbox Official Site. Microsoft. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
  53. ^ “Xbox One Is "Literally a Windows Device"”. GameSpot.
  54. ^ “New Xbox One Update Will Make Some Functionality 50 Percent Faster”. GameSpot.
  55. ^ Tom Warren (ngày 16 tháng 6 năm 2015). “Xbox One dashboard update includes a huge new design and Cortana”. The Verge. Vox Media.
  56. ^ Eric Qualls. “Xbox 360 and Xbox Games Backwards Compatibility”. About.com Tech. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2016.
  57. ^ “Microsoft Support Lifecycle”. Microsoft.
  58. ^ “What was the code name for Windows 7?”. The Old New Thing. 22 Tháng bảy 2019.
  59. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Windows10HomeAndProLifecycle2
  60. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Windows10EntAndEduLifecycle2
  61. ^ “Products Ending Support in 2024 – Microsoft Build”. Microsoft (bằng tiếng English). 20 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  62. ^ “Products Ending Support in 2025 – Microsoft Build”. Microsoft (bằng tiếng English). 20 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  63. ^ “Frequently Asked Questions”. StatCounter. Are laptops included in the desktop platform?.
  64. ^ “Desktop Windows Version Market Share Worldwide (October 2023)”. StatCounter.
  65. ^ “Operating system market share”. www.netmarketshare.com. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  66. ^ “StatCounter Global Stats - Browser, OS, Search Engine including Mobile Usage Share”. gs.statcounter.com. tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  67. ^ Trên khắp tất cả nền tảng, bao gồm cả các máy "console" mà Windows hỗ trợ với Xbox
  68. ^ “IDC: Smartphone OS Market Share”. www.idc.com. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  69. ^ “Gartner Says Tablet Sales Continue to Be Slow in 2015”. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  70. ^ Bảo vệ bộ nhớ nhiều người sử dụng đã không được giới thiệu cho đến khi Windows NT và XP ra mắt, và người dùng mặc định của máy tính là một quản trị viên cho đến khi Windows Vista ra mắt. Nguồn: UACBlog
  71. ^ “Telephones and Internet Users by Country, 1990 and 2005”. Information Please Database. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  72. ^ Bruce Schneier (ngày 15 tháng 6 năm 2005). “Crypto-Gram Newsletter”. Counterpane Internet Security, Inc. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2007.
  73. ^ Andy Patrizio (ngày 27 tháng 4 năm 2006). “Linux Malware On The Rise”. InternetNews. QuinStreet. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  74. ^ Ryan Naraine (ngày 8 tháng 6 năm 2005). “Microsoft's Security Response Center: How Little Patches Are Made”. eWeek. Ziff Davis Enterprise. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  75. ^ John Foley (ngày 20 tháng 10 năm 2004). “Windows XP SP2 Distribution Surpasses 100 Million”. InformationWeek. UBM TechWeb. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  76. ^ Microsoft mô tả chi tiết các bước thực hiện để thay đổi lại điều này trong một bản tin của TechNet. Nguồn: Windows Vista Security and Data Protection Improvements.
  77. ^ Kenny Kerr (ngày 29 tháng 9 năm 2006). “Windows Vista for Developers – Part 4 – User Account Control”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
  78. ^ “Windows Vista: Security & Safety”. Microsoft. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.
