Miền Trung Có Mấy Tỉnh? 4 Nét Tổng Quan Về Miền Trung Việt Nam

Miền Trung là một dải đất dài nối liền hai miền Tổ Quốc Việt Nam. Hiện nay, miền Trung có mấy tỉnh? Và gồm các tỉnh nào? Đây là thắc mắc của nhiều người dân hiện nay. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nhé.

1. Vị trí địa lý

Miền trung có mấy tỉnh và gồm các tỉnh nào? Trước hết, xét theo góc độ vị trí địa lý, miền Trung gồm 19 tỉnh. Các tỉnh miền Trung được bắt đầu từ Thanh Hóa và kết thúc tại Bình Thuận.

Miền trung Việt Nam được chia làm ba vùng. Bao gồm: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với địa hình đa dạng. Phía tây miền Trung giáp biên giới với Lào Và Campuchia. Vì vậy, được bao bọc bởi những dãy núi cao. Phía đông miền Trung giáp với biển Đông. Đây chính là vùng có nhiều tỉnh giáp biển nhất Việt Nam. 

Bản đồ miền Trung
Bản đồ miền Trung

1.1 Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ có địa thế chạy dài và hẹp ngang Đông – Tây. Do vậy nơi đây sở hữu nhiều địa hình đa dạng. Phía bắc của Bắc Trung Bộ là dãy núi cao, hiểm trở. Địa hình này gây khó khăn cho giao thông cũng như phát triển kinh tế. Phía đông gồm các đồng bằng nhỏ hẹp, nghèo phù sa duy chỉ có đồng bằng Thanh Hóa là màu mỡ nhất.

Với vị trí địa lý như vậy, Bắc Trung bộ có nền kinh tế phát triển khá đa dạng. Trong đó, nổi bật là sự kết hợp công – nông – lâm nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ đang là thế mạnh đầu tư của khu vực. Trong đó có các hướng chính là du lịch và thương mại cảng biển.

Ngoài ra, Bắc Trung Bộ còn sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như biển Sầm Sơn, biển Cửa Lò (Nghệ An)... Nơi đây cũng nổi tiếng với các di tích lịch sử văn hóa như Làng Sen, Thành cổ Quảng Trị, Cố đô Huế… 

Các di tích đều nổi tiếng, thu hút và  hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

1.2 Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ còn có tên gọi khác là Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây được coi như là trái tim của các tỉnh miền Trung.

Nam Trung Bộ nằm ở vị trí cận giáp biển, nên tất cả các tỉnh đều có đường bờ biển ở phía Đông. Địa hình Nam Trung Bộ chủ yếu là các đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp và núi thấp. Bờ biển ở đây bị cắt xẻ khúc khuỷu sâu vào đất liền tạo thành nhiều cảng nước sâu lớn. 

Bên cạnh đó, Nam Trung Bộ có ⅘ tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của các tỉnh miền Trung. Hầu hết các tỉnh này thì đều là các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và phát triển năng động. 

Bên cạnh đó, Nam Trung Bộ là nơi nổi tiếng với các bãi tắm và vịnh biển đẹp nhất các tỉnh miền Trung như: vịnh Nha Trang, vịnh Nhật Lệ, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Vịnh Vân Phong… Ngoài ra, nơi đây còn có các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các di sản thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.

1.3 Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cuối cùng của miền Trung. Đây là khu vực ít được nhắc tới, nhưng vẫn là một phần không thể thiếu của mảnh đất này. Tây Nguyên có vị trí nằm tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia. Phía Đông Tây Nguyên giáp với vùng kinh tế năng động Nam Trung Bộ.

Tây Nguyên có địa hình phức tạp và đa dạng. Địa hình chính của khu vực này là núi cao và cao nguyên bazan. Địa hình này thích hợp phát triển lâm nghiệp và trồng các cây công nghiệp như cao su,...

Tây nguyên phát triển hạn chế hơn so với 2 khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, du lịch ở đây rất được chú trọng phát triển. Một số địa điểm du lịch thu hút nhiều lượng khách đến tham quan. Có thể kể đến như Đà Lạt, Lâm Đồng hay Kon Tum, Gia Lai.

2. Các đơn vị hành chính của miền Trung

Dưới đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi miền Trung có mấy tỉnh. Miền Trung được chia làm 3 tiểu vùng và 19 tỉnh. Trong đó:

- Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh và có số tỉnh lớn thứ hai tại miền trung. Bao gồm các tỉnh như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế. 

- Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh thành và đây là nơi có nhiều tỉnh nhất miền Trung. 4 tỉnh Nam Trung Bộ ở trên bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. 4 tỉnh ở phía dưới bao gồm: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. 

- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh. 5 tỉnh bao gồm: Kontum, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông và Lâm Đồng. 

Ngoài ra, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ còn có tên gọi khác là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã được người dân coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.

