Mở Bài Nhớ Rừng Của Thế Lữ (48 Mẫu) - Văn 8
Có thể bạn quan tâm
TOP 50 mẫu mở bài về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ hay, độc đáo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, dễ dàng triển khai thành các bài văn phân tích, cảm nhận Nhớ rừng, phân tích bức tranh tứ bình,... thật hay.
Mở bài Nhớ rừng hay, hấp dẫn sẽ giúp bài văn trở nên ấn tượng hơn. Qua đó, giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về tâm trạng nuối tiếc, bất lực và khát vọng tự do tha thiết của chúa sơn lâm. Vậy mời các em cùng theo dõi 50 mở bài Nhớ rừng.
Tổng hợp mở bài về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
- Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ (11 mẫu)
- Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ (8 mẫu)
- Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng (6 mẫu)
- Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 4 bài Nhớ rừng (3 mẫu)
- Mở bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng (5 mẫu)
- Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Nhớ rừng (3 mẫu)
- Mở bài phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng (5 mẫu)
- Mở bài phân tích hình tượng con hổ trong bài Nhớ rừng (5 mẫu)
- Mở bài khát vọng tự do và lòng yêu nước trong bài Nhớ rừng (4 mẫu)
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 1
Thế Lữ là một trong các cây bút tiên phong, mở đường cho thơ ca hiện đại Việt Nam phát triển. Có thể nói ông là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới, dựng lên nền thơ mới cho thi ca dân tộc ở ngay chặng đầu (1930-1935). Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế, đất nước nhưng không bế tắc, u buồn mà là tiếng thơ tha thiết, bi tráng. "Nhớ rừng" là một trong những bài thơ được sáng tác theo bút pháp lãng mạn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác Thế Lữ và cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. Thi phẩm được sáng tác năm 1934, in trong tập "Mấy vần thơ" (1935), tác giả đã mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khát vọng tự do mãnh liệt của chàng thanh niên mất nước. Bộc lộ niềm khát vọng được khẳng định cái tôi của chính mình và được phát triển trong một cuộc sống rộng lớn, đất nước tự do. Đó cũng là lời tâm sự chung của những chàng thanh niên trí thức sống trong hoàn cảnh mất nước thời kì đó.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 2
Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú. Đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. Ông đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một khối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thể bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kì vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 3
Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 4
Thế Lữ (1907-1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ. Làm thơ, viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn. Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Phương diện nào ông cũng có thành tựu xuất sắc. Thế Lữ là thi sĩ tiên phong, được ngợi ca là "Đệ nhất thi sĩ' trong phong trào "Thơ mới" (1932-1941). Tác phẩm thơ: "Mấy vần thơ" thể hiện một "hồn thơ rộng mở”, với cảm hứng lãng mạn dào dạt, nồng nàn, say đắm và thiết tha.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 5
Nhớ rừng của Thế Lữ là một bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của tác giả trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng, già dặn của Thơ mới và tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 6
Thế Lữ với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng với khả năng sử dụng ngôn từ tài tình ông đã có những đóng góp lớn trong phong trào thơ mới. Trong đó tiêu biểu là bài thơ Nhớ rừng. Tên tuổi của ông được gắn liền với bài thơ Nhớ rừng. Ông mượn hình ảnh con hổ bị giam cầm để nói về cuộc sống khao khát tự do của mình. Qua đó thể hiện thái độ phủ nhận thực tại làm nô lệ, khát vọng tự do và lòng yêu nước thầm kín của dân tộc.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 7
Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 8
Nhớ rừng là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới (1932 - 1941). Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ Nhớ rừng đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỷ qua.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 9
Trong thời kì phát triển của phong trào Thơ Mới, Thế Lữ vẫn luôn là cái tên được nhắc đến như là một cây bút xuất sắc nhất xuất hiện từ những ngày đầu tiên. Không ít những tác phẩm của ông góp phần vào sự phát triển không chỉ phong trào Thơ Mới mà còn có tên tuổi, nhưng đặc biệt và nổi bật nhất có lẽ là tác phẩm "Nhớ rừng". "Nhớ rừng" được tác giả Thế Lữ viết vào năm 1934 nhưng phải đến năm 1935 bài thơ mới được xuất bản và in trong tập "Mấy vần thơ".
