Minh Thành Tổ - Bạo đế Kiệt Xuất Trong Lịch Sử Trung Hoa
Có thể bạn quan tâm
1. Tiểu sử Minh Thành Tổ - Chu Đệ
Minh Thành Tổ hay Chu Đệ sinh ngày 2 tháng 5 năm 1359, mất ngày 12 tháng 8 năm 1424, còn có tên gọi khác là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc Đại Đế. Ông là vị vua thứ ba của triều đại nhà Minh. Sinh ra trong thời chiến, được hun đúc bởi, khói lửa binh đao, theo các sử gia, Minh Thành Tổ cũng là vị hoàng đế kế thừa được nhiều điểm chung nhất về cầm quân mưu lược của Thái Tổ - Chu Nguyên Chương. Trị vì từ năm 1402 đến năm 1424, trong vòng 22 năm, Minh Thành Tổng đã xây dựng Đại Minh trở thành cường quốc thịnh trị bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc (Vĩnh Lạc Thịnh đế) cũng đồng thời đưa nhà Minh phát triển ở đỉnh cao về quyền lực.
Về mặt thân thế, Minh Thành Tổ - Chu đệ là con trai thứ 4 của Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương và Hoàng Hậu Hiếu Từ Cao Hoàng Hậu Mã Thị. Cũng có một số tài liệu có ghi chép lại, ông không phải là con ruột của Mã Thị mà con của một phi tần đã bị thảm sát bằng hình thức “đeo đai trinh tiết” của Minh Thái Tổ là Ngạc Phi. Chu Đệ chính thức trở thành hoàng tử nhà Minh khi Chu Nguyên Chương xưng đế vào năm 1368.
Đến năm 1370, Chu Đệ được phong làm Yên Vương, cai quản khu vực Bắc Bình. So với các vùng đất được giao trấn giữa của các anh em, Bắc Bình của Yên Vương có điều kiện phát triển về tiềm lực về quân sự quan trọng hơn cả. Nhờ ưu thế này, ngay thời điểm vừa đưa cả gia đình rời Nam Kinh đến Bắc Bình vào năm 1380, Chu Đệ đã có ý định xây dựng nơi đây thành “triều đình độc lập” của mình với hệ thống quan lại không khác gì so với Nam Kinh. Đặc biệt có cánh tay phải đắc lực là Đại tướng Từ Đạt - Khai quốc công thần của Thái Tổ và người bao phen đưa quân dẹp Mông Cổ.
Đặc biệt, sau loạt những chiến dịch bành trướng và chống quân Mông Cổ của mình, Chu Đệ dần dần củng cố quyền lực và thanh trừng các đối thủ của mình, trong đó có Đại Tướng Lam Ngọc. Sau khi Thái Tử Chu Tiêu, được Minh Thái Tổ chỉ định kế vị qua đời vào năm 1392, Chu Doãn Văn (Minh Huệ Đế) trở thành Thái Tử và nối nghiệp Thái Tổ. Bạn đầu, Chu Đệ chấp nhận quyết định của phụ vương song sau hành động diệt trừ tận gốc các chú ruột để đảm bảo an toàn ngôi báu của Huệ Đế lẫn thái độ hách dịch ngăn Yên Vương không được viếng vua cha đã buộc Minh Thành Tổ lúc này là Chu Đệ phải hành động.
Trong một cuộc nội chiến xưng danh là Thanh Quân Trắc, (Diệt trừ kẻ xấu bên cạnh nhà vua) năm 1402, Chu Đệ dấy binh và lật đổ Huệ Đế.
Sau khi có được thiên hạ, Chu Đệ đã hợp pháp hóa toàn bộ quá trình lên ngôi của mình bằng xóa sổ thời gian trị vì của cháu trai và toàn bộ những tài liệu về tuổi thơ và lẫn cuộc nổi loạn của mình sau này. Ông rời đô từ Nam Kinh về Bắc Bình, Bắc Kinh ngày nay và bắt đầu nối nghiệp Minh Thái Tổ kiến tạo Trung Quốc bằng hàng loạt những chính sách cải cách khoa cử, đề bạt hoàn quan, tăng cường chính sách bành trướng, thôn tính các nước lân cận,trong đó có quốc gia láng giềng Việt Nam.
2. Minh Thành Tổ và chi tiết về hành trình đoạt vị, giành ngôi báu
Vào năm 1399, sau khi chắc chắn những người con của mình bị bắt làm con tin tại Nam Kinh đã được giải cứu, Chu Đệ bây giờ lấy cớ “Cứu vua cháu khỏi sự thao túng của bọn quan lại tiếm quyền”, dấy binh chống lại triều đình.
