Mít: Loại Trái Cây Vừa Ngon Vừa Bổ Dưỡng - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Mít là gì?
- Tác dụng của Mít
- Cách sử dụng cây mít
- Một số bài thuốc từ mít
Mít là loại trái cây khá quen thuộc, gần gũi và phát triển rộng rãi khắp nước ta. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà loại quả này vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Sau đây, hãy cùng YouMed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại cây ăn trái này.
Mít là gì?
Tên gọi khác của: Khnor (Campuchia), may mi (Lào), mac mi… Tên khoa học: Artocarpus integrifolia L.f.
Mít thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít dai, mít na, mít Thái…
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Đặc điểm sinh trưởng
Theo nhiều tài liệu, mít có nguồn gốc từ Ấn Độ, phân bố đa dạng ở Thái Lan, Philippines, Campuchia…. Ở Việt Nam có khoảng 15 loài, một số loài là cây ăn quả như mít, mít tố nữ…rải rác các khu vực Đồng Nai, Lâm Đồng và nhiều khu vực khác. Đây là loại cây bóng mát, chịu khắc nghiệt tốt, giúp cải thiện môi trường.
Cây ưa khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm với nhiệt độ trung bình 23-26 độ C và lượng mưa trung bình năm trên 1500 mm. Cây mít có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau.Hoa sẽ thụ phấn nhờ những loại côn trùng nhỏ. Thời gian kể từ khi có quả non đến khi chín là 3-6 tháng (tùy giống và nơi trồng).
Nhân giống bằng hạt, ghép hoặc chiết cành. Hạt thu xong nên gieo ngay, để càng lâu tỷ lệ nảy mầm càng giảm. Ngoài ra, nhân dân đã phát triển phương pháp nhân giống vô tính, trong đó ghép cành chiếm tỷ lệ cao nhất.
Thời điểm trồng thích hợp là mùa mưa vì thời kì đầu cần cung cấp đủ nước cho cây. Nên trồng thêm chung với một số cây ngắn ngài như đậu, lang… để tránh cỏ dại.Sau khi thu hoạch trái cần kết hợp công việc tỉa cành, tạo tán với bón phân, bởi đây là những yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, sâu bệnh hại cây, bệnh thối trái, rầy rệp,… cần được phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh làm giảm chất lượng cũng như năng suất mít.
Thu hái
- Thu hái khi vỏ mít từ màu xanh sang vàng, thơm, mềm.
- Mùa hoa tháng 3-6; mùa quả tháng 7-9.
Mô tả toàn cây mít
Mít là cây to, có thể cao hơn 30 m, thân màu xám đậm, bộ rễ bám sâu xuống đất, chống hạn tốt. Cành non rất nhiều lông ở ngọn còn khi già sẽ nhẵn, màu nâu đen.
Lá đơn, mép nguyên, mọc so le, gốc lá tròn. Phiến lá hình trứng hoặc hình trái xoan, kích thước dài khoảng 20 cm, rộng khoảng 5-9 cm. Hai mặt lá nhăn, bên trên lục sẫm bóng, phía dưới nhạt hơn, có gân nổi rõ thành mạng lưới. Có đính lá kèm dạng mo, nhưng rụng sớm.
Hoa đơn tính cùng gốc, có hoa đực và cái riêng mọc trên cùng một cây. Khi càng già hoa mọc càng cao trên các cành. Trong đó, hoa đực nhiều, mọc chen nhau trên một trục nhỏ và dài, không có cánh hoa. Còn hoa cái tụ thành từng cụm, mọc sát nhau, trục to hơn hoa đực, nhụy chẻ đôi, nổi lên trên mặt cụm hoa. Nhân dân thường gọi chung là “dái mít”.
Quả phức to, dài 30-60 cm, hình trứng hay bầu dục, có thẻ nặng tới 30 kg. Mặt ngoài tua tủa những gai ngắn, nhọn, khi chín vẫn giữ màu xanh lục hay hơi ngả vàng. Bên trong, mỗi hốc là một hạt bao bởi lớp nạc mềm màu vàng khi chín. Vị của loại quả này ngọt, mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn.
Bộ phận sử dụng và bảo quản
Bộ phận sử dụng
- Gỗ, Lá – Folium et Lignum Artocurpi Integris.