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 10
Chúng ta sống luôn mang trong mình những suy nghĩ có người chỉ mang suy nghĩ tiêu cực không giúp họ phát triển, luôn sống an nhàn trong một vòng tròn luẩn quẩn của những thứ tiện nghi tầm thường, nhưng lại có những con người luôn thúc đẩy bản thân bằng những ý nghĩ khác con người tầm thường muốn phong thân đến sự to lớn, không gò bó hạn hẹp, đầy khát vọng làm cho cuộc sống của họ trở nên tuyệt vời hơn. Ta có thể tìm được sự khích lệ của tự do trong suy nghĩ của vị chúa sơn lâm trong tác phẩm tuyệt vời của nhà thơ Thế Lữ.
Mở bài phân tích bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 11
Thế Lữ đã được biết đến với vai trò như “người đặt viên gạch đầu tiên cho phong trào Thơ mới”. Thơ ông như một luồng gió lạ, khiến người ta biết say mê cái đẹp của cuộc sống, biết hi vọng vào cái sáng lạn của cuộc đời. Thế mới biết hết cái uy phong của một “viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ” lẫm liệt biết chừng nào ! Cái uy phong của “ngôi sao mới” ấy đã được thể hiện rõ trong bài thơ Nhớ rừng – một thi phẩm nổi tiếng của ông.
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 1
Bài thơ “Nhớ rừng” là một lời thơ của con hổ trong vườn bách thú, một đề tài vô cùng hấp dẫn, kịch tính. Hổ là một con vật được mệnh danh là chúa sơn lâm của rừng xanh. Ông chú sơn lâm của rừng xanh cảm thấy thấm thía việc mình bị bắt giam trong cũi, bị mất tự do là như thế nào.
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 2
Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. Ông chúa đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một mối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 3
Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng.
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 4
“Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay, đó lại là tâm trạng gần như bất lực và bế tắc!
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 5
Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thu” vẫn “dương theo giấc mộng ngàn to lớn” – cái nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hòa với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” mà đau đáu một nỗi nhớ rừng, tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của họ, thực tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già, mơ ước là rừng già. Mà con hổ ấy đã gọi thật trang trọng “nước non hùng vĩ!” Đối với Chúa Sơn Lâm rừng là tất cả, nhớ rừng là tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt… Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù, trói buộc: thực tại tầm thường giả dối, thực tại vô vị, vô tích sự… Toàn bộ cuộc đời của mình là ở nơi rừng.
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 6
Trước hết, ta cần hiểu vì sao tác giả bài thơ lại mượn "lời con hổ ở vườn bách thú"? Chú thích cho một hình tượng thơ có lẽ không ngoài một dụng ý: Tránh đi sự suy diễn, hiểu lầm. Hình tượng con hổ cho dù có là một sự hoá thân của thi sĩ, nó vẫn là một chủ thể trữ tình, nhất quán và toàn vẹn. Đó là phần nổi của bài thơ. Còn phía sau, phần chìm có thể liên tưởng đến hai lớp nghĩa có cả ý thức giải phóng cá nhân (cái tôi), có cả tâm trạng nhớ tiếc, ru hoài của một dân tộc đang bị xiềng xích, đang khao khát tự do, với thái độ phủ nhận thực tại mà hướng về quá khứ oanh liệt vàng son. Bởi vậy, khi phân tích bài thơ không thể bỏ qua cái nhìn chính diện.
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 7
Thế lữ (1907 1989) là một nghệ sĩ đa tài và hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật từ thơ, văn xuôi đến báo chí. Chính với cảm quan nghệ sĩ của mình, Thế lữ đã cảm thấy cuộc sống thực tại tù đọng bí bách và luôn muốn thoát li thực tại bằng nghệ thuật. Ngay từ bút danh của ông "Người khách đi qua trần thế" đến những bài thơ như Người phóng đãng, con người tự trào. Và đặc biệt cảm nhận về Bài thơ Nhớ rừng khi ông khéo léo chuyển điểm nhìn trần thuật của một nghệ sĩ sang cho một con hổ, nhờ con hổ mà tư tưởng của ông được bày tỏ khéo léo nhưng cũng đầy da diết.
