Mở Bài Tỏ Lòng Phạm Ngũ Lão
Có thể bạn quan tâm
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 1
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 2
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 3
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 4
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 5
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 6
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 7
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 8
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 9
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 10
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 11
- Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 12
Đối với học sinh, một trong những phần các bạn học sinh thường bối rối khi viết văn là phần mở bài. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề. Sau đây là một số mẫu Mở bài đoạn trích Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão hay nhất mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
- Cảm nhận của anh chị về bài thơ Tỏ lòng từ đó liên hệ lí tưởng sống của thanh niên ngày nay
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 1
Đất nước ta đã trải qua mấy nghìn thu chiến đấu và đổi mới, nay đã được bình yên, nhân dân ấm no, bở cõi vững vàng. Có được như thế là nhờ công lao của người đời trước. Mà trong đó, tiêu biểu là danh tướng Phạm Ngũ Lão. "Tỏ Lòng" là một trong hai bài thơ còn lại của Phạm Ngũ Lão nêu bật khí chất Đông A mạnh mẽ ấy.
- Kết bài Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 2
Việt Nam, đất nước tuy bé nhỏ đầy những gian lao vất vả nhưng rất đỗi anh hùng đã trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước với những mốc son chói lọi trong lịch sử. Một trong những mốc son ấy chính là ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược của vua tôi nhà Trần với những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử. Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như: "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, v.v… Và không thể không nhắc tới "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng và mang nặng nỗi niềm của tác giả.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 3
- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)
- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 4
Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi, có lòng yêu nước nồng nàn, bản lĩnh phi thường, ông là một tướng tài đồng thời cũng là người có tâm hồn văn chương. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ Tỏ lòng. Văn bản thể hiện những tâm tư, nỗi niềm của vị tướng tài, đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A sôi sục, hào hùng của thời đại.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 5
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Ông đã có công giúp cho hưng đạo đại vương biết bao nhiêu trận thắng cùng những chiến công lẫy lừng bảo vệ tổ quốc bình yên độc lập, dẹp yên lũ cướp nước. Có thể nói ông giống như một cánh tay đắc lực cho Hưng Đạo Đại vương vậy. tuy nhiên chúng ta không chỉ biết đến ông với tư cách là một vị danh tướng mà còn biết đến ông với tư cách là một nhà thơ. Nhắc đến ông là ta nhớ ngay đến bài thơ thuật hoài – một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 6
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó. Ông sáng tác không nhiều, Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi vì nó bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời: làm trai phải trả cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tưởng trung quân, ái quốc.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 7
Mỗi trang văn đều được phủ bóng bởi thời đại mà nó ra đời. Thật vậy, văn học và hiện thực cuộc sống luôn có mối quan hệ gắn bó bền chặt. Bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được phỏng đoán ra đời năm 1284- khi cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai sắp bắt đầu. Bởi vậy mà bất cứ ai khi đến với tác phẩm đều cảm nhận được âm vang hào khí Đông A toát ra từng câu chữ.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 8
Vâng! Mỗi khi Tổ Quốc “chập chờn bóng giặc” trong mỗi tâm hồn Việt Nam tinh thần dân tộc lại dậy sóng, “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ..” (Hồ Chí Minh). Những “ngọn sóng” yêu nước ấy đã kết tinh tạo nên cả một dòng mạch văn chương yêu nước tuôn chảy suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Trên dòng mạch ấy, để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi là những áng văn của thời đại hào khí Đông Á mà tiêu biểu là bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Qua những vần thơ hào hùng ấy, hình tượng người anh hùng thời Trần hiện lên thật kì vĩ, lớn lao khi tỏ chí, “Tỏ lòng”.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 9