- Ngoài ra, các bộ phận khác như quả, nhựa, hạt cũng được sử dụng làm thuốc trị bệnh.
Bảo quản
Bạn nên bảo quản những phần sử dụng trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
Tác dụng của Mít
Thành phần hóa học
Theo nhiều tài liệu, mít có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú. Phần thịt mít chiếm 25-40% trọng lượng quả, 100 g phần này cung cấp 95 kcal, trong đó chứa:
Nước | 85,2 g | Sắt | 0,4 mg |
Protein | 2 g | Tro | 0,8-1,4 g |
Chất béo | 0,6 g | Na | 3 mg |
Carbohydrat | 11,5 g | Kali | 323 mg |
Chất xơ | 2,6 g | Thiamin | 0,12 mg |
Canxi | 53 mg | Niacin | 0,5 mg |
Photpho | 20 mg | Vitamin C | 12 mg |
Múi mít khô chứa 11-15 % đường (fructose và glucose), một ít tinh dầu mùi thơm, 1,6% protid, 1-2 % muối khoáng bao gồm Canxi 0,14 mg%, vitamin B2 0,04 mg%, vitamin C 4 mg%, nhiều chất xơ… Bên cạnh đó, những bộ phận khác của mít cũng chứa nhiều dinh dưỡng như:
- Rễ chứa hợp chất phenol là heterophylol và 9 flavonoic
- Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng.
- Có nhựa mủ trắng như sữa, khô và rất dính ở toàn cây và lá.
- Trong gỗ mít chứa hợp chất saponin, tannin, flavon như artocarpin, artocarpanon, xyanomaclurin…
Không những vậy, các acid béo acid capric, acid myristric, acid lauric, acid palmitic, acid oleic, acid stearic,…có ở nhiều bộ phận của cây.
Tác dụng Y học hiện đại
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, mít là thực phẩm giàu kali, nhờ đó mà giúp điều hòa huyết áp cũng như nhịp tim cơ thể ổn định theo cơ chế chống lại tác động của natri và giảm sức căng của thành mạch máu.
Hỗ trợ mạch máu
Khi nghiên cứu trên chuột cho thấy: Hạt mít làm giảm mức cholesterol, LDL, đồng thời làm tăng lượng HDL. Bên cạnh đó, quả còn cung cấp chất sắt dồi dào, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tái tạo máu trong cơ thể.
Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư
Theo Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, cây có chứa các chất phytochemical. Những chất này có đặc tính chống oxy hóa, chống lại tác động của các gốc tự do gây hại cho tế bào.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Các tài liệu đã ghi nhận rằng, mít có chỉ số đường huyết trung bình, các bộ phận của cây hầu như có thể giúp trị bệnh đái tháo đường loại 2. Lá mít giúp ngăn chặn tế bào tuyến tụy thoái hóa, nhờ đó insulin giúp điều hòa ổn định đường huyết cơ thể.
Kháng viêm, chống khuẩn, kháng nấm, thúc đẩy làm nhanh lành vết thương
Lượng vitamin C dồi dào giúp hệ thống miễn dịch chắc khỏe cũng như tạo ra collagen, tăng sức miễn dịch. Các vitamin A cải thiện thị lực, bảo vệ mắt trước những tổn thương của môi trường. Ngoài ra, quả còn giàu magie, hỗ trợ hấp thu canxi ngăn ngừa loãng xương.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Do chứa nhiều chất xơ, mít giúp việc đi tiêu dễ dàng, chống táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
Kích thích tuyến sữa ở sản phụ
Phụ nữ sau sinh sử dụng mít non giúp thông tuyến sữa, trợ tiêu hóa.
Tác dụng Y học cổ truyền
Tính vị:
- Quả xanh: vị chát, tính bình, còn khi chín có vị ngọt, tính ấm.
- Hạt: vị ngọt, tính bình.
- Nhựa: Vị nhạt, tính bình.