  79. ^ “Microsoft Answers: How do I keep Windows 8 Consumer Preview secure from malware?”. Microsoft. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tìm hiểu thêm vềMicrosoft Windowstại các dự án liên quan
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikibooks Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks
Tìm kiếm Wikiversity Tài nguyên học tập từ Wikiversity
  • Website chính thức (tiếng Việt)
    • Blog chính thức (tiếng Anh)
  • Mạng nhà phát triển Microsoft
  • Windows Client Developer Resources
  • Thời biểu lịch sử Microsoft Windows
  • Pearson Education, InformIT – Lịch sử Microsoft Windows
  • Microsoft Windows 7 cho Chính phủ
  • Thủ Thuật Windows Lưu trữ 2007-03-22 tại Wayback Machine, tổng hợp mẹo vặt dùng trong Windows
  • x
  • t
  • s
Microsoft Windows
  • Thành phần
  • Lịch sử
  • Thời biểu
  • Chỉ trích
Dựa trên DOS
  • 1.0
  • 2.0
  • 2.1
  • 3.0
  • 3.1
Windows 9x
  • 95
  • 98
  • Me
Windows NT
Phiên bản cơ sở
  • NT 3.1
  • NT 3.5
  • NT 3.51
  • NT 4.0
  • 2000
  • XP
    • Pro x64
    • Media Center
  • Vista
  • 7
  • 8 / 8.1
  • 10
  • 11
Windows Server
  • Server 2003
    • Home Server
  • Server 2008
    • EBS 2008
    • HPC Server 2008
  • Server 2008 R2
    • Home Server 2011
  • Server 2012
  • Server 2012 R2
  • Server 2016
  • Server 2019
  • Server 2022
Khác
  • Fundamentals for Legacy PCs
  • RT
Chuyên dụng
  • Preinstallation Environment
  • MultiPoint Server
Windows Embedded / Windows IoT
Embedded Compact
  • CE 5.0
  • Embedded CE 6.0
  • Embedded Compact 7
Khác
  • Embedded Automotive
  • Embedded Industry
Windows Mobile
  • Pocket PC 2000
  • Pocket PC 2002
  • Mobile 2003
  • Mobile 5.0
  • Mobile 6.0
  • Mobile 6.1
  • Mobile 6.5
Windows Phone
  • Phone 7
  • Phone 8
  • Phone 8.1
  • 10 Mobile
Đã huỷ bỏ
  • Cairo
  • Nashville
  • Neptune
  • Odyssey
  • Polaris
  • 10X
Liên quan
  • Phát triển
    • 95
    • XP
    • Vista
  • Các phiên bản
    • XP
    • Vista
    • 7
    • 8
    • 10
    • 11
  • Tính năng mới
    • XP
    • Vista
    • 7
    • 8
    • 10
    • 11
  • Tính năng bị loại bỏ
    • XP
    • Vista
    • 7
    • 8
    • 10
    • 11
  • Lịch sử phiên bản
    • Phone
    • 10
    • 10 Mobile
    • 11
  • So sánh phiên bản
    • Vista và XP
  • Chỉ trích
    • XP
    • Vista
    • 10
  • Windows for Pen Computing
  • Microsoft Plus!
  • Microsoft PowerToys
  • Windows Server Essentials
  • Danh sách Danh sách phiên bản
  • Danh sách So sánh
  • Thể loại Thể loại
  • x
  • t
  • s
Các hệ điều hành của Microsoft
Máy tính
  • Microsoft Windows
    • 1.0
    • 2.0
    • 2.1
    • 3.0
    • 3.1
    • Windows NT 3.1
    • Windows NT 3.5
    • 95
    • Windows NT 4.0
    • 98
    • ME
    • 2000
    • XP
    • Server 2003
    • Vista
    • Server 2008
    • 7
    • 8
    • Server 2012
    • 8.1
    • 10
    • Server 2016
    • Server 2019
    • 11
    • Server 2022
  • MS-DOS
  • MSX-DOS
  • OS/2
  • Xenix
Di động
  • Nền tảng Nokia Asha
  • KIN OS
  • Windows Mobile
  • Windows Phone
    • Windows Phone 7
    • Windows Phone 8
    • Windows Phone 8.1
    • Windows 10 Mobile
  • Zune
Máy chơi điện tử
  • Xbox
  • Xbox 360
  • Xbox One
Dự án
  • Barrelfish
  • Cairo
  • HomeOS
  • Các bản phân phối Linux của Microsoft
  • MIDAS
  • Midori
  • Singularity
  • Verve
  • x
  • t
  • s
  • Lịch sử
  • Tất cả chủ đề
Nhân vật
Sáng lập
  • Bill Gates
  • Paul Allen
Hội đồng quản trị
  • John W. Thompson (Chủ tịch)
  • Satya Nadella (CEO)
  • Charles Noski
  • Helmut Panke
  • John W. Stanton
  • Reid Hoffman
  • Sandi Peterson
  • Penny Pritzker
  • Charles Scharf
  • Arne Sorenson