Bêlinxki đã từng khẳng định: Nhà thơ, ngay cả những nhà thơ vĩ đại nhất, cũng đồng thời phải là những nhà tư tưởng. Điều đó có nghĩa rằng, bên cạnh việc gửi gắm những xúc cảm nồng nàn mãnh liệt của mình lên trang viết, nhà thơ còn phải là nhà tư tưởng lớn, để câu thơ anh viết, điệu hồn anh trao không chỉ là câu chuyện của cá nhân anh, mà còn là vấn đề của thời đại. Trên tư cách ấy, thì Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ hàm súc, cô đọng không chỉ khắc họa vẻ đẹp tráng trí của người chiến sĩ thời Trần mà còn tái hiện lại không khí lịch sử hào hùng của hào khí Đông A-thời kì vàng son có một không hai trong lịch sử dân tộc. Đồng thời, cái hay của bài thơ là Phạm Ngũ Lão khiến người đọc qua từng dòng thơ ông viết, cũng phải chau mày, trăn trở về lí tưởng sống cao đẹp của con người thời đại, đặc biệt là chí làm trai của các trang nam tử.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 10
Nếu ví lịch sử nước ta là một thanh gươm, thì thanh gươm ấy phải tô đậm màu máu. Quả thật, đất nước ta đã trải qua 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao gian truân trắc trở nhưng rất đỗi anh hùng. Tiêu biểu trong số đó không thể không nhắc tới ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào lịch sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử. Hòa chung vào không khí chiến thắng ấy, Phạm Ngũ Lão đã sáng tác khúc tráng ca hào hung mang tên “Tỏ lòng”. Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm tâm sự, nỗi niềm của mình – một tâm hồn yêu nước, tinh thần quyết thắng trước mọi thế lực xâm lăng.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 11
Thời nhà Trần với bao chiến công lẫy lừng đã trở thành cảm hứng sác tác chung của các vị danh thần, tướng sĩ lúc bấy giờ, điều đó được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu,… Và sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc tới “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng và mang nặng nỗi niềm yêu nước thương dân của tác giả.
Mở bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 12
Nhắc đến danh thần Phạm Ngũ Lão, nhà sử học Ngô Sĩ Liên từng viết cho rằng: Nếu như học vấn của Hưng Đạo Vương thể hiện qua bài hịch thì học vấn của Phạm Ngũ Lão lại biểu hiện ở lời thơ. ‘Lời thơ’ ở đây mà Ngô Sĩ Liên nhắc đến chính là bài “Thuật hoài” (Tỏ lòng). Quả thật, khúc tráng ca hào hùng ấy không chỉ nói lên sự uyên thâm trong học vấn mà còn phải được viết ra từ một người con mang nặng nỗi lòng dân tộc, tình yêu nước thương dân và khát vọng được cống hiến với sự nghiệp của đất nước.
Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Mở bài Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 10 có liên quan đến tác phẩm như: Văn mẫu lớp 12: Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, Soạn bài Tỏ lòng, Soạn văn 10 bài: Tỏ lòng, Tỏ lòng....các bạn cùng tham khảo.
- Kết bài Nhưng nó phải bằng hai mày
.........................................
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Mở bài Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
Từ khóa » Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão
-
Bài Thơ Tỏ Lòng Thuật Hoài, Phạm Ngũ Lão
-
TOP 15 Bài Phân Tích Tỏ Lòng Siêu Hay
-
Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão Hay Nhất
-
Top 8 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng Hay Nhất
-
Top 7 Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng Hay Chọn Lọc
-
Bài Thơ Tỏ Lòng (Thuật Hoài) - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tác Giả
-
Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng (ngắn Gọn, Hay Nhất) - TopLoigiai
-
Tỏ Lòng - Phạm Ngũ Lão | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 10
-
Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng (Thuật Hoài) Của Phạm Ngũ Lão | Văn Mẫu ...
-
Top 7 Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ "Tỏ Lòng" Của Phạm Ngũ Lão ...
-
Cảm Tưởng Của Anh (chị) Về Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão
-
Văn Mẫu Lớp 10: Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão
-
Cảm Nhận Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão (dàn ý + 5 Mẫu)
-
Phân Tích Hào Khí Đông A Qua Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão