MIỄN DỊCH HỌC

x x

Contact us

Today is

GIỚI THIỆU

MIỄN DỊCH HỌC VI KHUẨN HỌC VIRÚT HỌC KÝ SINH TRÙNG HỌC NẤM HỌC

BỆNH NHIỄM TRÙNG

MIỄN DỊCH HỌC

TÌM KIẾM

Làm ơn gửi những góp ý và sửa chữa đến Dr Richard Hunt
Miễn dịch học là môn học nghiên cứu về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng. Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn. Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân (và các phân tử khác) trong tự miễn và các tế bào bất thường của bản thân trong miễn dịch ung thư.

Hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể đối với các vi sinh vật ngoai lai là các mô bao phủ, ví dụ da ngăn cản sự thâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu các lớp rào cản này bị tổn thương, các tế bào của cơ thể sẽ phản ứng tức thì khi các tác nhân xâm nhập có mặt. Các tế bào này bao gồm đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính, chúng bắt và tiêu diệt vi sinh vật ngoại lai mà không cần kháng thể. Thử thách tức thời đó cũng có sự tham gia của các phân tử hòa tan để lấy đi các chất dinh dưỡng cần thiết của vi sinh vật (ví dụ: sắt) và một số phân tử khác trên bề mặt của biểu mô, trong dịch tiết (nước mắt và nước bọt) và trong máu. Hình thức đáp ứng miễn dịch này do hệ miễn dịch tự nhiên hay không đặc hiệu đảm nhiệm, nó sẵn sàng đối phó liên tục với các tác nhân xâm nhập.

Hàng rào thứ hai là hệ thống miễn dịch thu được hay đặc hiệu và có thể mất nhiều ngày để nó đáp ứng với vi sinh vật lần đầu tiên vào cơ thể. Trong hệ thống miễn dịch đặc hiệu, chúng ta nghiên cứu sự sản xuất các kháng thể (là các protein hòa tan mà kết hợp với các kháng nguyên ngoại lai) và đáp ứng qua trung gian tế bào, trong đó các tế bào nhận diện tác nhân sinh bệnh rồi tiêu diệt chúng. Trong trường hợp của virút hoặc các khối u, đáp ứng này cũng rất quan trọng để nhận diện và tiêu diệt các tế bào nhiễm virút hoặc tế bào sinh u. Đáp ứng nhiễm trùng lần thứ hai thường nhanh hơn so với nhiễm trùng lần đầu tiên vì có sự hoạt hóa của tế bào B và T nhớ. Chúng ta sẽ nghiên cứu làm thế nào các tế bào của hệ miễn dịch tương tác với nhau thông qua một loạt các phân tử tín hiệu để hình thành một đáp ứng phối hợp. Các tín hiệu này có thể là các protein như lymphokin được sản xuất bởi các tế bào của hệ thống lympho, các cytokin và chemokin được sản xuất bởi các tế bào khác trong một đáp ứng miễn dịch, và chúng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch.

CHƯƠNG MỘT MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN (KHÔNG ĐẶC HIỆU)

Hệ thống miễn dịch tự nhiên: Hàng rào giải phẫu, các phân tử được chế tiết và các thành phần tế bào

CHƯƠNG HAI BỔ THỂ

Hệ thống bổ thể bao gồm hơn 20 protein trong huyết thanh có khả năng làm tan những tế bào đã phủ kháng thể.
CHƯƠNG BA KHÁNG NGUYÊN
Kháng nguyên là những chất gây ra một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và phản ứng với các sản phẩm của đáp ứng đó
CHƯƠNG BỐN KHÁNG THỂ - CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG
Globulin miễn dịch là các phân tử protein được sản xuất bởi các tương bào trong đáp ứng với kháng nguyên và có chức năng là kháng thể
CHƯƠNG NĂM CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA GLOBULIN MIỄN DỊCH-KHÁNG THỂ Isotyp, Allotyp và Idiotyp
Isotyp là quyết định kháng nguyên đặc trưng các lớp và dưới lớp của chuỗi nặng; nhóm và dưới nhóm các chuỗi nhẹ của kháng thể
CHƯƠNG SÁU GEN HỌC CỦA KHÁNG THỂ
Tổ chức và biểu lộ của các gia đình gen sinh kháng thể

CHƯƠNG BẢY PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN-KHÁNG THỂ VÀ XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN

Bản chất của phản ứng kháng nguyên/kháng thể - Ái tính và háo tính - Cở sở tính đặc hiệu kháng thể và phản ứng chéo - Các nguyên lý của các xét nghiệm thường được sử dụng bởi phản ứng kháng nguyên kháng thể

CHƯƠNG TÁM SỰ HÌNH THÀNH KHÁNG THỂ

Đặc điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu - Đáp ứng sinh kháng thể nguyên phát và thứ phát - Các sự kiện phân tử liên quan đến chuyển lớp kháng thể và biểu lộ kháng thể màng tế bào

CHƯƠNG CHÍN CÁC TẾ BÀO THAM GIA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VÀ NHẬN BIẾT KHÁNG NGUYÊN

Tổng quan về các loại tương tác tế bào và phân tử cần thiết cho miễn dịch đặc hiệu
CHƯƠNG MƯỜI PHỨC HỢP HÒA HỢP MÔ CHỦ YẾU
Cấu trúc và chức năng của các phân tử bề mặt tế bào tham gia vào sự tương tác của tế bào miễn dịch: các phân tử phức hợp hòa hợp mô chủ yếu, thụ thể tế bào T (TCR), phức hợp CD3, các phân tử phụ và đồng kích thích
CHƯƠNG MƯỜI MỘT ĐÁP ỨNG VỚI KHÁNG NGUYÊN
Các loại kháng nguyên được nhận biết bởi các tế bào T và B. Sinh học tế bào và ý nghĩa của các con đường khác nhau để xử lý và trình diện kháng nguyên bởi các phân tử MHC lớp I và II. Cơ sở thực nghiệm đối với giới hạn MHC tự thân. Vai trò của tuyến ức trong xác định loại thụ thể tế bào T. Các siêu kháng nguyên là kháng nguyên dị thường
CHƯƠNG MƯỜI HAI ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO Tương tác tế bào-tế bào trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Tương tác giữa tế bào T hỗ trợ và tế bào B để hình thành kháng thể chống lại các protein-hapten và protein phức tạp. Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức
CHƯƠNG MƯỜI BA ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH
Các dưới nhóm của tế bào T hỗ trợ: Th1 và Th2. Cytokin và chuyển đổi lớp kháng thể (isotype). Hoạt hóa đại thực bào bởi cytokin và chức năng. Sự trưởng thành và cơ chế tiêu diệt tế bào của các tế bào lympho T gây độc (CTL). Đặc điểm của các cơ chế làm chết tế bào của các tế bào gây độc tế bào khác. Cách thức điều hòa miễn dịch
CHƯƠNG MƯỜI BỐN MẪN CẢM
Tạo miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động. Ứng dụng và các vấn đề của mẫn cảm tự nhiên và nhân tạo. Các phương pháp tiếp cận hiện đại với tiêm chủng
CHƯƠNG MƯỜI LĂM PHỨC HỢP HÒA HỢP MÔ CHỦ YẾU-DI TRUYỀN VÀ VAI TRÒ TRONG GHÉP MÔ
Các vị trí của gen MHC và sản phẩm của chúng. Cơ sở di truyền của sự không đồng nhất MHC trong quần thể. Sự phân bố của các phân tử MHC trên các tế bào khác nhau. Làm thế nào để phát hiện kháng nguyên MHC (kiểu mô). Vai trò của MHC trong ghép mô, chức năng miễn dịch và bệnh tật
CHƯƠNG MƯỜI SÁU DUNG THỨ VÀ TỰ MIỄN
Khái niệm và ý nghĩa của dung thứ. Các yếu tố để xác định sự gây ra dung thứ. Cơ chế gây ra dung thứ. Các khái niệm về tự miễn và bệnh tật. Các đặc điểm của các bệnh tự miễn dịch chủ yếu. Các thuyết về nguyên nhân của bệnh tự miễn

CHƯƠNG MƯỜI BẢY QUÁ MẪN

Phân loại các phản ứng quá mẫn. Bệnh liên quan đến phản ứng quá mẫn. Cơ chế tổn thương trong các phản ứng quá mẫn. Các phương pháp chẩn đoán bệnh do quá mẫn. Phương thức điều trị bệnh do quá mẫn và lý do của chúng

CHƯƠNG MƯỜI TÁM MIỄN DỊCH UNG THƯ

Bằng chứng của các đáp ứng miễn dịch chống khối u. Thay đổi các đặc điểm tế bào trong bệnh ác tính. Các yếu tố của cơ thể ảnh hưởng đến sự tiến triển ung thư. Các yếu tố của tế bào khối u bảo vệ chúng thoát khỏi hệ thống miễn dịch. Cơ sở của liệu pháp miễn dịch trị liệu khối u và cách tiếp cận

CHƯƠNG MƯỜI CHÍN SUY GIẢM MIỄN DỊCH

Suy giảm miễn dịch nguyên phát và thứ phát. Suy giảm miễn dịch trong AIDS và các bệnh khác. Suy giảm miễn dịch nguyên phát chủ yếu và các đặc điểm của chúng. Mối quan hệ giữa vị trí tổn thương và kết quả suy giảm miễn dịch. Xét nghiệm chẩn đoán các loại suy giảm miễn dịch

Từ khóa » Khái Niệm Về đáp ứng Miễn Dịch Tự Nhiên