Mở bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng - Mẫu 8
Thế Lữ được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam bao áng thơ đặc sắc. "Nhớ rừng" là một trong những tác phẩm như thế.
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 - Mẫu 1
Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 - Mẫu 2
Nếu Thế Lữ được coi là người mở đường thành công cho Thơ mới thì bài thơ "Nhớ rừng" của ông chính là tác phẩm dành cho Thơ mới sự thắng lợi hoàn toàn. Đọc "Nhớ rừng" của Thế Lữ, có ý kiến cho rằng: “Đằng sau sự hồi tưởng về một quá khứ huy hoàng của con hổ ta còn thấy tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực cùng một khát vọng tự do tha thiết. Và tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa”.
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 - Mẫu 3
Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 - Mẫu 4
Thế Lữ là một trong số những nhà thơ nổi tiếng cho phong trào "Thơ mới" lúc bấy giờ, nhà thơ Thế Lữ cũng được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời "Thơ mới". Nói đến tác phẩm ghi dấu ấn cho một hồn thơ của ông là phải kể đến bài thơ "Nhớ rừng". Đọc Nhớ rừng của Thế Lữ mới thấy được đây chẳng khác nào là lời tự bộc bạch của con hổ trong vườn bách thú, nhưng sâu hơn một chút thì ta lại thấy được tác phẩm này cũng là tiếng lòng của chính nhà thơ. Và khổ thơ thứ 3 chính là minh chứng rõ ràng nhất, một bức tranh tứ bình đẹp đẽ, mang vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên núi rừng và của chính chúa tể sơn lâm.
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 - Mẫu 5
Thế Lữ sinh năm 1907, được xem là người mở đường tinh anh cho phong trào Thơ Mới Việt Nam. Ông để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Vàng và máu, Mấy vần thơ, Bên đường thiên lôi,... Đặc biệt, phải kể đến "Nhớ rừng" - một tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ Mới. Tác phẩm đã mượn lời con hổ lúc sa cơ để nói lên nỗi nhớ tiếc quá khứ, niềm uất hận khôn nguôi và khát khao tự do của những người tri thức đương thời. Đặc biệt, đoạn thơ thứ ba, tác giả đã làm nổi bật niềm tiếc nuối quá khứ huy hoàng của chúa sơn lâm khi hiện tại bị giam cầm, tù hãm.
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 - Mẫu 6
Thế Lữ quê Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới giai đoạn 1932 - 1935. Hoài Thanh từng nhận xét "Khi Thơ Mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam". Nhắc đến Thế Lữ, ta không thể nào quê thi phẩm " Nhớ rừng" của ông.
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 4 bài Nhớ rừng
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 4 - Mẫu 1
Bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ đã mượn lời của con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm sự thầm kín của mình. Nổi bật trong bài thơ là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau, đó là cảnh con hổ trong vườn bách thú (khổ 1 và khổ 4), cảnh con hổ ở nơi rừng xưa (khổ 2 và khổ 3). Tuy nhiên để thấy được nỗi niềm da diết nhất trong tâm sự của vị chúa sơn lâm phải là khổ thơ cuối cùng.
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 4 - Mẫu 2
Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Mở bài cảm nhận về khổ thơ thứ 4 - Mẫu 3
Thế Lữ (1907 - 1989), là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà phê bình, nhà hoạt động sân khấu sôi nổi có nhiều đóng góp và nền nghệ thuật hiện đại của Việt Nam ta. Ông được biết đến bắt đầu vào những năm 1930 của thế kỷ trước bằng việc sáng tạo ra những tác phẩm thơ Mới, mở đường cho một thể thơ theo hơi hướng phương Tây, đặc trưng bởi ảnh hưởng của văn học Pháp. Tuy rằng Thế Lữ trong phong trào thơ Mới không thực sự là một hiện tượng nổi bật và chói sáng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, hay Nguyễn Bính thế nhưng những tác phẩm của ông cũng có nhiều nét hay, thể hiện tinh thần đổi mới, cố gắng cách tân thơ ca Việt Nam, là người cầm ngọn cờ tiên phong mở đường cho các nhà thơ tiếp theo.