Với thế mạnh về quân đội và tài chính, ban đầu cuộc kháng chiến khá có lợi cho Huệ Đế, song nhờ việc củng cố lực lượng và phòng thủ Bắc Bình tốt, cùng với mua chuộc được nhiều tướng lĩnh dưới triều Huệ đế và sự yếu thế của nhà vua bấy giờ bấy giờ khi các tướng tài đều bị Thái Tổ giết sạch, nhanh chóng, Chu Đệ lấy lại được lợi thế và đưa quân tấn công Nam Kinh. Các tướng giỏi Huệ đế như Cảnh Tinh Văn, Lý Cảnh Long bại trận cùng nhiều người khác bị mua chuộc cùng với việc phao tin trong quần chúng rằng ông là con ruột của Mã Hoàng Hậu và là người được Chu Nguyên Chương - Thái Tổ muốn nhường ngôi nhưng bị Thái Tử Chu Tiêu cản đường... biến cuộc chinh phục kinh thành của Chu Đệ, Yên Vương trở thành một trong những trận tranh quyền cướp ngôi chấn động nhất Minh Triều.
Còn có tương truyền rằng, sau khi tấn công được thành, cung điện Nam Kinh đã bị đốt cháy, Chu Đệ tìm được 3 xác chết cháy đen cho là của Chu Huệ Đế, Hoàng Hậu và con trưởng đã tự sát. Vào ngày 17/7/1402, sau 4 ngày tấn công kinh thành ông soán ngôi Hoàng đế và lên niên hiệu là Vĩnh Lạc.
Thời điểm lên ngôi và trị vì của Vĩnh Lạc đế, ngoài việc xóa sổ hàng loạt những hồ sơ lịch sử để xóa dấu nổi loạn của mình, hàng loạt cuộc thanh trừng bè phái đã được nổ ra trên trên quy mô rộng bao gồm tất cả những đại thần hiếu nghĩa với Chu Doãn Văn - Minh Huệ Đế và gia định của họ đều bị xử không thương xót. Trong đó, rất nhiều quan lại bị phế bỏ. Một bộ phận vì phẫn uất mà tự sát. Trong đó, kế thừa tính hám sát từ Thái Tổ, một lần nữa, Thành Tổ thẳng tay tàn sát đẫm máu những người trong dòng tộc họ chủ Minh bao gồm những con trai của Minh Huệ Đế và anh em của ông. Họ đều bị hành hình. Trong cuộc thảm sát này, khoảng hơn hai người bị bức tử cho đến chết. Phần lớn họ bị quy vào tội phản nghịch và bị xử tử cho đến chết. Trong đó, Thái Tử Chu Tiêu đã qua đời, được Huệ Đế truy Tôn là Hoàng Đế cũng bị Minh Thành Tổ hạ xuống Thái Tử.
3. Chính sách cai trị của Minh Thành Tổ
Sau khi giành được thiên hạ, nối nghiệp phụ vương, Minh Thành Tổ nhanh chóng ổn định nước nhà, thay vì ngủ quên trên chiến thắng hay vùi mình trong tửu sắc, ông chăm chỉ và nghiêm khắc luôn thể hiện mình là người táo bạo trong mọi chính sách. Sau khi tàn sát hàng loạt những quan lại dưới thời Huệ Đế, thời gian đầu của Vĩnh Lạc chi trị rất thiếu hiền tài.
Dù được biết đến là ông vua háo sát, thế nhưng trên khía cạnh ổn định đất nước mà nói, Minh Thành Tổ được xếp vào danh sách những vị vua anh minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông khát khao có người hiền ra giúp nước và tổ chức nhiều khoa thi và chọn lọc quan lại từ thực lực ra giúp nước. Khác xa với chính sách kẻ thân tín để trọng dụng dưới thời Hồng Vũ. Dù là độc đoán, song trong vấn đề triều chính, ông cũng là biết sáng suốt, biết chọn lọc và tiếp thu ý kiến của các bậc cố vấn.
Ông lập ra những nội các để chia sẻ một phần gánh nặng của hoàng đế, đồng thời là người nghiêm khắc với quan lại tham nhũng bằng những hình thức áp dụng dưới triều Minh Thái Tổ như chém đầu hay Lột da…Nhờ những chính sách cứng rắn, dưới triều đại Minh Thành Tổ, bộ máy chính trị dần được củng cố và hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Về kinh tế, sau 4 năm nội chiến, đất nước nhà Minh hứng chịu nhiều quả thảm khốc, làng mạc bị phá hủy, Minh Thành Tổ ban phát đất cho dân nghèo cày cấy. Nhiều sử cũ ghi lại, tuy là người tàn bạo với các thần tử của mình, song dưới thời Vĩnh Lạc, dân số ổn định, người chết đói rất ít. Dù có nhiều điểm chung, song Minh Thành Tổ khá bất đồng về quan điểm thương nghiệp dưới thời Hồng Vũ.
