Mở Bài Và Kết Bài Thương Vợ Của Trần Tế Xương
Có thể bạn quan tâm
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Mở bài và kết bài Thương vợ của Trần Tế Xương để các bạn cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể tự viết được cho mình những mở bài, kết bài cho bài thơ Thương vợ thật hay nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Tổng hợp mở bài và kết bài Thương vợ
- I. Mở bài phân tích Thương vợ
- 1. Mở bài gián tiếp Thương vợ (3 mẫu)
- 2. Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ (14 mẫu)
- 3. Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Thương vợ (4 mẫu)
- 4. Mở bài phân tích tình cảm ông Tú dành cho bà Tú qua bài thơ Thương vợ (3 mẫu)
- 5. Mở bài Thương vợ nâng cao
- II. Kết bài phân tích Thương vợ
- 1. Kết bài Thương vợ ngắn gọn (2 mẫu)
- 2. Kết bài phân tích bài thơ Thương vợ (5 mẫu)
- 3. Kết bài Thương vợ học sinh giỏi
I. Mở bài phân tích Thương vợ
1. Mở bài gián tiếp Thương vợ (3 mẫu)
Mở bài gián tiếp Thương vợ mẫu 1
Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định (nay là phố hàng Nâu, thành phố Nam Định). Ông có cá tính rất phóng túng nên dù có tài nhưng thi đến tám lần chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sông vào giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thực dân nửa phong kiến. Nam Định là nơi diễn ra cuộc sống ấy sớm và khá tập trung. Đó chính là hiện thực mà Tú Xương đã phản ánh rất sinh động và sắc nét trong một tiếng thơ trào phúng đặc sắc, với tiếng cười vỗ mặt sâu cay. Bên cạnh đó, ông còn có những bài thơ trữ tình đằm thắm mà tiêu biểu là bài Thương vợ viết về người bạn đời hiền thục, tần tảo của mình. Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng Việt văn học, Việt hóa thể thơ Đường luật thêm một bước dài, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc. Ông để lại hơn 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt. Thương vợ được viết khoảng 1896 - 1897. Nhà thơ có đến mấy bài thơ viết về vợ. Bà là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương, là người vợ hiền thục, đảm đang tần tảo, rất mực yêu chồng thương con, biết trọng tài năng cá tính của ông. Vì vậy, Tú Xương rất nể và thương quý vợ. Bài thơ thể hiện được cả hai mặt của thơ Tú Xương: ân tình và hóm hỉnh.
Mở bài gián tiếp Thương vợ mẫu 2
Nói về tình nghĩa vợ chồng không thể không nhắc đến tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương. Đúng là Tú Xương đã ý thức được sâu sắc cái vô tích sự của mình, cái gánh nặng mình đã đem đến cho vợ nên mới có lời “tự chửi” như thế. Nhưng một người chồng mà dám viết và đã viết ra một lời như vậy thì hẳn là phái ăn năn nhiều về mình và thương quý, nể trọng vợ biết bao nhiêu. Người viết ra câu thơ “có chồng hờ hững” này chắc chắn không thể là người chồng hờ hững, mà trái lại, luôn mang ơn và biết đến công lao vợ đã nuôi mình. Chỉ có điều, ông không làm gì, không có cách gì đề giúp cho vợ. Đó chính là “cái bi kịch” gia đình đã thành nỗi niềm Thương vợ của ông trong bài thơ này.
Mở bài gián tiếp Thương vợ mẫu 3
Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca. Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất. Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.
2. Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ (14 mẫu)
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 1
Nhà văn Trần Tế Xương là một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm nói về lòng thương. Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng Việt văn học, Việt hóa thể thơ Đường luật thêm một bước dài, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc. Ông để lại hơn 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt. Thương vợ được viết khoảng 1896 - 1897. Tác phẩm giới thiệu hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả của bà Tú. Thời gian là quanh năm, có nghĩa là ngày nào cũng vậy, liên tục từ đầu năm đến cuối năm, không nghỉ một ngày nào; không gian là mom sông, một nơi kiếm sống lam lũ, có khi còn nguy hiểm, nhất là đối với người phụ nữ.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 2
Tú Xương là một trong những nhà thơ có cảm quan nhạy cảm trước sự đối thay cá nhân tình thế thái. Xã hội thời Tú Xương sống là xã hội đang bị đảo lộn về tất cả ngay cả giá trị thiêng liêng nhất là tình thương cũng bị mai một, tình người với người chỉ còn là thứ tình cảm hời hợt bán mua, đổi chác quá ư dễ dàng. Giữa xã hội nhố nhăng ấy, nhà thơ tự giữ lại cho mình tình cảm cao quý nhất là tình yêu đối với người vợ. Thương vợ là bài thơ hay ghi lại tình yêu chân thành của nhà thơ dành cho người vợ vừa có sự cảm thông, chia sẻ và biết ơn vừa là lời tự thán, tự trách bán thân về trách nhiệm của người chồng.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 3
Thơ văn Trần Tế Xương gồm hai mảng lớn: trào phúng và trữ tình. Có bài hoàn toàn là đả kích, châm biếm, có bài thuần là trữ tình. Tuy vậy, hai mảng không tuyệt đối ngăn cách. Thường là châm biếm sâu sắc nhưng vẫn có chất trữ tình. Ngược lại, trữ tình thấm thìa cũng pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng. Thương vợ là một bài thơ như vậy.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 4
Trần Tế Xương hay còn có bút danh là Tú Xương, ông là một tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm mang chất trào phúng và trữ tình. Ông chỉ sống 37 tuổi và học vị tú tài, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Ông để lại khoảng 100 tác phẩm gồm: thơ, văn tế, phú, câu đối. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Thương vợ”. Một bài thơ tô đọng trong đó là những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó vì hạnh phúc của chồng con.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 5
Tú Xương nhà thơ trào phúng xuất sắc của văn học trung đại. Ông thuộc lớp nhà Nho cuối mùa, sống giữa buổi giao thời, trong lúc thời đại phong kiến suy tàn, những giá trị của quá khứ đang dần mất đi nhưng cái mới chưa kịp hình thành, những nét đẹp truyền thống đang dần rạn vỡ… Bởi vậy thơ ông đầy tiếng u uất, chua chát. Nhưng chất trào phúng trong thơ ông chỉ là “chân trái” còn “chân phải” vẫn là chất trữ tình. Thơ ông luôn khắc khoải những suy tư, âu lo rộng là với xã hội, hẹp là với gia đình, với bà Tú – người vợ hết thực tần tảo. Bài thơ Thương vợ đã thể hiện đầy đủ chất trữ tình cũng như chất trào phúng ấy trong thơ ông.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 6
Nói đến thơ trào phúng không ai có thế quên ông, một giọng thơ đả kích, phê phán sắc sảo, cay độc, mạnh mẽ hiếm có. Chế Lan Viên từng viết: “Tú Xương cười như mảnh vỡ thủy tinh”. Nhưng Trần Tế Xương không chỉ là một nhà thơ hiện thực chủ nghĩa như vậy, nói như Nguyễn Tuân, chất hiện thực ấy chỉ là “chân trái”, còn “chân phải” của ông là chất trữ tình. Trân trọng cảm phục và nhớ tới thơ Tú Xương nhiều hơn có lẽ do người đời được nghe nhịp đập của một trái tim chân thành, giàu cảm xúc, biết trọng nhân cách, mang một nỗi đau vời vợi không nguôi. Buồn vì không có tiền để giúp một người ăn mày, một đồng bào cùng cảnh ngộ, ông thề độc: “Cha thằng nào có tiếc không cho”. Mang nỗi nhục nô lệ của một tri thức, ông chua chát: “Nhân tài đất Bắc kìa ai đó! Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”...
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 7
Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng. “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 8
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 9
“Văn học nằm ngoài những quy luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Thơ văn Tú Xương là một trường hợp như vậy. Thể xác của ông hơn 100 năm nay đã hòa tan làm một cùng với đất mẹ nhưng sự nghiệp văn chương của con người tài hoa ấy chưa bao giờ ngừng sống làm lay chuyển lòng người, bất chấp mọi thử thách của thời gian. Nhắc đến Tú Xương ta không thể không nhắc đến “Thương vợ” bài thơ trữ tình thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, trào phúng bản thân và bày tỏ tấm lòng yêu thương, kính trọng của ông đối với người vợ tần tảo hy sinh suốt một đời vì chồng, vì con, vì gia đình.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 10
Tú Xương là một trong những "cây bút" xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Thơ của ông thường có sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố hiện thực, trào phúng và chất trữ tình đậm nét. "Thương vợ" là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất tài năng, phong cách nghệ thuật và con người giàu tình cảm của Tế Xương. Bài thơ viết về bà Tú- người vợ tần tảo, giàu hi sinh, suốt đời vì chồng con của nhà thơ.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 11
Trong thơ ca trung đại xưa, có rất ít bài thơ viết về vợ, mà viết về vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các nhà thơ xưa thường chỉ làm thơ để nói lời tạ từ khi người vợ kết tóc trăm năm của mình đã qua đời. Thế nhưng hiếm nhưng không có nghĩa là không có, bà Tú- vợ của nhà thơ Tú Xương đã đi vào thơ ông ngay khi còn sống. Cuộc đời bà Tú đã phải trải qua muôn ngàn khó khăn, cay đắng vì chồng con nhưng may mắn thay bà có một người chồng biết thấu hiểu, trân trọng . "Thương vợ" bài thơ nổi tiếng của Tú Xương viết về vợ, đó cũng là tình yêu thương, là sự trân trọng, đồng cảm của nhà thơ dành cho vợ của mình.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 12
Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng-trữ tình nổi tiếng của Văn học trung đại Việt Nam. Ông nổi tiếng là một người thông minh, tài giỏi nhưng lận đận trong thi cử, ông trải qua 8 khoa thi đều thất bại. Cũng chính sự éo le của cảnh thi hỏng và gia cảnh nghèo túng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào của nhà thơ. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông viết về vợ, viết về gia cảnh nghèo khó và trào phúng sự thất bại của bản thân là bài thơ Thương vợ.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 13
Khi nhắc đến những nhà thơ trào phúng trung đại, không thể bỏ qua tên Trần Tế Xương, một trong những tượng đài của thơ trào phúng đặc biệt. Thơ của ông không phải là dòng thơ nhẹ nhàng, mà lại là một sự kết hợp đầy thú vị giữa sâu thẳm và cay đắng, tạo nên một loại hài hước riêng, giống như những tác phẩm của Nguyễn Khuyến. Tuy không nhẹ nhàng, nhưng thơ của Trần Tế Xương đắng cay và sâu sắc hơn, đặc trưng cho một tâm hồn sâu sắc. Trong tác phẩm "Thương vợ," ông không chỉ thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với người vợ, mà còn để loại bản thân với sự tự trào phúng không kém phần hài hước. Bài thơ này không chỉ cười chế xã hội mà còn đùa giỡn với bản thân mình, thể hiện sự hài hước và thâm trầm đồng thời. Trần Tế Xương với bài thơ "Thương vợ" không chỉ thể hiện tài nghệ và sự nhạy bén trong sử dụng từ ngữ và hình ảnh, mà còn để lại cho độc giả một thông điệp về tình yêu và lòng biết ơn trong mối quan hệ gia đình. Đây không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một bài học về lòng nhân ái và tình thương đối với người thân yêu, đồng thời thể hiện sự tự trào phúng và hài hước của tác giả.
Mở bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 14
Khi nói đến tình cảm gia đình và tình nghĩa vợ chồng, không thể bỏ qua tác phẩm "Thương vợ" của Trần Tế Xương. Bài thơ này thể hiện sự ý thức sâu sắc về tình yêu và lòng biết ơn mà tác giả dành cho người vợ của mình. Trần Tế Xương đã tự nhắc nhở mình về những gánh nặng và vô tích sự mà ông đã đặt lên đôi vai vợ mình, và từ đó, câu thơ "có chồng hờ hững" đã ra đời. Tuy nhiên, sự viết nên câu thơ này không phải để trách móc mà là để tự châm biếm bản thân. Ông thể hiện lòng biết ơn và sự nể trọng vô hạn đối với người vợ đã chịu đựng và nuôi dưỡng ông. Trần Tế Xương, trong bài thơ "Thương vợ," không phải là một người chồng hờ hững, mà là một người chồng biết ơn và biết trân trọng công lao của người vợ. Tuy không thể giúp gì nhiều, ông đã thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với người phụ nữ mà ông yêu. Bài thơ này thể hiện "cái bi kịch" của gia đình một cách hài hước, nhưng cũng chứa đựng sự ý thức về tình yêu và lòng biết ơn trong mối quan hệ vợ chồng.
3. Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Thương vợ (4 mẫu)
Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 1
Người phụ nữ Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với những đức hạnh cao cả nhưng cuộc sống luôn gặp nhiều khó khăn, thăng trầm, không được lựa chọn số phận, niềm hạnh phúc cho bản thân mình. Hiểu và cảm thông được với những nỗi thống khổ mà người phụ nữ phải trải qua, đặc biệt là người vợ đầu ấp tay gối của mình, nhà thơ Tú Xương đã viết bài thơ Thương vợ để thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng của mình đối với vợ cũng như ca ngợi những công lao to lớn mà bà Tú làm cho gia đình.
Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 2
Nhà nho trong xã hội cũ được biết đến là những kẻ sĩ với lòng tự trọng cao và rất chính trực. Họ là những người có học vấn, có đạo đức, luôn giữ cho nhân phẩm của mình cao đẹp, không muốn và không thích nhờ vả vào bất cứ ai. Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt nhiều thú vị đó là hình ảnh ông Tú và bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Ông Tú tuy học rộng nhưng không có duyên với thi cử nên chưa đỗ đạt, bà Tú một mình bôn ba để nuôi chồng, nuôi con, nuôi gia đình. Qua bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên với nhiều vẻ đẹp khiến ta phải thán phục.
Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 3
Tình cảm gia đình xưa nay luôn là tình cảm thiêng liêng nhất và đã đi vào thơ văn của nhiều nhà văn, nhà thơ. Đã có nhiều tác giả thành công khi viết về đề tài, nhưng gây ấn tượng mạnh với độc giả về một tình cảm gia đình khác lạ, đặc biệt mà chúng ta phải nhắc đến chính là bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Bài thơ cũng là những tâm tư, tình cảm sâu sắc mà ông Tú gửi đến bà Tú - người vợ tần tảo nắng mưa của mình.
Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 4
Tú Xương là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Thơ Tế Xương dù là trữ tình hay trào phúng đều thể hiện một cái nhìn sắc sảo của một nhà nho có Tâm và có Tài. Trong thơ ông bao giờ cũng xuất hiện một nhân vật trữ tình với đủ cả dáng vẻ và tâm hồn. Và thơ ông thể hiện thái độ phản kháng đối với thời cuộc. Ông luôn phê phán sâu cay những mặt trái của xã hội. Vì thế giọng thơ thường chua cay và đanh đá. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ trữ tình của Tú Xương. Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhà thơ đối với vợ, đồng thời thể hiện nhân cách Tú Xương. Đây cũng lại là tâm sự chua cay của người chồng – nạn nhân của xã hội lố lăng, đảo điên biến con người trở thành vô tích sự với chính mình và gia đình.
4. Mở bài phân tích tình cảm ông Tú dành cho bà Tú qua bài thơ Thương vợ (3 mẫu)
Mở bài phân tích tình cảm ông Tú dành cho bà Tú qua bài thơ Thương vợ mẫu 1
Tình cảm vợ chồng luôn là một trong những tình cảm cao quý nhất, thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người. Có rất nhiều tác giả, đứng ở những góc độ khác nhau, lấy đề tài này làm chủ đề sáng tác văn chương. Tuy nhiên, phải là người chồng, người trong cuộc như Trần Tế Xương mới có cái nhìn, cái cảm xúc trọn vẹn nhất khi viết về vợ mình, về tình cảm vợ chồng. Và những tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện rõ nét qua bài thơ Thương vợ.
Mở bài phân tích tình cảm ông Tú dành cho bà Tú qua bài thơ Thương vợ mẫu 2
“Nam nhi đại trượng phu” chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với câu nói này nhằm ca ngợi chí làm trai. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp, người đàn ông không phải là trụ cột trong gia đình, tất cả gánh nặng, miếng cơm manh áo đổ dồn lên vai người vợ, người phụ nữ. Đứng dưới góc độ một người chồng như vậy, Trần Tế Xương đã bộc bạch nhiều tâm tư, cảm xúc dành cho người vợ tào khang của mình thông qua bài thơ Thương vợ.
Mở bài phân tích tình cảm ông Tú dành cho bà Tú qua bài thơ Thương vợ mẫu 3
Xã hội cũ của nước ta đã có nhiều thời kì loạn lạc, mục nát, nơi mà người tài chưa hoàn toàn được trọng dụng, được cống hiến. Tú Xương cũng là một nhà nho như thế, không có duyên với thi cử, sự nghiệp lận đận, ông phải sống dựa vào những đồng tiền mà vợ mình bỏ bao công sức, mồ hôi nước mắt ra mới có thể kiếm được. Từ hoàn cảnh ấy, ta thấy được tình cảm mà ông Tú dành cho bà Tú sâu nặng qua bài thơ Thương vợ.