Mở bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng
Mở bài phân tích bức tranh tứ bình - Mẫu 1
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ không chỉ là một “khúc trường ca dữ dội” thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa sơn lâm mà còn là một họa phẩm hoành tráng từng bước làm nổi hằn lên trên mặt bằng của câu chữ hình tượng vị “chúa tể cả muôn loài”. Tính tạo hình được thể hiện rất đặc sắc trong bài thơ đặc biệt là thông qua bức tranh tứ bình.
Mở bài phân tích bức tranh tứ bình - Mẫu 2
“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan”
Mở bài phân tích bức tranh tứ bình - Mẫu 3
Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau.
Mở bài phân tích bức tranh tứ bình - Mẫu 4
“Nhớ rừng” được biết đến là một tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ đã góp phần giúp cho thi ca Việt Nam có những bước đi đầu tiên đầy hứa hẹn trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú nhằm diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng của một bộ phận trí thức tiểu tư sản. Trong bài thơ, có những dòng tác giả đã tái hiện trước mắt người đọc sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên núi rừng – nơi từng là chốn tung hoành ngang dọc của của con hổ ngày xưa. Đặc biệt, với 10 câu thơ ở đoạn thơ thứ ba, tác giả đã tạo nên một bức tranh tứ bình vừa có sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, vừa có sự uy nghi, lẫm liệt của vị chúa tể…
Mở bài phân tích bức tranh tứ bình - Mẫu 5
Thế Lữ không những là người cầm lá cờ chiến thắng cho Thơ Mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới. Thế Lữ có một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn. “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ Mới.
Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Nhớ rừng
Mở bài phân tích 2 khổ đầu Nhớ rừng - Mẫu 1
Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi bật của phong trào thơ Mới. Không mang nét buồn thương như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; không rạo rực, vồ vập như thơ Xuân Diệu, thơ Thế Lữ là những vần thơ với xúc cảm đầy lãng mạn, dạt dào niềm khát khao sống, khát khao tự do thoát khỏi thực tại chán chường, tù túng. Bài thơ "Nhớ rừng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.
Mở bài phân tích 2 khổ đầu Nhớ rừng - Mẫu 2
Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ "Nhớ rừng". Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.
Mở bài phân tích 2 khổ đầu Nhớ rừng - Mẫu 3
Thế Lữ đã bước đến thi đàn và có với nhiều đóng góp quan trọng, góp phần mang lại thành công cho phong trào thơ Mới. Tác phẩm tiêu biểu cho nhà thơ Thế Lữ phải kể đến bài thơ Nhớ rừng. Mượn lời của một con hổ bị giam giữ trong lòng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Hai khổ thơ đầu đã nói lên tâm trạng của con hổ trong thực tại và những mộng tưởng về quá khứ tung hoành, tự do.
Mở bài phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng
Mở bài phân tích tâm trạng con hổ - Mẫu 1
Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc. Tác giả của nó - thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.
Mở bài phân tích tâm trạng con hổ - Mẫu 2
Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.
Mở bài phân tích tâm trạng con hổ - Mẫu 3
Với nhân vật con hổ trong vườn thú được miêu tả như một tính cách dữ dội, lớn lao, đầy dằn vặt và khát vọng. Nhớ rừng ít nhiều đã hoà vào cái mạch đã từng đem lại cho thi ca biết bao nhiêu danh tác. Lẽ dĩ nhiên, không ai dám đặt con hổ của bài thơ bên cạnh những tầm cỡ như Prômêtê bị xiềng hay Hamlet hay Người tù xứ Capcadơ. Nhớ rừng mới chỉ là tiếng nói đớn đau của một kẻ đã mất hết niềm tin được tự do, mất hết ước mơ chiến thắng. Con hổ ở đây đã không thể làm được gì hơn là “nằm dài” trong cũi sắt, để “trông ngày tháng dần qua”, và nói về cái thuở oanh liệt vẫy vùng như những tháng ngày không bao giờ trở lại. Cũng không có trong nó cái khát khao tương truyền đã được người anh hùng Nguyễn Hữu cầu diễn tả trong những vần thơ lồng lộng ngợp say.
