Mở Bài Người Lái đò Sông Đà Học Sinh Giỏi Nâng Cao - TopLoigiai

Tuyển tập Top 6 Mở bài Người lái đò sông Đà hay nhất của học sinh giỏi nâng cao. Hướng dẫn cách viết mở bài Người lái đò sông Đà đặc sắc.

Mục lục nội dung Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 1Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 2Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 3Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 4Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 5Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 6

Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 1

      Nhắc về các tác giả lớn của văn học Việt Nam, đọng lại trong bạn là những ai? Phải chăng bạn ấn tượng, say mê trước những dòng thơ tình đắm say của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, hay xúc cảm trước ngòi bút có cái gai góc, lạnh lùng của Nam Cao khi viết về người nông dân. Có rất nhiều tác giả chọn cho mình một đề tài để sáng tác mà ta gọi đó là sở trường và trở thành dấu ấn của riêng tác giả. Trên thi đàn văn học, hiếm cây bút “tham lam” như Nguyễn Tuân. Dẫu có đọc bao nhiêu thì vẫn khiến người ta phải ồ lên trước sức sáng tạo dồi dào của ông. Bút kí “Người lái đò Sông Đà” cũng là tiếng ồ ngân vang của bạn đọc.

      Nguyễn Tuân là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam. Không giống nhiều tác giả gắn mình với một thể loại, một chủ nghĩa văn học thì ở Nguyễn Tuân là niềm ham  khám phá đến tận cùng cái đẹp. Từ cái đẹp vang bóng một thời trước cánh mạng đến sự say mê với cái đẹp của thiên nhiên, con người sau cách mạng. Dù là văn học giai đoạn nào thì ngòi bút tài hoa, phóng khoáng của Nguyễn Tuân vẫn tạo nên những trang văn đặc sắc. Từ  Chữ người tử tù đến tập bút kí Sông Đà  đặc biệt với đoạn trích Người lái đò sông Đà, tất cả chúng đều tiêu biểu cho phong cách và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 2

      Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. Trước cách mạng tháng 8 tên tuổi của ông được biết đến thông qua tác phẩm “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”,…Sau cách mạng tháng 8, ông chuyển sang thể loại tùy bút và thành công nhất ở thể loại này chính là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ ở hình tượng con sông Đà “hung bạo, trữ tình” mà còn bởi hình tượng người lái đò hiên ngang trên thác dữ.

      Người lái đò sông Đà là một thiên tùy bút xuất sắc được in trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Đó là kết quả của nhiều dịp đi và viết về Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp của ông. Tác phẩm là một thiên tùy bút mang đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Người nghệ sĩ tài hoa đã dùng cây bút của mình để khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người lao động Việt Nam.

Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 3

      “Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài ba trong nghề của mình.

Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 4

      Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một cây bút có vai trò to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, một nghệ sĩ có khái niệm thẩm mỹ khác biệt và suốt đời đi tìm cái đẹp. Một trong những tác phẩm tùy bút xuất sắc của ông chính là Người lái đò sông Đà được in trong tập Sông Đà (1960) trong chuyến đi thực tế tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Tác phẩm cho ta thấy một Nguyễn Tuân với diện mạo mới mẻ, khát khao hòa nhập vào đất trời thiên nhiên, thể hiện tình yêu đất nước và cuộc đời. Nguyễn Tuân muốn qua hình ảnh con sông Đà dữ dằn, hung bạo mà trữ tình, thơ mộng, người lái đò bình dị, giản đơn mà trí dũng tài hoa để ca ngợi vẻ đẹp của thiên và con người Tây Bắc của Tổ quốc. Bài thơ cũng chất chứa trọn vẹn phong cách thơ tài hoa, uyên bác rất độc đáo của Nguyễn Tuân.

Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 5

Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy

Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường.

Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương.

Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”

                           ( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)​

      Hòa chung với không khí sôi nổi của cả nước khi Miền Bắc tiên lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội với xu hướng đi đến những vùng cao để phục hồi kinh tế với tiếng hát đầy sông, đầy cầu thì Nguyễn Tuân đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất hứa để viết lên tuyệt tác của đời mình. Ông không đi theo lối mòn khi viết về những “cái tôi”còn buồn như Huy Cận, Chế Lan Viên – Những “cái tôi” luôn cô đơn trước vũ trụ, cô đơn giữa dòng đời. Nguyễn Tuân đã khéo léo để “cái tôi” cá nhân của mình hòa chung với “cái ta” của cộng đồng và mở ra một trào lưu văn học mới để rồi tất cả được kết tinh trong tập “Tùy bút Sông Đà” mà linh hồn của nó chính là “ Tùy bút Người lái đò Sông Đà”. Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời say mê đi tìm cái đẹp, cái đẹp ở đây chính là nghệ thuật, mà khi nói đến nghệ thuật cũng chính là cái đẹp, với Nguyễn Tuân, con người chính là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Cái đẹp ấy được Nguyễn Tuân phát hiện ra trong “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” của Tây Bắc, ở những con người đang gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Chất vàng mười ấy chính là vẻ đẹp của người lái đò sông Đà, dưới ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Tuân đó vừa là người anh hùng, vừa là nghệ sĩ tài hoa trên chính nghề nghiệp của mình.

Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi - Bài mẫu 6

      Nói đến sự tài hoa, uyên bác ít ai có thể quên cái tên Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là người nghệ sỹ suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước cách mạng tháng Tám, ông quan niệm cái đẹp chỉ có trong một thời vang bóng. Và phẩm chất tài hoa nghệ sỹ chỉ có ở những con người xuất chúng của một thời còn vương sót lại. Đó là lý do, một Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” vừa có tài lại vừa có tâm, dù chí không thành thì tư thế vẫn hiên ngang. Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân không đối lập quá khứ với hiện tại. Ông đã phát hiện ra cái đẹp có ngay trong cuộc sống dung dị, đời thường. Một “Người lái đò sông Đà” đóng vai trò là người anh hùng trong chính cuộc chiến mưu sinh hàng ngày. Có thể nói chất tài hoa, uyên bác của người nghệ sỹ được bộc lộ ở đỉnh cao nhất với “Người lái đò sông Đà”.

Từ khóa » Cách Viết Chữ Người Lái đò