Thay vì bài xích thương nhân, bế quan tỏa cảng, ông cho mở cửa biển, xây dựng nhiều cảng biển và cho thái giám thân tín của mình là Trịnh Hòa tiến hành nhiều cuộc du hành đại dương để khai mở nhiều vùng đất mới nhằm giao lưu kinh tế tăng cường thu nhập cho đế quốc lẫn chính sách chinh phạt quy mô sau này.
Nói về công lao của Minh Thành Tổ trong thời gian ông trị vì, phải nói đến công trạng rời đô từ vùng Nam Kinh sang Bắc Bình và xây dựng Tử Cấm Thành - Công trình cung điện vĩ đại vào năm Vĩnh Lạc thứ nhất, mở ra kỷ nguyên phát triển thịnh trị cho Trung Quốc. Bắc Bình hay Bắc Kinh chính là thủ phủ, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Trung Hóa thời Minh - Thanh trong hơn 500 năm và là thủ đô của Trung Quốc thời điểm hiện tại. Minh Thành Tổ tuy là con người tàn bạo song là người khoan dung với những tư tưởng triết học khác nổi tiếng của mình như đối xử công bằng với các tôn giáo và soạn bộ bách khoa toàn thư mang tên Vĩnh Lạc đại điển.
Về mặt ngoại giao, trên nhuệ khí của người chiến thắng, nói gót sự hám sát của cha và tham vọng chinh phạt Mông Cổ đến cùng, Thành Tổ thi hành chính sách ngoại giao bành trướng với nước này bằng 5 cuộc viễn chinh lớn tiến sâu vào lãnh thổ Gobi và Siberia từ 1410 đên 1424 chính thức “nghiền nát” mọi tàn tích của triều đại Mông Nguyên.
Nhưng không chỉ quân Nguyên, Đại Ngu - Đại Việt, dưới Vương triều họ Hồ đoản mệnh cũng trở thành cái gai cần loại bỏ của Thành Tổ. Năm 1407, hai tướng Mộc Thành, Trương Phụ cầm đầu 21 vạn quân đưa quân chinh phạt Đại Ngu với danh nghĩa “phù trần diệt hồ”. Chỉ trong thời gian ngắn, quân Minh đánh tan lực lượng mỏng của nhà Hồ, bắt và giết chết người đứng đầu, sau đó sử dụng hàng loạt thủ đoạn đồng hóa, ngu dân để đưa Đại Việt vào thế bị triều đình Phương Bắc đô hộ trên 20 năm. Cuộc chinh phạt này chính thức kết thúc khi Minh Thành Tổ qua đời và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi giành chiến thắng vào năm 1428.
4. Minh Thành Tổ - Vị bạo chúa khét tiếng tàn bạo
Với lịch sử và Vương triều Minh, hàng loạt những chính sách cai trị của Minh Thành Tổ biến ông vượt xa thành tựu của Thái Tổ và trở thành vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Minh Triều. Tuy nhiên, nếu xét về tư cách đạo đức, Minh Thành Tổ - Chu Đệ được hậu thế nhìn nhận là tiểu nhân, tàn độc không kém Minh Thái Tổ. Biểu hiện rõ nhất cho sự bạo ngược của Thành Tổ chính là hàng loạt những vụ thảm sát diễn ra sau ngay quá trình đoạt ngôi hoàn thành.
Chịu ảnh hưởng lớn từ tính cách hung tàn và lý luận của Phụ Vương Chu Nguyên Chương như Huyết thống luận “ “Lão tử anh hùng nhi hảo hán, Lão tử phản động nhi hỗn đản”, nhiều tài liệu sử sách ghi lại, hàng loạt những cuộc thanh trừng đẫm máu đã diễn ra với những con cháu của Huệ Đế lẫn công thần của ông. Trong đó, các nam tử của cựu đế bị xử tử, các phi tần và các gái của nhà vua bị bán vào kỹ nữ để cho thiên hạ mặc sức đàn áp, số còn lại thì bị lưu đày. Mãi cho đến 22 năm sau, khi Chu Cao Sí lên ngôi tức Minh Tuyên Tông, những người trong họ mới được cởi ách nô lệ.