Tác dụng:
- Quả xanh giúp hoạt huyết, an thần, làm săn da…Lúc quả chín giúp giảm khát, giảm nóng trong người hay bứt rứt, giúp hít thở thông lợi, bổ dưỡng, ích khí…
- Hạt bổ dưỡng, ích khí, thông sữa, thông tiểu tiện…
- Nhựa hỗ trợ giảm đau, giải độc, trừ mụn nhọt tích tụ…,
- Lá giúp tiêu hoá, an thần, lợi sữa…
Cách sử dụng cây mít
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng mít như thực phẩm trong các bữa ăn hoặc dùng như dược liệu dưới dạng tươi, phơi khô… với liều lượng khác nhau. Ngoài ra, mít có thể sấy khô phần lá, hạt, vỏ, hay làm sinh tố, sữa chua, nấu ăn, trộn gỏi, kho cá… Xơ mít có thể được dùng để muối dưa chua, nhân dân gọi là “nhút”.
Một số nơi, còn tận dụng loại cây để làm cảnh, trang trí cảnh quan sinh động, đẹp mắt. Gỗ mít là loại gỗ đặc biệt quý, bởi thân to, thớ mềm, màu vàng sáng, bền bỉ…thường được dùng để làm đồ nội thất sang trọng, dùng trong xây dựng, đồ mỹ nghệ…
Loài thực vật này còn có tác dụng che chắn gió bão, chống xói mòn, tạo bóng mát, cân bằng hệ sinh thái… Một số nơi, dùng gỗ thân cây mít mài nhỏ rồi sắc nước uống, sẽ an thần, hỗ trợ giấc ngủ ngon, liều từ 6-10g mỗi ngày.
Một số điều lưu ý khi sử dụng
Nếu ăn quá nhiều mít chín sẽ làm đầy bụng, khó tiêu, nóng trong người. Ngoài ra, cần lưu ý rằng khi chín hàm lượng đường trong thịt quả khá cao nên người có bệnh đái tháo đường nên hạn chế.
Người có vấn đề về bệnh đông máu hay sử dụng thuốc chống đông thì hạn chế sử dụng. Nhựa cây khó tiêu hóa, cần được rửa sạch. Khi trái còn non xanh, muốn ăn thì phải nấu chín.
Một số bài thuốc từ mít
Lợi sữa đối với sản phụ sau sinh
Lá mít tươi hoặc quả non khoảng 30g mỗi ngày, nấu nước uống sẽ giúp tăng tiết sữa.
Hỗ trợ trị mụn nhọt
Lá mít tươi giã nát đắp lên mụn nhọt đang sưng. Hoặc lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên những mụn nhọt. Ngoài ra, còn dùng nhựa mít trộn với giấm bôi ngoài chỗ mụn sưng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Lá mít 20 g sao vàng sắc còn 1/3 nước thì chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong vòng khoảng 5 ngày.
Mít không chỉ là loài cây cảnh mà còn là thực phẩm bổ dưỡng, là vị thuốc quý. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Từ khóa » Thân Cây Mít Có Tác Dụng Gì
-
10 Lợi ích Của Mít - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Cây Mít Giàu Dược Tính
-
Cây Mít Là Gì Với Tác Dụng Của Cây Mít Và Cách Dùng Chữa Bệnh Ra Sao?
-
8 Lợi ích Sực Khỏe Không Ngờ Của Trái Mít | Vinmec
-
Top 10 Tác Dụng Của Tầm Gửi Trên Cây Mít đến Sức Khỏe Con Người
-
Mít Và Công Dụng Của Nó Trong đời Sống | Tuệ Linh
-
Chữa Bệnh Từ Cây Mít - Tuổi Trẻ Online
-
Cây Mít Loại Quả Có Nhiều ở Việt Nam Có Rất Nhiều Tác Dụng (Theo ...
-
Thành Phần Dinh Dưỡng, Công Dụng Của Mít
-
Cây Mít Và 7 Bài Thuốc Lợi Sữa, Hen Suyễn, Tưa Lưỡi, Tiểu Cặn Trắng ...
-
Tác Dụng Của Cây Tầm Gửi Trên Cây Mít Mật Chữa Bệnh Gì ?
-
Gỗ Mít Có Tốt Không? Giá Như Thế Nào? - CafeLand.Vn
-
Những Bài Thuốc Hay Từ Cây Mít
-
Lá Mít Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Cách Uống Nước Lá Mít Trị Bệnh ...