Miên Man Loài Hoa Biển - VĂN THƠ NHẠC

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Miên man loài hoa biển

Miên man loài hoa biển… Trải qua biết bao biến đổi, thăng trầm, ngày nay Cửa Lò đã trở thành một khu du lịch biển nổi tiếng của miền Bắc Trung bộ. Nơi đây, ngoài cảnh sắc nên thơ, trời nước trong xanh, khách du lịch còn khó quên với ấn tượng về một loài hoa bé nhỏ nhưng rực rỡ sắc màu, cũng đã như trở thành một phần biểu tượng cho Cửa Lò: Hoa cúc biển. Cúc biển Cửa Lò. Sự tích hoa cúc ở Việt Nam gắn liền với lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ. Chuyện kể rằng có hai mẹ con nhà nọ sống với nhau trong cảnh nghèo khó nhưng rất yêu thương nhau. Một hôm người mẹ bệnh nặng, người con thương mẹ đã tìm mọi cách để chạy chữa nhưng không được. Trước hoàn cảnh ấy, Bụt thương tình hóa thân thành một cụ già và chỉ cho người con vào rừng tìm hái bông hoa thần kỳ có số cánh hoa là số năm người mẹ được sống trên đời. Người con vượt qua khổ ải đã tìm được bông hoa nhưng trớ trêu thay bông hoa chỉ có 5 cánh. Đau lòng nghĩ mẹ chỉ sống được thêm 5 năm, người con đã xé nhỏ cánh hoa tới mức không thể đếm được số cánh hoa nữa. Nhờ vậy người mẹ đã khỏi bệnh và được sống rất lâu bên con. Hoa cúc vì vậy mà ẩn chứa ước muốn sức sống dồi dào và sự hiếu thuận. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã ghé qua xứ hoa hải cúc Cửa Lò không chỉ một lần. Và cũng đã cảm loài hoa hay con người nơi này mà ông đã viết bài thơ "Chiều đảo xa", cũng đã được phổ nhạc và nhiều ca sỹ tên tuổi trình diễn khá thành công. Không biết, lúc ở phía bờ, nhà thơ - nhạc sĩ đã dõi ra hòn Mắt hay Song Ngư xa mờ mà đồng cảm cùng những người lính biển mà viết nên những câu thơ đẹp đến nhường này: "Có người lính nhớ màu hoa cúc biển/ Màu hoa vàng nỗi nhớ hoàng hôn/ Lặng nghe người lính hát về loài hoa/ Mang tên người con gái rất dịu hiền/Anh đã yêu, anh đã hẹn anh đã chờ/ Anh hẹn anh chờ anh thương màu hoa ấy". Theo lời kể lại, thì hoàng đế Bảo Đại, ông vua hào hoa, cũng là người kế vị cuối cùng của vương triều 9 chúa, 13 vua nhà Nguyễn đã có công mang loài hoa với sắc màu đầy ám ảnh, hoài nhớ kia từ Pháp về với đất biển xanh, cát trắng chốn này. Không biết, cuộc di thực của những hạt giống bé mọn kia, vượt trùng trùng lớp lớp đại dương từ miền lạnh của xứ sở từng được mệnh danh là Kinh đô ánh sáng từ thế kỷ 19 mà về nhọc nhằn hé lộc, dâng hoa ở chốn biển nhiệt đới có nhiều tao đoạn, thăng trầm không? Chứ đến hôm nay, khách xa đã mát mắt với màu biển ngọc bích kỳ ảo, lại được thêm một lần ngợp đi trong sắc hoa rực rỡ, chạy miên man khắp mọi nẻo với vàng tía chen nhau của cúc biển, cũng đã là thêm bước níu chân cho một chuyến hẹn quay về. Cúc biển được ví như nàng con gái xứ biển: Mạnh mẽ và can đảm. Cúc biển, loài hoa lưu lạc về đây "bén duyên" hay hoa "hữu duyên" mà tìm nương với xứ biển, trải nắng cùng muống biển tím ngắt trên cát trắng, hoa lông chông lăn dài dọc chang chang nắng có điệp trùng hàng dương thẫm xanh như tự thuở hồng hoang vạn kiếp. Cây hải cúc có những nhành lá màu xanh ngọc, thon dài như ngón tay ngoan mà nâng niu đỡ lấy cuống hoa dài mảnh khảnh. Trên đó, bông cúc biển nở khiêm nhường mà sắc màu rực rỡ vẫn không dấu, không lẫn được. Đóa hải cúc thanh tao chúm chím từ lúc kết nụ, những cánh hoa hãy còn khép mình để đến một ngày nắng đẹp, chợt tỏa bung. Từng cánh được mẹ thiên nhiên nhuộm vàng phía viền răng cưa thuôn tròn, để rồi nhuốm sắc tía vào tận đài hoa lổ đổ chấm vàng. Biển xanh, cát trắng, nắng vàng và những vạt cúc biển miên man bên bãi tắm Lan Châu Hoa cúc được người xưa trân trọng bởi lẽ: “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (Lá có khô cũng không bỏ cành, hoa dù có tàn héo vẫn không rơi xuống đất). Loài hoa được coi như một biểu tượng của sự thủy chung, của người quân tử, hơn cả loài sen cao khiết "dẫu lìa ngó, ý còn vương tơ lòng". Ngay cả khi đã héo hon, khô quắt đi rồi, lá vẫn không nỡ rời cành, còn bông hoa đã rũ hết thời xuân sắc, tàn phai cõi mộng vẫn không nỡ lòng để cây cô đơn mà tìm về đất. Vẫn lưu luyến mãi không thôi, như một gợi nhớ cho hồi tưởng bi tráng về những ngày đẹp đẽ đã qua, không trở lại của một đời hoa. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã có những cảm nhận về loài cúc biển thật thanh khiết "Nắng hồng cho áo mau khô/Bông hoa cúc biển mùa thu nở rồi/Chùm sim chín ở ven đồi/Lặng nghe tiếng hát đưa nôi dặt dìu". Trần Hải Theo http://baonghean.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Vòng tròn máu