  • Padmasree Warrior
Ban lãnh đạo cấp cao
  • Satya Nadella (CEO)
  • Scott Guthrie
  • Amy Hood (CFO)
  • Brad Smith (CLO)
  • Harry Shum
  • Phil Spencer
  • Kathleen Hogan (CPO)
Các phó chủ tịch
  • Joe Belfiore
  • Richard Rashid (SVP)
  • César Cernuda
  • Panos Panay (CVP)
Các sản phẩm
Phần cứng
  • Azure Kinect
  • HoloLens
  • LifeCam
  • LifeChat
  • Surface
    • Hub
    • Go
    • Laptop
    • Laptop Go
    • Pro
    • Studio
    • Duo
    • Neo
  • Xbox
Phần mềm
  • Microsoft 365
  • Clipchamp
  • Dynamics
  • Havok
  • Open source software
  • Office
  • Power Platform
  • Servers
  • Tay
  • Visual Studio
  • Visual Studio Code
  • Windows
  • Xbox OS
Ngôn ngữ lập trình
  • BASIC
    • VB.NET
    • VBA
    • VBScript
    • Visual Basic
  • C#
  • C/AL a.k.a Navision Attain
  • F#
  • MVPL
  • Power Fx
  • PowerShell
  • Transact-SQL
  • TypeScript
  • Q#
  • Visual J#
  • Visual J++
Thuộc tính web
  • Azure
  • Bing
  • Docs
    • Channel 9
    • Developer Network
    • TechNet
  • GitHub
  • LinkedIn
    • LinkedIn Learning
  • MSN
  • Outlook.com
  • Store
  • Translator
Tập đoàn
Các cuộc hội thảo
  • Build
  • MIX
  • PDC
  • TechEd
  • WinHEC
  • WPC
Bộ phận
  • Engineering groups
    • Mobile
    • Skype unit
  • Digital Crimes Unit
  • Garage
  • Press
  • Research
  • .NET Foundation
  • Outercurve Foundation
  • Xbox Game Studios
Các trụ sở
  • Khuôn viên Microsoft Redmond
  • Microsoft Talo
  • Microsoft Algeria
  • Microsoft Ai Cập
  • Microsoft Ấn Độ
  • Microsoft Nhật Bản
Phê bình
  • Bundling of Microsoft Windows
  • Clippy
  • iLoo
  • Internet Explorer
  • Microsoft Bob
  • _NSAKEY
  • Windows
    • XP
    • Vista
    • 10
Tranh chấp
  • Alcatel-Lucent v. Microsoft
  • Apple v. Microsoft
  • European Union Microsoft competition case
  • Microsoft v. Lindows
  • Microsoft v. MikeRoweSoft
  • Microsoft v. Shah
  • United States v. Microsoft (vụ kiện chống độc quyền năm 2001)
  • Microsoft Ireland case
Các thương vụ
  • 6Wunderkinder
  • Access Software
  • Acompli
  • Altamira Software
  • AltspaceVR
  • aQuantive
  • Azyxxi
  • The Blue Ribbon SoundWorks
  • Beam
  • Bungie
  • Calista Technologies
  • Clipchamp
  • Colloquis
  • Compulsion Games
  • Connectix
  • Consumers Software
  • Danger
  • Double Fine Productions
  • Farecast
  • FASA Studio
  • Fast Search & Transfer
  • Firefly
  • Forethought
  • GIANT Company Software
  • GitHub
  • GreenButton
  • Groove Networks
  • Havok Group
  • High Heat Major League Baseball
  • Hotmail
  • inXile Entertainment
  • Jellyfish.com
  • LinkedIn
  • LinkExchange
  • Lionhead Studios
  • Maluuba
  • Massive Incorporated
  • Metaswitch
  • Mobile Data Labs
  • Mojang Studios
  • Ninja Theory
  • Thiết bị và Dịch vụ Nokia
  • npm
  • Nuance Communications
  • Obsidian Entertainment
  • Onfolio
  • Pando Networks
  • Perceptive Pixel
  • Playground Games
  • PlaceWare
  • Powerset
  • Press Play
  • ProClarity
  • Rare
  • Revolution Analytics
  • RiskIQ
  • ScreenTonic
  • Secure Islands
  • Simplygon
  • Skype
  • Sunrise Atelier
  • SwiftKey
  • Winternals Software
  • Teleo
  • Tellme Networks
  • Twisted Pixel Games
  • Undead Labs
  • Vermeer Technologies
  • Visio Corporation
  • Vivaty
  • VoloMetrix
  • VXtreme
  • WebTV Networks
  • Xamarin
  • Xandr
    • AppNexus
  • Yammer
  • Yupi
  • ZeniMax Media
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons
  • x
  • t
  • s
Thành phần Microsoft Windows
Công cụquản lý
  • CMD.EXE
  • Control Panel
    • Ứng dụng con
  • Device Manager
  • Disk Cleanup
  • Disk Defragmenter
  • Driver Verifier
  • DxDiag
  • Event Viewer