Mở bài phân tích tâm trạng con hổ - Mẫu 4
Trước hết, ta cần hiểu vì sao tác giả bài thơ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”? Chú thích cho một hình tượng thơ có lẽ không ngoài một dụng ý: Tránh đi sự suy diễn, hiểu lầm. Hình tượng con hổ cho dù có là một sự hóa thân của thi sĩ, nó vẫn là một chủ thể trữ tình, nhất quán và toàn vẹn. Đó là phần nổi của bài thơ. Còn phía sau, phần chìm có thể liên tưởng đến hai lớp nghĩa có cả ý thức giải phóng cá nhân (cái tôi), có cả tâm trạng nhớ tiếc, ru hoài của một dân tộc đang bị xiềng xích, đang khao khát tự do, với thái độ phủ nhận thực tại mà hướng về quá khứ oanh liệt vàng son. Bởi vậy, khi phân tích bài thơ không thể bỏ qua cái nhìn chính diện.
Mở bài phân tích tâm trạng con hổ - Mẫu 5
Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Khi ông xuất hiện trên thi đàn, như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Ông không bàn về thơ Mới, không bênh vực thơ Mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Ông đã "làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch" theo như nhận xét của nhà nghiên cứu Hoài Thanh và Hoài Chân. Với bài thơ Nhớ rừng, ta tưởng chừng như thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường.
Mở bài phân tích hình tượng con hổ trong bài Nhớ rừng
Mở bài phân tích hình tượng con hổ - Mẫu 1
Nhớ rừng của Thế Lữ ra đời năm 1934, đó là lúc mà đất nước ta vẫn chìm trong nỗi nhục của những kiếp nô lệ lầm than. Nỗi đau mất nước trong suốt một thời gian dài trở thành chủ đề nhớ tiếc căm hờn của biết bao thi sĩ. Cảm nhận sâu sắc nỗi niềm dân tộc ấy, Thế Lữ đã mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú mà nói lên niềm tâm sự u uất, căm hờn và niềm khát khao tự do mãnh liệt của những kiếp nô lệ lầm than.
Mở bài phân tích hình tượng con hổ - Mẫu 2
Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc - Tác giả của nó - thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.
Mở bài phân tích hình tượng con hổ - Mẫu 3
Với nhân vật con hổ trong vườn thú được miêu tả như một tính cách dữ dội, lớn lao, đầy dằn vặt và khát vọng, Nhớ rừng ít nhiều đã hòa vào cái mạch đã từng đem lại cho thi ca biết bao nhiêu danh tác. Lẽ dĩ nhiên, không ai dám đặt con hổ của bài thơ bên cạnh những tầm cỡ như Prômêtê bị xiềng hay Hamlet hay Người tù xứ Capcadơ. Nhớ rừng mới chỉ là tiếng nói đớn đau của một kẻ đã mất hết niềm tin được tự do, mất hết ước mơ chiến thắng. Con hổ ở đây đã không thể làm được gì hơn là “nằm dài” trong cũi sắt, để “trông ngày tháng dần qua”, và nói về cái thuở oanh liệt vẫy vùng như những tháng ngày không bao giờ trở lại. Cũng không có trong nó cái khát khao tương truyền đã được người anh hùng Nguyễn Hữu cầu diễn tả trong những vần thơ lồng lộng ngợp say.
Mở bài phân tích hình tượng con hổ - Mẫu 4
"Nhớ rừng" là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào "Thơ mới". Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ "Nhớ rừng" đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỉ qua.
