Miễn Dịch – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Miễn dịch (hay miễn nhiễm) là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại. Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao:
- Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch không đặc hiệu), đáp ứng tức thì.
- Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu), đáp ứng sau vài ngày với đặc điểm là khả năng "ghi nhớ".
Ở cấp độ phân tử, cả hai cơ chế đều có khả năng phân biệt ("nhận diện") các thành phần của cơ thể, tức cái "ta" với tất cả những phân tử khác gọi chung là cái "không ta".
Miễn dịch đặc hiệu xuất hiện vào thời điểm phân kỳ giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống cách đây 500 triệu năm. Miễn dịch tự nhiên có tính nguyên thủy hơn, cần thiết cho sự sinh tồn của mọi sinh vật.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ miễn dịch hay miễn nhiễm liên quan đến các bệnh truyền nhiễm trong lịch sử. Người ta nhận thấy những bệnh nhân bị một bệnh nhất định nhưng đã khỏi có khả năng không mắc lại căn bệnh đó về sau (miễn), kể cả khi bệnh truyền nhiễm đó lan tràn với tính chất dịch.[cần dẫn nguồn]
Bạch Cầu
[sửa | sửa mã nguồn]Có ba loại bạch cầu tham gia vào việc tiêu diệt vi rút khi xâm nhập vào cơ thể con người:
- Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô chui ra khỏi mạch máu để tới ổ viêm, hình thành chân giả nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa
- Tế bào B (limpho B) tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa vi khuẩn
- Tế bào T (limpho T) nhận diện, tiếp xúc với vi khuẩn và tiết ra protêin đặc biệt làm tan tế bào bị nhiễm vi rút
Các loại miễn dịch
[sửa | sửa mã nguồn]Miễn dịch tự nhiên
[sửa | sửa mã nguồn]Có hai loại:
Các loại bệnh của gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, toi gà,... không thể xâm nhập được vào cơ thể người là miễn dịch bẩm sinh
Người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau này sẽ không bị mắc bệnh đó nữa (sởi, thủy đậu, quai bị,...) đây là miễn dịch tập nhiễm
Miễn dịch nhân tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Có hai loại
Người nào đã từng được tiêm phòng (viêm gan B, viêm gan A, Ung thư cổ tử cung, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản, thương hàn,...) tỉ lệ nhiễm các bệnh này sẽ thấp hoặc không có, đây là miễn dịch chủ động
Khi con người bị bệnh (cảm cúm, sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết,..) thường đến các bệnh viện hay cơ sở y tế để được chữa trị, uống các loại thuốc để tăng hệ miễn dịch chống lại vi rút là miễn dịch bị động (miễn dịch khi đã mắc bệnh).
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- The Immune System (Hệ miễn dịch) Lưu trữ 2005-12-10 tại Wayback Machine
- Đái Duy Ban, Miễn dịch
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Trong Cơ Thể Có 2 Loại Miễn Dịch đó Là Vungoi
-
Các Loại Miễn Dịch Trong Cơ Thể Con Người | Vinmec
-
Miễn Dịch Là
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Miễn Dịch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ba Loại Miễn Dịch Của Cơ Thể - VnExpress Sức Khỏe
-
Ăn Gì để Tăng Sức đề Kháng - Top 4 Nhóm Thực Phẩm Không được Bỏ ...
-
Truyền Hình Trực Tuyến: Các Biện Pháp Tăng Cường Miễn Dịch
-
15 Loại Thực Phẩm Tăng Cường Sức đề Kháng, Phòng Chống Covid-19
-
Vai Trò Của Hệ Miễn Dịch | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Anastar Việt Nam - Tập 20 – Bài Tập 19: Bước Chân Nhiệm Màu
-
Top 29 Tế Bào Gồm Có Máy Thành Phần Chính đó Là Những Thành ...
-
Chủ đề Theo Bảng Số Liệu, để Thể Hiện Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu
-
Top 30 Phản ứng Giữa Dung Dịch Hcl Và Naoh Là Phản ứng 2022
-
Lợi ích Của Việc ủ Quặng Sắt