Mikhail Aleksandrovich Sholokhov – Wikipedia Tiếng Việt

Mikhail SholokhovМихаил Шолохов
Mikhail Sholokhov năm 1960Mikhail Sholokhov năm 1960
Nghề nghiệpNhà văn
Dân tộcCossack
Tư cách công dânLiên xô
Thể loạiTiểu thuyết chiến tranh
Trào lưuHiện thực xã hội chủ nghĩa
Tác phẩm nổi bậtSông Đông êm đềmĐất vỡ hoangSố phận một con người
Phối ngẫuMaria Petrovna Gromoslavskaia
Con cáihai con trai và hai con gái

Mikhail Aleksandrovich Sholokhov (phiên âm tiếng Việt: Mi-kha-in A-lếch-xăng-đrô-vích Sô-lô-khốp[1]; tiếng Nga: Михаил Александрович Шолохов) (sinh ngày 24 tháng 5, lịch cũ ngày 11 tháng 5, năm 1905, mất ngày 21 tháng 2 năm 1984) là một nhà văn Liên Xô nổi tiếng và là người được trao Giải Nobel Văn học năm 1965.

Mikhail Sholokhov được biết tới nhiều nhất qua bộ tiểu thuyết sử thi Sông Đông êm đềm, tác phẩm được Jorge Amado cho rằng có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy[2]. Ngoài ra Sholokhov còn có nhiều sáng tác về những người Cossack vùng Sông Đông và về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mikhail Sholokhov sinh năm 1905 trong một gia đình người Cossack ở Vyoshenskaya thuộc Đế quốc Nga. Bố của ông là một nông dân Cossack, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình nông dân người Ukraina đã từng có một đời chồng. Sholokhov đi học tại các trường phổ thông ở Kargin, Moskva, Boguchar và Vyoshenskaya; đến năm 1918 thì tham gia Hồng quân chiến đấu trong Nội chiến Nga. Khi đó Sholokhov mới 13 tuổi.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Sholokhov bắt đầu sáng tác ở tuổi 17. Ông cho ra đời tác phẩm đầu tiên, truyện ngắn Cái bớt năm 19 tuổi. Năm 1922 Sholokhov chuyển tới thủ đô Moskva với hy vọng trở thành một nhà báo. Trong thời gian đầu ở thủ đô, ông phải kiếm sống bằng những công việc chân tay như công nhân bốc vác, thợ xây và nhân viên kế toán từ năm 1922 đến 1924 trong khi vẫn cố gắng tham gia các lớp học ngắn hạn dành cho các nhà văn trẻ.

Sholokhov và vợ năm 1924

Năm 1924 Sholokhov trở về Vyoshenskaya và bắt đầu tập trung hoàn toàn vào việc sáng tác. Cùng năm này, ông cưới cô Maria Petrovna Gromoslavskaia, hai người sau đó đã có hai người con trai và hai người con gái. Hai năm sau, Sholokhov cho xuất bản tập truyện ngắn Những câu chuyện sông Đông (Donskie Rasskazy) viết về cuộc sống của những người Cossack quê hương ông trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và Nội chiến Nga. Cũng trong năm 1926, nhà văn bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bộ tiểu thuyết sử thi Sông Đông êm đềm (Tikhii Don). Bộ tiểu thuyết về cuộc sống của những người Cossack này đã được ông viết ròng rã trong gần 14 năm với 4 tập. Tác phẩm đã trở thành một trong những tiểu thuyết của Văn học Xô viết phổ biến nhất và đã đem lại cho tác giả của nó Giải Nobel Văn học năm 1965. Khi bắt đầu viết tác phẩm đồ sộ này, Sholokhov mới 21 tuổi, vì vậy Sông Đông êm đềm trong nhiều năm đã bị nghi là đạo văn và còn bị đề nghị cắt bớt đi một số đoạn bị coi là "không phù hợp" vào thời bấy giờ. Nhưng nhờ có sự ủng hộ của các nhà văn lão thành như Maxim Gorky và cả của Stalin, tác phẩm mới được in và phát hành rộng rãi, đồng thời đưa nhà văn trẻ trở thành một trong những đại diện xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa[2]. Sau này một số ủy ban đã được thành lập với nhiệm vụ điều tra xem "Sông Đông êm đềm" có phải là một tác phẩm đạo văn không và họ đều đi đến kết luận là tác phẩm này đích thực là của Sholokhov, nhất là khi bản thảo tác phẩm được tìm thấy năm 1999[2].

Năm 1925, Sholokhov bắt tay vào viết tập đầu tiên của một bộ tiểu thuyết đồ sộ khác, bộ Đất vỡ hoang (Podnyataya Tselina) phản ánh phong trào tập thể hóa nông nghiệp ở nông thôn Nga. Bộ tiểu thuyết đã phải mất gần 30 năm mới hoàn thành đủ hai tập khi bản thảo của tác giả bị thiêu hủy trong thời gian Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Đất vỡ hoang đã được trao Giải thưởng Lênin, giải thưởng cao nhất dành cho lĩnh vực Văn học - Nghệ thuật của Liên Xô.