  • IExpress
  • Management Console
  • Netsh
  • Recovery Console
  • Resource Monitor
  • ScanDisk
  • Ứng dụng Settings
  • Sysprep
  • System Configuration
  • System File Checker
  • System Policy Editor
  • System Restore
  • Task Manager
  • Windows Error Reporting
  • Windows Installer
  • PowerShell
  • Windows Update
    • Windows Insider
  • WinRE
  • WMI
Ứng dụng
  • Windows Clock
  • Calculator
  • Calendar
  • Camera
  • Character Map
  • Cortana
  • Edge
  • Fax and Scan
  • Feedback Hub
  • File Manager
  • Get Help
  • Groove Music
  • Magnifier
  • Mail
  • Messaging
  • Maps
  • Media Player
  • Movies & TV
  • Mobility Center
  • Money
  • News
  • Narrator
  • Notepad
  • OneDrive
  • OneNote
  • Paint
  • Paint 3D
  • People
  • Phone Companion
  • Photos
  • Quick Assist
  • Snipping Tool
  • Speech Recognition
  • Skype
  • Sports
  • Sticky Notes
  • View 3D
  • Store
  • Tips
  • Voice Recorder
  • Wallet
  • Weather
  • Windows To Go
  • Windows Story Remix
  • WordPad
  • Xbox
Shell
  • Action Center
  • Aero
  • AutoPlay
  • AutoRun
  • ClearType
  • Explorer
  • Search
    • Indexing Service
    • IFilter
    • Tìm kiếm đã lưu
    • Namespace
    • Thư mục đặc biệt
  • Start menu
  • Thanh tác vụ
  • Task View
  • Chủ đề trực quan của Windows XP
Dịch vụ
  • Service Control Manager
  • BITS
  • CLFS
  • Multimedia Class Scheduler
  • Shadow Copy
  • Task Scheduler
  • Error Reporting
  • Wireless Zero Configuration
Hệ thống tập tin
  • CDFS
  • DFS
  • exFAT
  • IFS
  • FAT
  • NTFS
    • Liên kết cứng
    • Điểm giao
    • Điểm ghi
    • Điểm phân tích
    • Liên kết tượng trưng
    • TxF
    • EFS
  • ReFS
  • UDF
  • WinFS
Máy chủ
  • Tên miền
  • Active Directory
  • DNS
  • Group Policy
  • Roaming user profiles
  • Chuyển hướng thư mục
  • Distributed Transaction Coordinator
  • MSMQ
  • Windows Media Services
  • Rights Management Services
  • IIS
  • Remote Desktop Services
  • WSUS
  • SharePoint
  • Network Access Protection
  • PWS
  • DFS Replication
  • Remote Differential Compression
  • Print Services for UNIX
  • Remote Installation Services
  • Windows Deployment Services
  • System Resource Manager
  • Hyper-V
  • Server Core
Kiến trúc
  • Cấu trúc Windows NT
  • Quá trình khởi động
  • CSRSS
  • Desktop Window Manager
  • Portable Executable
    • EXE
    • DLL
  • Enhanced Write Filter
  • Graphics Device Interface
  • hal.dll
  • I/O request packet
  • Imaging Format
  • Kernel Transaction Manager
  • Tập tin thư viện
  • Logical Disk Manager
  • LSASS
  • MinWin
  • NTLDR
  • Ntoskrnl.exe
  • Object Manager
  • Open XML Paper Specification
  • Registry
  • Resource Protection
  • Security Account Manager
  • Server Message Block
  • Shadow Copy
  • SMSS
  • System Idle Process
  • USER
  • WHEA
  • Mã lệnh Win32
  • Winlogon
Bảo mật
  • Security and Maintenance
  • BitLocker
  • Data Execution Prevention
  • Family Safety
  • Kernel Patch Protection
  • Mandatory Integrity Control
  • Protected Media Path
  • User Account Control
  • User Interface Privilege Isolation
  • Windows Defender
  • Windows Firewall
Tương thích
  • COMMAND.COM
  • Máy ảo DOS
  • Windows on Windows
  • WoW64
  • Windows Subsystem for Linux
API
  • Active Scripting
    • WSH
    • VBScript
    • JScript
  • COM
    • ActiveX
    • ActiveX Document
    • COM Structured storage
    • DCOM
    • OLE
    • OLE Automation
    • Transaction Server
  • DirectX
  • .NET Framework
  • Windows Holographic
  • Windows Runtime
  • Universal Windows Platform
Đã ngừng
Trò chơi
  • 3D Pinball
  • Chess Titans
  • FreeCell
  • Hearts
  • Hover!
  • InkBall
  • Hold 'Em
  • Mahjong Titans
  • Minesweeper
  • Purble Place
  • Reversi
  • Solitaire
  • Spider Solitaire
  • Tinker
Ứng dụng
  • ActiveMovie
  • Anytime Upgrade
  • Address Book
  • Backup and Restore
  • Cardfile
  • CardSpace
  • Contacts
  • Desktop Gadgets
  • Diagnostics
  • DriveSpace
  • DVD Maker
  • Easy Transfer
  • Fax
  • Food & Drink
  • Help and Support Center
  • Health & Fitness
  • HyperTerminal
  • Internet Explorer
  • Journal
  • Media Center
  • Meeting Space
  • Messaging
  • Messenger
  • Mobile Device Center
  • Movie Maker
  • MSN Dial-up
  • NetMeeting
  • NTBackup
  • Outlook Express
  • Travel
  • Photo Gallery
  • Photo Viewer
  • Program Manager
  • Steps Recorder
  • WinHelp
  • Write
Khác
  • ScanDisk
  • File Protection
  • Media Control Interface
  • Next-Generation Secure Computing Base
  • POSIX subsystem
  • Interix
  • Video for Windows
  • Windows SideShow
  • Windows Services for UNIX
  • Windows System Assessment Tool
  • WinFS
Chuyển sangMicrosoft Store
  • DVD Player
  • Hover!
  • Mahjong
  • Minesweeper
Trò chơi điện tử
  • Microsoft Solitaire Collection
  • Surf
  • x
  • t
  • s
Hệ điều hành
Chung
  • Tuyên truyền
  • So sánh
  • Công nghệ pháp lý
  • Lịch sử hệ điều hành
  • Hobbyist development
  • Danh sách
  • Thời biểu
  • Thị phần sử dụng
Hạt nhân
Cấu trúc
  • Exokernel
  • Hybrid kernel
  • Microkernel
  • Monolithic
Các thành phần
  • Chương trình điều khiển
  • Loadable kernel module
  • Microkernel
  • User space
Quản lý tiến trình
Các khái niệm
  • Context switch
  • Ngắt
  • Giao tiếp liên tiến trình
  • Task
  • Tiến trình
  • Khối điều khiển tiến trình
  • Hệ điều hành thời gian thực
  • Luồng (thread)
  • Chia sẻ thời gian
Thuật toánlập kế hoạch
  • Máy tính đa tác vụ
  • Fixed-priority pre-emptive scheduling
  • Multilevel feedback queue
  • Preemption (computing)
  • Round-robin scheduling
  • Shortest job next
Quản lý bộ nhớ và bảo vệ tài nguyên
  • Bus error
  • General protection fault
  • Bảo vệ bộ nhớ
  • Phân trang
  • Protection ring
  • Segmentation fault
  • Bộ nhớ ảo
Truy cập lưu trữ và hệ thống tập tin
  • Khởi động máy tính
  • Giải phân mảnh
  • Device file
  • File attribute
  • Inode
  • Journaling file system
  • Disk partitioning
  • Virtual file system
  • Virtual tape library
Danh sách
  • AmigaOS
  • Android
  • BeOS
  • BSD
  • DOS
  • GNU Hurd
  • iOS
  • Linux
  • Mac OS
  • MorphOS
  • OpenVMS
  • OS/2
  • OSv
  • QNX
  • ReactOS
  • RISC OS
  • Solaris
  • Transaction Processing Facility
  • Unix
  • VM (hệ điều hành)
  • Microsoft Windows
  • Z/OS
Khái niệm khác
  • Giao diện lập trình ứng dụng
  • Mạng máy tính
  • Hardware abstraction
  • Live CD
  • Live USB
  • Shell
    • Giao diện dòng lệnh
    • Giao diện đồ họa người dùng
    • Text-based user interface
    • Giao diện người dùng giọng nói
  • Preboot Execution Environment
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 7006728
  • BNF: cb14400232k (data)
  • GND: 4192183-5
  • LCCN: n88027331
  • NKC: ph117055
  • VIAF: 230666902
  • WorldCat Identities (via VIAF): 230666902

Từ khóa » Phiên Bản Mới Nhất Của Hệ điều Hành Windows