THE COTH - Top sản phẩm bán chạy

ICONIC Basic Logo Tee - White AT2U0601 -50%

ICONIC Basic Logo Tee - White AT2U0601

299,000đ 149,000₫ Kích thướt: S M L XL 2XL ICONIC Icy Logo Tee - White AT2U0602 -50%

ICONIC Icy Logo Tee - White AT2U0602

299,000đ 149,000₫ Kích thướt: S M L XL 2XL ICONIC Melted Logo Tee - White AT2U0603 -50%

ICONIC Melted Logo Tee - White AT2U0603

299,000đ 149,000₫ Kích thướt: S M L XL 2XL ICONIC Atomic Logo Tee - White AT2U0604 -50%

ICONIC Atomic Logo Tee - White AT2U0604

299,000đ 149,000₫ Kích thướt: S M L XL 2XL ICONIC Labyrinth Logo Tee - White AT2U0605 -50%

ICONIC Labyrinth Logo Tee - White AT2U0605

299,000đ 149,000₫ Kích thướt: S M L XL 2XL ICONIC Hashtag Logo Tee - White AT2U0606 -50%

ICONIC Hashtag Logo Tee - White AT2U0606

299,000đ 149,000₫ Kích thướt: S M L XL 2XL
Cảnh đẹp ở miền Trung
Cảnh đẹp ở miền Trung

3. Khí hậu miền Trung

Sau khi biết được miền Trung có mấy tỉnh, chúng tôi sẽ tiếp tục dẫn bạn đi tìm hiểu về khí hậu của mảnh đất này. Khác với sự phân chia về khu vực địa lý, khí hậu Trung Bộ chỉ được chia ra làm hai khu vực. Thứ nhất là Bắc Trung Bộ. Thứ hai là Duyên Hải Nam Trung Bộ.

3.1 Khu vực Bắc Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ được tính từ toàn bộ phía Bắc của đèo Hải Vân. Vào mùa đông, khu vực Bắc Trung Bộ có gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc và mang theo hơi nước từ biển vào. Do vậy, toàn khu vực Bắc Trung Bộ sẽ chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa.

Đến mùa Hè, khu vực này không còn hơi nước từ biển vào nhưng lại có thêm gió mùa Tây Nam thổi ngược. Điều này đã gây nên thời tiết khô nóng cho toàn bộ bắc Trung Bộ.

3.2 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được tính từ phía nam của đèo Hải Vân. Gió mùa Đông Bắc thường ít ảnh hưởng tại khu vực này. Bởi bị suy yếu và bị chặn bởi dãy Bạch Mã. 

Tuy nhiên, Mùa hè xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Thái Lan và tràn vào khu vực. Gió này sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực. Một đặc điểm rất nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên, nó không xảy ra cùng thời kỳ với khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ.

4. Một số đặc điểm về văn hóa Miền Trung

4.1 Văn hóa ẩm thực Miền Trung

Như đã giải thích trong phần miền Trung có mấy tỉnh, thì chúng ta cũng nhận ra văn hóa ẩm thực miền Trung vô cùng đa dạng. Văn hóa ẩm thực nơi đây là hội tụ tổng thể hài hòa và tinh tế. Và bị chi phối nhiều bởi tính cách của con người.

Hầu hết các món ăn miền Trung đều có vị cay và mặn. Ngoài ra, người miền Trung cũng thích vị ngọt nhưng ngọt vừa phải. Thông thường, các món ăn miền Trung dù đơn giản hay cầu kỳ thì cũng phải đậm đà. Bởi người miền Trung quan niệm rằng món ăn phải đậm đà thì mới ngon.

Ẩm thực miền Trung được nhận xét là tương đối cầu kỳ. Các món ăn được chú trọng từ hình thức cho đến tên gọi món ăn. Nổi bật nhất là Huế, một địa điểm được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung.

Văn hóa ẩm thực ở Huế từ xưa đã được chia ra làm hai loại là ẩm thực Cung đình và ẩm thực dân Dân gian. Dù là bất kỳ món ăn nào thì đều gây thương nhớ trong lòng thực khách ngay từ lần thưởng thức. 

Đặc sắc trong nền văn hóa ẩm thực miền Trung còn có ẩm thực xứ Quảng,  Hội An, Bình định. Các mảnh đất này nổi tiếng với các món ăn nổi tiếng như mì Quảng, Cao Lầu… Nếu bạn đến với mảnh đất miền Trung bạn sẽ được thưởng thức những món ăn với hương vị đặc sắc mãi không quên.

Nem công chả phượng cung đình Huế
Nem công chả phượng cung đình Huế

4.2 Phong tục tập quán 

Bên cạnh nền ẩm thực đặc sắc thì phong tục tập quán là nhân tố tạo nên sự độc đáo. Những phong tục tập quán ở miền Trung được thể hiện rõ nét qua dịp Tết Nguyên Đán.

Trong dịp tết Nguyên đán, trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ đầu xuân của người miền Trung luôn có bánh tét. Bánh tét được xem như loại bánh đặc trưng miền quê. Đây là loại bánh được coi như nhịp cầu gắn kết con cháu với ông bà tổ tiên. 

Không giống như miền Bắc hay miền Nam rất câu nệ về hình thức. Mâm ngũ quả ở miền Trung được bày biện đơn giản. Người miền trung cho rằng, ý nghĩa của mâm ngũ quả chủ yếu dựa vào sự thành tâm. Đó chính là sự thành tâm của mỗi người dâng kính ông bà tổ tiên.

Mâm ngũ quả nhiều màu sắc
Mâm ngũ quả nhiều màu sắc

Bên cạnh đấy, miền Trung cũng có tục “xông đất” vào sáng mồng một giống miền Bắc và miền Nam. Thông thường các gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi mạnh khỏe, hợp tuổi để xông đất. Việc này, nhằm hy vọng một năm mới bình an, hạnh phúc.

Với những thông mà chúng tôi chia sẻ chắc hẳn bạn cũng đã trả lời được câu hỏi "miền Trung có mấy tỉnh" cũng như những phong tục tập quán tại vùng đất miền Trung của Việt Nam ta. Nếu có cơ hội bạn hãy đặt chân đến vùng đất này để cảm nhận được gió trời và thẳng cảnh nơi đây nhé!

Xem thêm: [Giải Đáp] Mặt Trời Cách Trái Đất Bao Xa?

Từ khóa » Các Tỉnh Miền Trung Từ Nam Ra Bắc