Mikhail Sholokhov gia nhập Đảng Bolshevik năm 1932 và đến năm 1937 ông được bầu vào Xô viết Tối cao Liên Xô. Năm 1939 nhà văn được bầu làm Viện sĩ Viện Hàm lâm Khoa học Xô viết và một thời gian sau là Phó chủ tịch Hội nhà văn Xô viết.

Thời gian chiến tranh và sau đó

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nổ ra tháng 6 năm 1941, cũng như nhiều nhà văn khác, Sholokhov tạm ngừng việc sáng tác các tác phẩm "thời bình" để chuyển sang viết các tác phẩm về đề tài chiến tranh và khích lệ tinh thần các chiến sĩ Hồng quân. Năm 1942 ông cho ra đời tập truyện ngắn Khoa học căm thù (Nauka Nenavisti) viết về cuộc chiến đấu của những người lính Xô viết chống lại quân đội Đức Quốc xã. Cùng trong năm này Sholokhov bắt đầu sáng tác tập đầu tiên của bộ tiểu thuyết Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (Oni Srazhalis Za Rodinu) viết về cuộc đời những người nông dân Nga bình thường phải đứng lên cầm súng để bảo vệ tổ quốc, tập đầu của bộ tiểu thuyết được ra đời ngay trong chiến tranh. Tuy nhiên tập thứ hai của tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Sau khi Tổng bí thư Nga lúc bấy giờ mời Sholokhov lên nói chuyện trở về ông đã đốt tập bản thảo của tập hai bộ tiểu thuyết và bộ tiểu thuyết không bao giờ có tập hai.

Sau chiến tranh, năm 1956 Sholokhov tiếp tục đề tài chiến tranh khi cho ra đời tác phẩm nổi tiếng Số phận một con người (Sudba Cheloveka) với câu hỏi lớn: "Liệu nhân loại có thể vượt qua thương tổn do chủ nghĩa phát xít gây nên để xây dựng cuộc sống yên bình hay không". Đây là tiểu thuyết xuất sắc của Sholokhov đã được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Sergei Bondarchuk với chính Bondarchuk thủ vai chính, tác phẩm cũng được đưa vào nhà trường phổ thông để giảng dạy.

Năm 1966 tiểu thuyết Sông Đông êm đềm cũng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Sergei Gerasimov. Một năm sau đó nhà văn được phong danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa.

Mikhail Sholokhov mất tại Moskva ngày 21 tháng 2 năm 1984 ở tuổi 79.

Vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Mikhail Sholokhov là một trong số ít nhà văn Xô viết được tặng thưởng Giải Nobel Văn học, ông được đánh giá cao cả trong và ngoài Liên Xô. Nhiều bức tượng của nhà văn đã được dựng lên ở các thành phố Nga trong đó bức tượng mới nhất được dựng ngày 25 tháng 4 năm 2007 ở Moskva.