Mở bài phân tích hình tượng con hổ - Mẫu 5
Nhà thơ Thế Lữ, được biết đến là một nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ mới buổi đầu. Thơ của Thế Lữ được nhận xét là một hồn thơ dồi dào và đầy trong nó sự lãng mạn. Đến với bài thơ "Nhớ rừng" của ông, bạn đọc thấu hiểu được một tình yêu nước sâu sắc, qua hình tượng "con hổ", tác giả đã mượn nó để nói đến sự chán ghét thực tại tầm thường, và gửi gắm trong đó tình yêu dân tộc thầm kín. Có thể nói, hình ảnh con hổ trong bài thơ là một sáng tạo đặc biệt, mà qua nó, tác giả đã gửi gắm được những tâm sự thầm kín, mang đầy tính nhân văn.
Mở bài khát vọng tự do và lòng yêu nước trong bài Nhớ rừng
Mở bài khát vọng tự do và lòng yêu nước - Mẫu 1
Ở trong Nhớ rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Mở bài khát vọng tự do và lòng yêu nước - Mẫu 2
Thế Lữ là một trong những gương mặt xuất hiện sớm và nổi bật trong phong trào Thơ mới. Là người mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Thế Lữ không tránh khỏi tâm trạng u uất. Bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Thế Lữ khao khát một cái tôi được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống tự do. Tâm sự ấy, niềm khát khao ấy được ông kí thác vào lời con hổ ở vườn bách thú qua bài thơ Nhớ rừng.
Mở bài khát vọng tự do và lòng yêu nước - Mẫu 3
Trước hết, ta cần hiểu vì sao tác giả bài thơ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”? Chú thích cho một hình tượng thơ có lẽ không ngoài một dụng ý: tránh đi sự suy diễn, hiểu lầm. Hình tượng con hổ cho dù có là một sự hóa thân của thi sĩ, nó vẫn là một chủ thể trữ tình, nhất quán và toàn vẹn. Đó là phần nổi của bài thơ. Còn phía sau, phần chìm có thể liên tưởng đến hai lớp nghĩa có cả ý thức giải phóng cá nhân (cái tôi), có cả tâm trạng nhớ tiếc, ru hoài của một dân tộc đang bị xiềng xích, đang khao khát tự do, với thái độ phủ nhận thực tại mà hướng về quá khứ oanh liệt vàng son. Bởi vậy, khi phân tích bài thơ không thể bỏ qua cái nhìn chính diện.
Mở bài khát vọng tự do và lòng yêu nước - Mẫu 4
Ngay từ đầu khi mới xuất hiện trên thi đàn văn học, phong trào Thơ Mới đã đánh dấu cho sự đổi thay lớn lao của nền thi ca dân tộc. Để có được những sự thay đổi lớn lao ấy , đó là sự đóng góp miệt mài và say mê của hàng loạt cây bút với hồn thơ lãng mạn và giàu cảm xúc. Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng. Ở trong Nhớ Rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Từ khóa » Nhớ Rừng Thơ Mới
-
Tại Sao "Nhớ Rừng" được Xem Là Bài Thơ Tiêu Biểu Trong Phong Trào ...
-
Nhớ Rừng
-
Bài Thơ: Nhớ Rừng (Thế Lữ - Nguyễn Thứ Lễ) - Thi Viện
-
Chứng Minh Nhớ Rừng Là 1 Bài Thơ Hay Tiêu Biểu Của Phong Trào ...
-
Nhân 90 Năm Phong Trào Thơ Mới (1932 - 2022): Nhớ Rừng Của Thế ...
-
Nhân 90 Năm Phong Trào Thơ Mới (1932-2022): Nhớ Rừng Của Thế ...
-
Bài Thơ Nhớ Rừng Tác Giả Thế Lữ
-
[ Văn Mẫu Lớp 8] - Qua Hai Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ Và Quê ...
-
Chỉ Ra đặc điểm Của Thơ Mới Trong Bài Thơ “nhớ Rừng”của Thế Lữ
-
Ngữ Văn 8 Tập 2 - Nhớ Rừng I. Tìm Hiểu Chung 1. Tác Giả - Facebook
-
Thế Lữ Là Nhà Thơ Tiêu Biểu Của Phong Trào Thơ Mới. Nhớ Rừng Là ...
-
Phân Tích Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ – Văn Mẫu Lớp 8
-
7 Phân Tích Nghệ Thuật Tạo Hình Trong Bài Thơ Nhớ Rừng Mới Nhất