Nhưng thảm nhất phải kể đến các cuộc thanh trừng quy mô lớn đối với các trung thần dưới thời Minh Huệ đế, trong đó cụ vụ án tru di thập tộc của Phương Hiệu Nhục. Thảm án giết 10 họ này đến nay vẫn được hậu thế biết đến với bi kịch gia tộc đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Đồn đại rằng, Phương Hiếu Nhụ là người học trò của Huệ đế. Vì khóc than cái chết của Chu Doãn Văn và khảng khái khước từ lệnh viết chiếu thư cho Chu Đệ để kế vị mà người này đã cắt môi sau đó bị lôi ra Tụ Bảo Môn lăng trì khi ông mới 46 tuổi. Nhưng Thành Tổ vốn không phải người cho vị đại nho này cái chết nhẹ nhàng như vậy, trước khi chết, Dã sử của Chúc Chi Sơn ghi lại, Thành Tổ cho bắt toàn bộ gia quyến cửu tộc của Phương Hiếu Nhụ và cả học trò của ông lên đoạn đầu đài.
Trong vụ án đó, tổng cộng gần 900 người đã bị chém chết trước mặt ông. Vụ Thảm án kinh hoàng này đến nay vẫn làm lạnh tóc gáy hậu thế cũng là minh chứng cho hành động Đại nghịch bất đạo của Minh Thành Tổ, bởi lẽ, giết đến 10 họ quan lại của tiên đế trọng dụng không phải là chuyện nhỏ. Ngoài ra, Thiết Huyền Bộ Binh Thượng Thư, Hoàng tử Trình, Lưu Đoàn, Tề Thái...đều bị giết chết và tru di tam tộc. Có khoảng 10.000 công thần và gia quyến bị xử tội chết.
Ngoài thảm sát giết công thần, Minh Thành Tổ cũng là tác giả của thảm sát ni cô Bạch Liên Giáo diễn ra vào năm Vĩnh Lạc 18 tại Sơn Đông khi tổ chức mang tên Bạch Liên Giáo gồm vài nghìn tín đồ nổi dậy chống lại triều đình. Để nhổ cỏ tận gốc, Vĩnh Lạc cho trung lùng tính danh của Đường Trại Nhi - người từng tự xưng “Phật Mẫu” cầm đầu cuộc khởi nghĩa này và bắt cả hàng vạn những người xuất gia gồm ni cô và nữ đạo sĩ về triều đình và lạm dụng nhục hình và đẩy những người này vào cảnh sống không bằng chết.
Dù đến khi nhắm mắt xuôi tay, Minh Thành Tổ vẫn chưa bắt được Đường Trại Nhi song chính thảm án ni cô đã gây ra bi kịch không chốn dung thân cho hàng vạn người từng có ý định nương chỗ cõi Phật, thậm chí là cướp đi sinh mạng của hơn 1000 người. Thảm án này cũng gây chấn động sự thanh tịnh của Phật Giáo ngự trị tại Trung Quốc hàng ngàn năm.
Trên đây là những thông tin xoay quanh Minh Thành Tổ - Vị vua thứ 3 của triều nhà Minh- một trong những vị vua tài năng nhưng cũng đầy tàn bạo và độc ác nhất. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với bạn.
Từ khóa » Chu đệ Soán Ngôi
-
Minh Thành Tổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vì Sao Chu Đệ Giết Vua Cướp Ngôi, Không Một Ai Can Thiệp? - Dân Việt
-
Tại Sao Trong 22 Năm Tại Vị, Chu Đệ Không Có Thêm Người Con Nào?
-
Chu Đệ Và Cuộc Dời đô đẫm Máu Nhất Trong Lịch Sử Trung Quốc
-
Sự Thật đẫm Máu đằng Sau Việc Trung Quốc Dời đô Sang Bắc Kinh
-
Minh Thành Tổ - Bạo đế Kiệt Xuất Trong Lịch Sử Trung Hoa - YouTube
-
Từ Hoàng Hậu (Minh Thành Tổ) Là Gì? Chi Tiết Về ... - LADIGI Academy
-
Vì Sao Khi Chu Đệ Giết Vua Cướp Ngôi, 26 Người Con Của Chu ... - WIKI
-
Nghi án Mẹ Ruột Của Hoàng đế Chu (Đệ ?) - Dòng HÙNG VIỆT
-
Vì Sao Hồ Quý Ly Chờ Bên Trung Quốc Nội Chiến Mới Cướp Ngôi Nhà ...