Miễn Dịch Tự Nhiên – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài. |
Miễn dịch tự nhiên hay còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch bẩm sinh: là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây độc từ môi trường bằng các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể. Miễn dịch tự nhiên có tác dụng đối với các vật lạ xâm nhập ngay cả khi cơ thể chưa từng tiếp xúc với vật xâm nhập đó trước đây. Nó được xem là một cơ chế quan trọng giúp bảo vệ cơ thể trong lúc các phản ứng đặc hiệu chưa đáp ứng kịp.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Người ta có thể chia miễn dịch tự nhiên thành các dạng sau đây:
- Miễn dịch tự nhiên tuyệt đối: Trong bất cứ điều kiện nào khả năng miễn dịch của cơ thể đối với một số tác nhân gây nhiễm không bị phá vỡ.
- Miễn dịch tự nhiên tương đối: Là loại miễn dịch trong điều kiện nhất định cơ thể không cảm thụ với bệnh.
Cơ chế miễn dịch
[sửa | sửa mã nguồn]Miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể bằng các hàng rào vật lý, hóa học, sinh học ngăn cách cơ thể với môi trường phức tạp bên ngoài. Kể từ ngoài vào trong, ta có các loại hàng rào bảo vệ sau:
Hàng rào vật lý
[sửa | sửa mã nguồn]Bao gồm da và niêm mạc:
- Da: là hàng rào đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập của các vật lạ vào bên trong cơ thể. Cấu tạo gồm nhiều lớp và sự đổi mới liên tục của lớp ngoài cùng khi không có tổn thương là thành trì vật lý vũng chắc bảo vệ cơ thể.
- Niêm mạc: có độ đàn hồi cao hơn và thường xuyên có lớp chất nhầy là đặc tính giúp các vật lạ không thể bám vào tế bào niêm mạc. Ngoài ra, niêm mạc ở một số vị trí còn chứa dịch tiết (nước mắt,nước mũi,...) và các vi nhung mao (đường hô hấp,..) có tác dụng cuốn trôi và đẩy các vật lạ ngược trở ra ngoài cơ thể.
Hàng rào tế bào
[sửa | sửa mã nguồn]Sự hiện diện của một loạt các tế bào thực hiện chức năng miễn dịch, đặc biệt là các tế bào thực bào trong máu giúp bắt giữ và tiêu diệt những vật lạ đã xâm nhập được qua lớp da niêm.
Tế bào thực bào là các tiểu thực bào (bạch cầu đa nhân trung tính) và các đại thực bào di động trong máu giữ vai trò bắt và tiến hành thực bào đối với các vật lạ xâm nhập.
Các tế bào khuếch đại thực bào:
- Hệ thống bổ thể: khi được hoạt hóa, nó tiến hành hóa hướng động hấp dẫn bạch cầu tới ổ viêm, gây dãn mạch, tăng tính thấm và thực hiện opsonin hóa để khuếch đại khả năng thực bào của bạch cầu.
- Tế bào NK (natural kill cell): là một loại tế bào IFN, có tác dụng tiêu diệt các tế bào u và tế bào nhiễm virus, ngăn cản sự lây nhiễm qua các tế bào cùng loại.
- Bạch cầu ái kiềm (bạch cầu ưa base): tiết ra hóa chất trung gian, tăng cường quá trình viêm.
- Bạch cầu ái toan (bạch cầu ưa acid): rất có ý nghĩa đối với dị ứng và nhiễm kí sinh trùng do tác dụng diệt protein lạ.
Hàng rào hóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Là các chất dịch sinh học được tiết ra từ các tế bào và mô miễn dịch của cơ thể, bao gồm:
- Lysozyme là 1 enzym thủy phân liên kết vách vi khuẩn (các liên kết glucosid). Nó được tiết nhiều từ các tuyến của niêm mạc, nước mắt và nước bọt. Nó cũng tồn tại trong các tế bào thực bào làm nhiệm vụ tiêu hóa màng vi khuẩn.
- Interferon: có tác dụng ngăn cản sự xâm nhiễm của virus từ một tế bào đã nhiễm sang các tế bào cùng loại lân cận.
- Bổ thể: khi được hoạt hóa, có tác dụng dung giải vi khuẩn, hóa hướng động bạch cầu và opsonon hóa.
- Các protein phản ứng pha cấp: là các chuỗi protein tồn tại độc lập trong huyết thanh và trên bề mặt tế bào, có tác dụng ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn (ví dụ protein C phản ứng,...)
- pH: môi trường acid trong dạ dày (pH=3) tiêu diệt phần lớn các vi sinh vật có pH của da và âm đạo (khoảng = 4) cũng không thích hợp cho phần lớn vi sinh vật gây bệnh.
- Ngoài ra, spermin trong tinh dịch cũng có tác dụng diệt khuẩn,một số acid béo không bão hòa trên da cũng chống lại một số vi khuẩn.
Hàng rào cơ địa
[sửa | sửa mã nguồn]Mang tính di truyền và đặc trưng riêng cho từng cá thể. Đây là tổng hợp tất cả các phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vật lạ.
Kết quả của quá trình miễn dịch tự nhiên
[sửa | sửa mã nguồn]Kết thúc một quá trình miễn dịch tự nhiên, thường các tác nhân xâm nhập sẽ bị tiêu diệt hết. Nếu không, các đại thực bào sẽ đóng vai trò kích hoạt một hệ thống bảo vệ có tính ưu việt hơn - hệ miễn dịch thu được để tiếp tục quá trình bảo vệ cơ thể.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Miễn dịch tự nhiên.Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Hệ Thống Miễn Dịch Không đặc Hiệu Bao Gồm
-
Miễn Dịch Qua Trung Gian Tế Bào | Vinmec
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Miễn Dịch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN (KHÔNG ĐẶC HIỆU)
-
So Sánh Miễn Dịch Đặc Hiệu Và Không Đặc Hiệu
-
Phân Biệt Miễn Dịch đặc Hiệu Và Miễn Dịch Không đặc Hiệu
-
Hệ Miễn Dịch Không đặc Hiệu – Tuyến Phòng Thủ đầu Tiên Của Cơ Thể
-
Đại Cương Về Miễn Dịch Học - Health Việt Nam
-
Hệ Miễn Dịch – Wikipedia Tiếng Việt
-
HỆ MIỄN DỊCH LÀ GÌ ? NÓ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
-
Tính đa Dạng Của Kháng Thể Dịch Thể - Nội Dung Của Một Giải Nobel ...
-
Hoạt động Miễn Dịch - Răng Hàm Mặt
-
Phân Biệt Hệ Miễn Dịch đặc Hiệu Và Miễn Dịch Không đặc Hiệu
-
Vai Trò Của Hệ Miễn Dịch | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng