Miễn Dịch | SGK Sinh Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
1. Miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Ví dụ :
- Da và niêm mạc là bức thành không cho vi sinh vật xâm nhập (trừ khi bị 3 tổn thương).
- Đường hô hấp trên có hệ thống nhung mao chuyển động liên tục từ trong ra ngoài để hất các vi sinh vật ra khỏi cơ thể.
- Dịch axit của dạ dày phá hủy vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân hủy vỏ ngoài chứa lipit.
- Nước mắt, nước tiểu rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể.
- Đại thực bào và bạch cầu trung tính giết vi sinh vật theo cơ chế thực bào.Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
2. Miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, được chia làm hai loại : Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
a) Miễn dịch thể dịch
Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể. Có tên gọi như vậy vì kháng thể nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết).
Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêin, có khả năng kích thích cơ thế tạo đáp ứng miễn dịch (miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào). Ví dụ : kháng nguyên virut, vi khuẩn.
Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa. Điều đó có nghĩa là kháng nguyên nào kháng thể nấy. Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.
b) Miễn dịch tế bào
Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức).
Tế bào này khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm
Ngày nay, nhờ có thuốc kháng sinh mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều được chữa khỏi và khó có thể trở thành đại dịch, ngoại trừ bệnh virut. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
Loigiaihay.com
Từ khóa » đặc điểm Của Miễn Dịch Không đặc Hiệu Sinh 10
-
Miễn Dịch Là Gì ? Miễn Dịch Không đặc Hiệu, Miễn Dịch đặc Hiệu
-
Bài 2 Trang 128 SGK Sinh Học 10. Thế Nào Là Miễn Dịch đặc Hiệu ...
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Miễn Dịch - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng
-
Câu 4 Trang 157 Sinh Học 10 NC: Thế Nào Là Miễn Dịch ? Các Loại ...
-
Chương Một Miễn Dịch Tự Nhiên (không đặc Hiệu)
-
So Sánh Miễn Dịch Đặc Hiệu Và Không Đặc Hiệu
-
Phân Biệt Miễn Dịch đặc Hiệu Và Miễn Dịch Không đặc Hiệu So Sánh ...
-
Lý Thuyết Miễn Dịch Sinh 10
-
Thế Nào Là Miễn Dịch đặc Hiệu, Miễn Dịch Không đặc Hiệu? | Tech12h
-
Đại Cương Về Miễn Dịch Học - Health Việt Nam
-
Các Tế Bào Chủ Yếu Của Hệ Miễn Dịch - Health Việt Nam
-
Miễn Dịch Tự Nhiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Miễn Dịch Qua Trung Gian Tế Bào - Vinmec
-
Phân Biệt Hệ Miễn Dịch đặc Hiệu Và Miễn Dịch Không đặc Hiệu