Minh Thái Tổ - Từ ăn Mày đến Vị Vua Tàn Bạo Nhất Trong Lịch Sử TQ
Có thể bạn quan tâm
1. Tiểu sử Minh Thái Tổ
Minh Thái Tổ tên thật là Chu Nguyên Chương, ông sinh ngày 21 tháng 10 năm 1328, mất ngày 24 tháng 6 năm 1398, còn có tên gọi khác là Hồng Vũ Đế, Hồng Vũ Quân hay Chu Hồng Vũ. Ông là vị vua đầu tiên khai quốc cho nhà Minh, nối tiếp triều Đại Nguyên cai quản Trung Nguyên.
Tại ngôi trong 30 năm, từ năm 1368 đến năm 1398, các sử gia gọi giai đoạn này là “Hồng Vũ chi trị”, Chu Nguyên Chương không chỉ có công lao mở nước, chấm dứt ách đô hộ của nhà Nguyên - nguồn gốc là giặc ngoại bang Mông Cổ trên lãnh thổ, mà còn xây dựng và đưa Trung Quốc vào thời kỳ cực thịnh. Minh Thái Tổ được xếp vào danh sách những hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử. Tuy nhiên cũng bị người đời sau chê trách, ghê sợ bởi sự hà khắc, máu lạnh khi xuống tay tàn sát hàng loạt công thần và vô duyên, vô cớ ban chết cho những người từng đầu ấp vai kề với mình.
2. Minh Thái tổ - Vị hoàng đế xuất thân ăn mày đến đại công lao diệt Nguyên, thống lĩnh Trung Quốc
2.1. Từ xuất thân ăn mày...
Là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất, từng một mình, một tay xây dựng nghĩa quân, có công lớn trong diệt trừ thế lực ngoại bang và thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế, song hiếm người biết rằng Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương được biết đến là bậc đế vương có nguồn gốc xuất thân khiêm nhường nhất trong lịch sử. Ông được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng đất Tứ Châu, là (Giang Tô, Trung Quốc) ngày nay. Do kế sinh nhai và ách cai trị khổ hạnh của nhà Nguyên, thuở nhỏ, Chu Nguyên Chương hay Trùng Bát phải theo cha mẹ đi tha hương cầu thực khắp nơi. Gia đình ông có 8 anh chị em thì chết yếu đến 2 người.
Năm 16 tuổi, theo nhiều sử cũ thời nhà Minh ghi lại, Trùng Bát đi chăn thuê gia súc thuê cho địa chủ. Thế nhưng, không được lâu thì bị đuổi đi, vì lén lút bắt và thui một con trong đàn để ăn. Cũng trong năm đó, dịch bệnh liên miên cũng đi tính mạng của tất cả các thành viên còn lại trong gia đình ông. Là con út trong nhà, cuộc sống khổ cực đã buộc Trùng Bát vào chùa làm sư, nương nhờ cửa phật để sống qua ngày. Vậy nhưng, thời buổi loạn lạc, nhà chùa không nuôi nổi các sư, Trùng Bát phải rời khỏi chùa và sống lưu lạc khắp nơi, làm ăn xin kiếm miếng cơm trong vòng hơn 3 năm, trước khi quay trở lại chùa và bắt đầu học viết và học đọc.
Trong thời buổi bôn ba khắp nhân gian, Chu Nguyên đã bí mật tham gia “Bạch Liên Giáo” và thấu hiểu được tình hình thiên hạ. Đến năm 1352, ngôi chùa mang tên Hoàng Giác nơi Chu Nguyên Chương nương nhờ, cuối cùng cũng bị tàn phá bởi chiến tranh cát cứ.
2.2. Đến công trạng thống lĩnh Trung Quốc, khai quốc nhà Minh, đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi
Nhận thấy thế vận của nhà Nguyên bước vào thời kỳ tàn lụi, Minh Thái Tổ khi ấy là Chu Nguyên Chương đã quyết định gia nhập Hồng Cân Quân (Đội quân khăn đỏ) - Một lực lượng nổi dậy ở địa phương chống lại nhà Mông Nguyên được cầm đầu bởi Quách Tử Hưng. Nhờ dũng cảm, mưu trí, Ông trở thành tâm phúc của Tử Hưng được ông tin cậy, gả con nuôi là Mã Tú Anh (sau này là Mã Hoàng Hậu) và giao cho nhậm chức phó tả nguyên soái nghĩa quân.
Nhờ việc tôi rèn luyện khó khăn trong cuộc sống, từ một người không được biết đến, qua những ngày đói khát, tôi đã thể hiện sự dũng cảm và uy tín của mình, và sau đó Chu Nguyên Chương đã tuyển thêm binh sĩ, chiến thắng Trương Sỹ Thành và Trần Hữu Lượng để chiếm lấy một vùng đất lớn ở phía Bắc và Nam sông Trường Giang, tạo nên sức mạnh lớn lao.
Chính điều này, làm thủ lĩnh các đội quân nhỏ phải nhanh chóng quy hàng. Nhờ vậy, Chu Nguyên Chương thống nhất được miền Nam, tạo thế đối địch với triều đình Phương Bắc của nhà Nguyên. Thời điểm này, tại vùng đất phía Nam - Tứ Xuyên còn một nhà nước mang tên Đại Hạ, vốn đã ly khai với triều đình Đại Nguyên từ những năm 1362, song vẫn chưa đầu hàng Chu Nguyên Chương. Năm 1371, Chu Nguyên Chương chia quân thành 2 đạo binh, tấn công nước Đại Hạ. Kinh thành là Trung Khánh bị quân Minh chiếm giữ, nước Hạ tan rã, hoàng đế là Khai Hy Hoàng đế Minh Thăng bị đi đày sang Cao Ly.
Tháng 12/1367, khúc ca khải hoàn nổ ra ở Tô Châu, Chu Nguyên Chương tuyên bố sẽ xưng đế sau khi thống nhất được vùng đất Giang Nam, quyết tâm lật độ ngoại tộc nhà Nguyên thối nát và lấy lại giang sơn cho nhà Hán.
Cuối năm 1367, Chu Nguyên Chương phong cho Từ Đạt là đại tướng, Thường Ngộ Xuân là phó tướng đưa 25 vạn binh mã tiến công chinh phạt Trung Nguyên.
Nhanh chóng, đại quân chiếm được Sơn Đông từ tay quân Mông Cổ. Nhận thấy thời cơ đăng cơ đã đến, như lời tuyên bố, Chu Nguyên Chương xưng đế, lập ra triều đại Nhà Minh, lấy hiệu là Hồng Vũ và đóng đô ở Nam Kinh.
Trong năm 1368, tướng lĩnh nhà Minh thừa lệnh Hồng Vũ Hoàng đế tiếp tục mang quân tiến đánh phương Bắc và buộc thủ lĩnh Hà Chân ở vùng Quảng châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây dẫn quân quy hàng.
Vào tháng 3 năm 1368, quân đội của Đại Tướng Nhà Minh Từ Đạt đã chiếm được đô thị Đại Đô, buộc Nguyên Huệ Tông phải rút chạy về Mông Cổ. Nguyên Huệ Tông đã thành lập nhà Bắc Nguyên, đặt Thượng Đô làm kinh đô sau khi bỏ lại toàn bộ vùng Hoa Bắc. Từ tháng 9 năm 1368, Huệ Tông đã rút hẳn quân đội về thảo nguyên, chấm dứt 97 năm chính quyền Mông Cổ tại Trung Nguyên.
Mặc dù đã rút khỏi Trung Quốc Đại Lục, vua Bắc Nguyên vẫn nuôi tham vọng thôn tính Đại Đô khi có cơ hội. Để đối phó, Minh Thái Tổ quyết định tăng cường lực lượng, tiến hành nhiều chiến dịch Bắc Tiến và đẩy quân nhập sâu vào lãnh thổ Mông Cổ để tiêu diệt đối thủ và mở rộng vùng lãnh thổ.
Tháng 3/1368, Đại tướng Từ Đạt đưa quân mở đầu cho chuỗi đợt chinh phạt nhà Mông Cổ của Đại Minh. Trải qua 12 lần Bắc tiến, nhà Minh thu phục được nhiều gia súc, vũ khí, ép các vua nhà Nguyên như Nguyên Ích Tông, Nguyên Cung Tông và Nguyên Khang Tông phải quy hàng.
Đến năm 1392, kết thúc 12 lần chinh phạt đội quân Mông Cổ dưới triều Minh Thái Tổ. Sau này, đến đời Minh Thành Tổ, chính sách ngoại giao bành trường và thu phục các bộ lạc Mông Cổ vẫn tiến hành.
Song song với những cuộc chiến chinh phạt Mông Cổ, Minh Thái Tổ cũng đồng thời thi hành chính sách cải cách triều chính, ổn định xã hội. Trải qua trên 97 năm đô hộ của Nhà Nguyên và trên 20 năm chiến tranh đất nước hỗn loạn, nhân dân khổ cực. Ngay từ thời gian đầu thành lập nhà Minh, Minh Thái Tổ đã rất quan tâm đến việc phân phát ruộng đất cho nhân dân, giảm thuế quan, sửa lại kênh rạch thủy lợi để tập trung phát triển nông nghiệp, dân số Đại Minh tăng mạnh lên trên 100 triệu người. Với chủ trương bảo vệ bờ cõi và đẹp sách mọi đe dọa của các thế lực ngoại bang, Minh Thái Tổ cho rèn luyện binh lực từ trung ương đến địa phương, ban hành “Đại Minh Luật...Nhờ những cái cách tiến bộ, Đại Minh thời kỳ đầu đã trải qua thời gian cực thịnh dưới thời Minh.
3. Minh Thái Tổ - Bạo quân tàn độc nhất trong lịch sử phong kiến thế giới
Tuy có nhiều công trạng và được hậu thế coi là vị hoàng đế vĩ đại, thế nhưng nếu lấy yếu tố là đạo đức làm thước đo thì Hồng Vũ Hoàng đế chỉ được xếp vào...cấp người hạ đẳng bởi vì:
3.1. Rùng mình trước cách Minh Thái tổ đối xử với các bậc công thần
Dưới thời Minh Thái Tổ, quyền lực được tập trung 100% vào tay hoàng đế. Từ khi bước lên vị trí thống trị thiên hạ nắm trong tay toàn bộ binh lực, quyền lực, từ tên vô danh, tiểu tốt, Chu Nguyên Chương trở thành con người máu lạnh, giết người không ghê tay, ngay cả với bậc bề tôi thân tín, từng có công khai quốc với mình.
Minh Thái Tổ đã gây ra nhiều vụ án văn chương và làm liên lụy đến nhiều người, nhằm diệt trừ hậu họa cho con cháu đời song. Một trong những suy nghĩ và hành động dã man khởi phát của Minh Thái Tổ bấy giờ chính là xem các bậc công thần vào sinh ra tử với mình trở thành cái gai trong mắt cần phải loại bỏ.
Hàng loạt những vụ án lớn để càn quét và diệt trừ các võ tướng giỏi với nguyên cớ mưu phản đều được Chu Nguyên Chương thêu dệt nên và xử không thương tiếc. Trong đó có thừa tướng Hồ Duy Dung, Công thần Lý Thiện Trường, Lam Ngọc, Giang Hoàn và toàn bộ những khai quốc công thần lập lên nhà Minh cùng ông đều bị khép vào tội mưu phản và bị một tay Thái Tổ trừng trị bằng những nhục hình tàn bạo nhất như Lăng Trì hay lột da, hoặc ép họ phải tự sát.
Con cháu chín đời của họ cũng bị xử tử không thì lưu đày.
Thậm chí đến Từ Đạt - Đại tướng bao phen đưa quân đánh lại quân Mông Cổ dành thắng lợi cũng nằm trong những cái gai cần loại bỏ của Hồng Vũ. Thời điểm ông bị bệnh nặng, tương truyền kiêng món ngỗng. Biết điều này, Minh Thái Tổ cho người ban cho đại tướng này con ngỗng quay, bắt ông ăn rồi chứng kiến cảnh ông chết. Để đảm bảo độc tài chuyên chế, con cháu được chỉ định kế nghiệp đến muôn đời mà Minh Thái Tổ ra lệnh giết chết cả cháu ruột là Chu Văn Chinh, cháu ngoại là Lý Văn Trung.
Sau thời gian trị vì khoảng 30 năm của Chu Nguyên Chương, Cẩm Y Vệ - Cơ quan giám sát thực thi mọi cung hình được quản lý trực tiếp bởi hoàng đế hoạt động công khai và chịu trách nhiệm cho cái chết của trên 10 vạn người.
3.2. Tàn sát đẫm máu những người đầu ấp, tay gối
Lấy được ngai vàng, bên cạnh các bậc công thần, Minh Thái Tổ khét tiếng hà khắc bạo chúa với các cung tần, mỹ nữ của mình.
Nhiều tài liệu sử sách có ghi chép lại, Minh Thái Tổ có tình cảm mặn nồng với Mã Hoàng Hậu (Người cùng ông nằm gai nếm mật thời mới bắt đầu xây dựng nhà Minh), thế nhưng điều này, không ngăn được Hồng Vũ hoàng đế nạp thêm phi tần. Minh Hội điển nói rằng phi tần của Minh Thái Tổ có đến trên 42 người, chưa kể đến nhiều Quý nhân, tiệp dư, chiêu nghi. Trong đó chỉ có 2 trong số họ được an táng một cách tử tế. Số còn lại bị bức tử đến chết và tùy táng theo nhà vua khi chết, dù có rất nhiều người Thái tổ còn không nhớ rõ dung mạo.
Đương thời, để quản lý hậu cung, ông sử dụng những hình phạt dã man để đối xử với những kẻ nghi ngờ không chung thủy. Kết cục thảm khốc nhất cho những phi tần bị Chu Nguyên Chương cho là “một dạ hai lòng” chính là hình phạt thiết quần. Khi ấy, những người này sẽ bị mặc một chiếc váy bằng sắt (hay còn gọi là đai trinh tiết) bị nung nóng đỏ trên ngọn lửa để thân thể của họ bị ngọn lửa gặm nhấm trong đau đớn mà chết. Chưa hết tàn bạo, ngay cả những phi tần từng ân ái với nhà vua, song sinh con không đủ ngày, đủ tháng cũng sẽ bị phạt bởi nhục hình này. Tương truyền, Ngạc Phi - Mẹ ruột của Minh Thành Tổ - Chu Đệ sau này là một trong những phi tần phải hứng hình phạt dã man này với lý do hạ sinh hoàng tử khi chỉ mới 7 tháng tuổi.
Còn có một giai thoại khác để nói về sự tàn khốc của Chu Nguyên Chương trong quản lý hậu cung xảy ra vào năm Hồng Vũ thứ 14 - 1381, phát hiện một thi hài trẻ con trên sông chảy ngang qua hậu cung. Đến tai Chu Nguyên Chương, ông cho rằng, có phi tần của mình có hành động thiếu đoan chính. Sau khi suy tính, Minh Thái Tổ chắc chắn chính là Hồ Xung Phi và ngay lập tức ban cho bà cái chết. Tuy nhiên, trên thực tế, Xung Phi khi ấy đã ngoài 50 tuổi, chuyện có con là khó xảy ra.
Không chỉ với hậu cung của mình, Chu Nguyên Chương trở thành bạo chúa giết người không ghê tay với thường dân vô tội và vợ của bề tôi.
Có câu chuyện lưu truyền dưới thời Minh rằng, thuở Chu Nguyên Chương còn cầm quân ra trận, có một cháu trai trong dòng dõi đã dâng cho ông một mỹ nữ. Ông cho rằng, dẹp loạn thiên hạ chưa xong nên không có ý định gần phụ nữ. Kết cục tàn khốc cho mỹ nữ vô tội này chính là bị xử tử.
Đối với vợ của bề tôi như phu nhân của tướng Thường Ngộ Xuân, vì ghen ghét với cung nữ Thái Tổ ban cho phu quân mình mà tìm cách đưa trả về cung. Minh Thái Tổ biết chuyện, ngay lập tức người này bị chết không toàn thây.
Kết cục bi thảm cũng đến với vợ của Đại tướng Từ Đạt. Vì lỡ mồm oán than và nói với hoàng hậu rằng “sung sướng hơn mình” mà cũng bị chết, vì Minh Thái Tổ khi ấy cho rằng, người đàn bà này có dã tâm.
Cũng có những sách cổ ghi lại rằng, thời gian tại vị của Chu Nguyên Chương đã cướp đi tính mạng của hơn 5000 cung nữ.
Trên đây, chính là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh tiểu sử Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương cũng như cắt nghĩa được những điểm nổi bật xoay quanh quãng thời gian trị vì của vị vua Khai Quốc nhà Minh, đồng thời là vị vua độc ác nhất trong lịch sử Trung Quốc. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho tất cả các bạn.
Từ khóa » Những Vị Vua ác Nhất Lịch Sử Trung Quốc
-
10 Hoàng đế Tàn độc Nhất Lịch Sử Nhân Loại
-
Lạnh Gáy Về Những Vị Vua Tàn Ác Nhất Trong Lịch Sử Trung Hoa
-
Rùng Mình Với Những Việc Làm 'vô Nhân Tính' Của 3 Vị Vua độc ác ...
-
7 ông Vua Biến Thái Nhất Trong Lịch Sử Trung Quốc
-
5 Hoàng Hậu Tàn ác Nhất Lịch Sử Trung Quốc Gồm Những Ai? - Dân Việt
-
10 Hoàng đế Tàn độc Nhất Lịch Sử Nhân Loại - Dân Việt
-
"Điểm Mặt Chỉ Tên" Những Vị Vua Tàn Bạo Nhất Lịch Sử TQ - SOHA
-
4 Vị Hoàng đế Vĩ đại Nhất Trong Lịch Sử Trung Quốc, Có Người Tài Ba ...
-
Top 10 Hoàng đế Vĩ đại Nhất Lịch Sử Trung Hoa
-
Danh Sách Quân Chủ Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 8 Vị Vua Nổi Tiếng Nhất Trung Quốc
-
Cái Chết Bí ẩn Của Vị Vua Tàn Bạo Nhất Trung Hoa - Báo Mới
-
Vị Vua Trung Quốc Bỏ Mạng Vì Tằng Tịu Với Vợ Tể Tướng - 24H
-
Trung Quốc Có 494 Vị Hoàng đế, Nhưng Chỉ 4 Người được Coi