Tên của ông được dặt cho một tiểu hành tinh trong vành đai chính, 2448 Sholokhov.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những câu chuyện sông Đông (Донские рассказы) (1925, tập truyện ngắn)
  • Thảo nguyên xanh (Лазоревая степь) (1926, tập truyện ngắn)
  • Sông Đông êm đềm (Тихий Дон) (1928-1940, tiểu thuyết 4 tập)
  • Đất vỡ hoang (Поднятая целина) (1932-1960, tiểu thuyết 2 tập)
  • Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (Они сражались за Родину) (1942, phần đầu tiểu thuyết)
  • Khoa học căm thù (Nauka Nenavisti) (1942, tập truyện ngắn)
  • Слово о Родине (1951)
  • Số phận một con người (Судьба человека) (1956-1957, truyện vừa)
  • Sobranie Sochinenii (1956-1958, tuyển tập các tác phẩm gồm 8 tập)
  • Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (Oni Srazhalis Za Rodinu) (1959, phần tiếp theo)
  • Po Veleniju Duši (1970)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sách Giáo khoa Ngữ Văn
  2. ^ a b c “Bài viết trên báo Tuổi trẻ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mikhail Aleksandrovich Sholokhov.
  • Bài viết về Sholokhov trên trang web những người đạt giải Nobel Văn học
  • Tác phẩm của Sholokhov (tiếng Nga)
  • [https://web.archive.org/web/20070929131609/http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=80515&ChannelID=61 Lưu trữ 2007-09-29 tại Wayback Machine Bài viết về Sholokhov trên báo Tuổi trẻ]
  • Mikhail Sholokhov trên IMDb
  • x
  • t
  • s
Người đoạt giải Nobel Văn học
1901 – 1925
  • 1901 Sully Prudhomme
  • 1902 Theodor Mommsen
  • 1903 Bjørnstjerne Bjørnson
  • 1904 Frédéric Mistral / José Echegaray
  • 1905 Henryk Sienkiewicz
  • 1906 Giosuè Carducci
  • 1907 Rudyard Kipling
  • 1908 Rudolf Eucken
  • 1909 Selma Lagerlöf
  • 1910 Paul Heyse
  • 1911 Maurice Maeterlinck
  • 1912 Gerhart Hauptmann
  • 1913 Rabindranath Tagore
  • 1914
  • 1915 Romain Rolland
  • 1916 Verner von Heidenstam
  • 1917 Karl Gjellerup / Henrik Pontoppidan
  • 1918
  • 1919 Carl Spitteler
  • 1920 Knut Hamsun
  • 1921 Anatole France
  • 1922 Jacinto Benavente
  • 1923 W. B. Yeats
  • 1924 Władysław Reymont
  • 1925 George Bernard Shaw
1926 – 1950
  • 1926 Grazia Deledda
  • 1927 Henri Bergson
  • 1928 Sigrid Undset
  • 1929 Thomas Mann
  • 1930 Sinclair Lewis
  • 1931 Erik Axel Karlfeldt
  • 1932 John Galsworthy
  • 1933 Ivan Bunin
  • 1934 Luigi Pirandello
  • 1935
  • 1936 Eugene O'Neill
  • 1937 Roger Martin du Gard
  • 1938 Pearl S. Buck
  • 1939 Frans Eemil Sillanpää
  • 1940
  • 1941
  • 1942
  • 1943
  • 1944 Johannes V. Jensen
  • 1945 Gabriela Mistral
  • 1946 Hermann Hesse
  • 1947 André Gide
  • 1948 T. S. Eliot
  • 1949 William Faulkner
  • 1950 Bertrand Russell
1951 – 1975
  • 1951 Pär Lagerkvist
  • 1952 François Mauriac
  • 1953 Winston Churchill
  • 1954 Ernest Hemingway
  • 1955 Halldór Laxness
  • 1956 Juan Ramón Jiménez
  • 1957 Albert Camus
  • 1958 Boris Pasternak
  • 1959 Salvatore Quasimodo
  • 1960 Saint-John Perse
  • 1961 Ivo Andrić
  • 1962 John Steinbeck
  • 1963 Giorgos Seferis
  • 1964 Jean-Paul Sartre (từ chối)
  • 1965 Mikhail Sholokhov
  • 1966 Shmuel Yosef Agnon / Nelly Sachs
  • 1967 Miguel Ángel Asturias
  • 1968 Yasunari Kawabata
  • 1969 Samuel Beckett
  • 1970 Aleksandr Solzhenitsyn
  • 1971 Pablo Neruda
  • 1972 Heinrich Böll
  • 1973 Patrick White
  • 1974 Eyvind Johnson / Harry Martinson
  • 1975 Eugenio Montale
1976 – 2000
  • 1976 Saul Bellow
  • 1977 Vicente Aleixandre
  • 1978 Isaac Bashevis Singer
  • 1979 Odysseas Elytis
  • 1980 Czesław Miłosz
  • 1981 Elias Canetti
  • 1982 Gabriel García Márquez
  • 1983 William Golding
  • 1984 Jaroslav Seifert
  • 1985 Claude Simon
  • 1986 Wole Soyinka
  • 1987 Joseph Brodsky
  • 1988 Naguib Mahfouz
  • 1989 Camilo José Cela
  • 1990 Octavio Paz
  • 1991 Nadine Gordimer
  • 1992 Derek Walcott
  • 1993 Toni Morrison
  • 1994 Kenzaburō Ōe
  • 1995 Seamus Heaney
  • 1996 Wisława Szymborska
  • 1997 Dario Fo
  • 1998 José Saramago
  • 1999 Günter Grass
  • 2000 Cao Hành Kiện
2001 – nay
  • 2001 V. S. Naipaul
  • 2002 Imre Kertész
  • 2003 J. M. Coetzee
  • 2004 Elfriede Jelinek
  • 2005 Harold Pinter
  • 2006 Orhan Pamuk
  • 2007 Doris Lessing
  • 2008 J. M. G. Le Clézio
  • 2009 Herta Müller
  • 2010 Mario Vargas Llosa
  • 2011 Tomas Tranströmer
  • 2012 Mạc Ngôn
  • 2013 Alice Munro
  • 2014 Patrick Modiano
  • 2015 Svetlana Alexandrovna Alexievich
  • 2016 Bob Dylan
  • 2017 Kazuo Ishiguro
  • 2018 Olga Tokarczuk
  • 2019 Peter Handke
  • 2020 Louise Glück
  • 2021 Abdulrazak Gurnah
  • 2022 Annie Ernaux
  • 2023 Jon Fosse
  • 2024 Han Kang

Từ khóa » M. Sô-lô-khốp