Vòng tròn máu Tiếng vỗ tay ào ào nổi lên, vang dội cả hý viện khi người nam ca sĩ lai da đen vừa xuất hiện trên sân khấu. Mọi người đứng b...

  • Vài nét về văn học Đông Nam Á   Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
  • Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam Mùa thu nguồn cảm hứng lớn  của thơ ca  Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật   Mùa thu mùa của thi ca là m...
  • Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...

Tìm kiếm Blog này

  • Trang chủ

Giới thiệu về tôi

vanthonhactrieuchau.blogspot.com Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Báo cáo vi phạm

Lưu trữ Blog

  • ▼  2018 (4856)
    • ▼  tháng 2 (335)
      • Ấy hồn Thục Ðế hay mình Ðỗ Quyên
      • Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh
      • Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu
      • Ðem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ
      • Quả mai ba bảy đường vừa
      • Bây giờ gương vỡ lại lành
      • Nào hồn Tinh vệ biết theo chốn nào
      • Cầm đường ngày tháng thanh nhàn
      • Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
      • Quá quan nầy khúc Chiêu Quân
      • Vẻ chi một đóa yêu đào
      • Ðã cho vào bực bố Kinh
      • Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi, Trương
      • Trong khi chắp cánh liền cành
      • Trao tơ phải lứa gieo cầu đáng nơi
      • Ðã thẹn nàng Oanh, đâu thua ả Lý
      • Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai
      • Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
      • Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
      • Ðã nên quốc sắc thiên hương
      • Nụ cười nầy hẳn nghìn vàng
      • Thì vin cành quít cho cam sự đời
      • Ðuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ
      • Cũng thần Mày Trắng cũng phường lầu xanh
      • Ðêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu
      • Tin nhạn vẩn, lá thư bời
      • Kiều cam bề tiểu tinh, Tú Bà nổi tam bành
      • Số còn nặng nghiệp má đào
      • Xót người tựa cửa hôm mai
      • Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau
      • Ðêm thu khắc lậu canh tàn
      • Lòng còn gởi áng mây vàng
      • Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề
      • Dập dìu lá gió cành chim
      • Tống Ngọc, Trường Khanh - Mưa Sở mây Tần
      • Khi về hỏi Liễu Chương đài
      • Vả trong thềm quế cung trăng
      • Trước hàm sư tử gởi người đằng la
      • Khen rằng "Giá đáng Thịnh Ðường"
      • Mặn tình cát luỹ nhặt tình tao khang
      • Xuân đình thoắt đã đổi ra Cao đình
      • Phỉ nguyền bói phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
      • Tri kỷ trước sau mấy người
      • Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên quân
      • Mắt xanh chẳng để ai vào có không
      • Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo
      • Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
      • So vào với thiếp Lan đình nào thua
      • Duyên đằng thuận nẻo gió đưa
      • Mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân
      • Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân
      • Đào Tiến - Nhà thơ của dung dị đời thường
      • Những giác quan kỳ diệu trong thế giới động vật
      • Mùa lá trút
      • Mùa pơ lang
      • Luận về “Hiểu” và “Biết”
      • “Mắt thơ” - Góc nhìn mới về phong trào thơ mới
      • Tây Bắc - Những mùa hoa bỏ lại
      • Hoa mận trái mùa e ấp bên non
      • Miên man loài hoa biển
      • Về hai bài thơ “Người về” và “Mùi mưa”
      • Một cách nhìn mới về Băn khoăn của Khái Hưng
      • Sự biến mất của thể loại Song thất lục bát
      • Nhất Linh - Bướm trắng
      • Nguyễn Bắc Sơn, một đặc sản của thi ca miền Nam
      • “Thơ trắng” - Tình trong như đã
      • Nguyễn Bính - “Thi sĩ của thương yêu"
      • Đêm giao thừa xưa của Ức Trai Nguyễn Trãi
      • Đọc lại "Làm đĩ" của Vũ Trọng Phụng
      • Nghi lễ của ánh sáng hay nghi lễ của thi ca
      • Về truyện “Bắt đầu và kết thúc”
      • Hoàng Cầm: Một đời “Nhớ tiếc”, một đời “Níu Xuân x...
      • Trở lại câu chuyện gieo vần trong Truyện Kiều
      • Cánh hoa đất lung linh
      • Ý nghĩa các loài hoa
      • Say đắm những mùa hoa nở rộ trong năm
      • Mê mẩn và tự hào trước những cánh đồng hoa đẹp như...
      • Cậu bé và chiếc lồng chim
      • Ba người thầy vĩ đại
      • Chuyện cổ tích hoa hướng dương
      • Những cánh hoa xuân đang hé nở
      • Luận về những cánh bướm
      • Sắc xuân trong tà áo dài cách tân
      • Tươi sáng những nụ cười xuân
      • Hà Nội mùa về trên những cánh hoa
      • Những cánh hoa rơi trong mùa gió
      • Hình ảnh hoa xoan trong thơ
      • Trí huệ người xưa: Nói là một năng lực, nhưng im l...
      • Năng lượng kỳ diệu của phụ nữ: Mềm mại như cánh ho...
      • Mùa cánh chim lạc loài
      • Tiên Nga xác lập bản sắc nhạc kịch Nam Bộ
      • Bùi Giáng - Tinh thể thi ca từ Mưa nguồn
      • Chữ xuân trong điển tích văn học
      • Cảm thức lạc loài trong sáng tác của Thuận
      • Tôi vẫn mơ
      • Những mảnh đời
      • Nguyễn Thanh Tâm - Thơ hát giữa đời
      • Những nét chính trong phong cách truyện ngắn Nguyễ...
      • “Người quê” và những nét sáng tạo từ cổ tích
      • Khi đàn ong bay đi - Một tố chất hồn nhiên và tâm ...

Từ khóa » Sự Tích Hoa Cúc Biển