5. Mở bài Thương vợ nâng cao
Nói về tình nghĩa vợ chồng không chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương. Đúng là Tú Xương đã ý thức được sâu xắc cái vô tích sự của mình, cái gánh nặng mà mình đã đem đến cho vợ nên mới có lời “tự chửi” như thế. Nhưng một người chồng mà đã dám viết và đã viết ra một lời như vậy thì hẳn là phải ăn năn nhiều về mình và thương quý và nể trọng vợ biết bao nhiêu. Người mà viết ra câu thơ “có chồng hờ hững” này chắc chắn không thể là một người chồng hờ hững, mà trái lại, luôn mang ơn và biết đến công lao vợ đã nuôi mình. Chỉ có điều, tác giả không làm gì, không có cách gì để giúp cho vợ. Đó chính là “cái bi kịch” gia đình đã trở thành nỗi niềm Thương vợ của ông trong bài thơ này.
II. Kết bài phân tích Thương vợ
1. Kết bài Thương vợ ngắn gọn (2 mẫu)
Kết bài Thương vợ ngắn gọn mẫu 1
Với dung lượng của một bài thơ ngắn nhưng Tú Xương đã đem đến những nét vẽ đầy đủ và trọn vẹn nhất về vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất hi sinh cao quý của bà Tú đối với gia đình. Đồng thời đây cũng là những lời thơ tự trào phúng về sự bất lực của bản thân. Ngoài ra, bài thơ cũng là sự thành công trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, kết hợp giữa chất trào phúng và trữ tình.
Kết bài Thương vợ ngắn gọn mẫu 2
Tóm lại “Thương vợ” là một bài thơ hay mang đậm giá trị cảm xúc của Tú Xương. Nó hay trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong ca dao, thành ngữ của Tú Xương. Bài thơ lại mang đậm cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, nói lên tình cảm yêu thương, sự quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện đức tính đẹp của người phụ nữ Việt Nam xã hội xưa nói chung và bà Tú nói riêng.
Kết bài Thương vợ ngắn gọn mẫu 3
Bài thơ là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, cảm phục, chia sẻ, cảm thông trước vất vả, gian nan của bà Tú vừa là lời tự trách, tự lên án của ông Tú. Phải yêu vợ, thương vợ đến mức sâu sắc nhà thơ mới viết nên bài thơ giàu cám xúc, chân thực như vậy. Chất trữ tình và trào phúng quyện hòa trong nhau đưa người đọc đến những cung bậc tình cảm rất sâu sắc bình dị, đáng trân trọng, ẩn chứa trong lòng nhà thơ vốn căm ghét thế thái nhân tình đổi thay. Tú Xương qua bài thơ gửi đến những người chồng bức thông điệp: hãy nói lời yêu thương chia sẻ thật nhiều với người vợ.
2. Kết bài phân tích bài thơ Thương vợ (5 mẫu)
Kết bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 1
Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ, không chỉ lên án “thói đời” mà còn tự trách.
Nhà thơ dám tự nhân khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết càng thương yêu, quý trọng vợ hơn.
Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
Kết bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 2
Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây một thế kỉ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. “Thương vợ’” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.
Kết bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 3
Cả bài thơ cô đúc lại ở ý này: ở câu đề, ông chồng có mặt với tư cách là một miệng ăn phải nuôi, ở câu thực, câu luận, ông chồng vắng bóng. Bài thơ chấm dứt bằng sự day dứt, ân hận trong câu kết: Có chồng hờ hững cũng như không, càng làm tăng thêm nỗi thương vợ của nhà thơ. Đó là cách nói của Tú Xương, đã nói gì là nói ráo riết đến tận cùng. Tuy nhiên, có điều này ông đã nói oan cho mình: đó là hai chữ hờ hững. Vì giận mình mà ông nói thế thôi, chứ thực lòng ông đâu có hờ hững với bà. Bởi nếu ông hờ hững thì đã không có bài Thương vợ thấm thía và cảm động đến như vậy.
Kết bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 4
Thương vợ là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, chia sẻ, cảm thông trước cuộc đời vất vả, gian nan của bà Tú vừa là lời tự trách, tự thán, tự lên án chính mình của ông Tú. Phải là người yêu vợ, thương vợ đến mức sâu sắc nhà thơ mới viết nên những dòng thơ giàu cảm xúc và chân thực đến như vậy. Chất trữ tình và trào phúng quyện hòa trong nhau đưa người đọc đến những cung bậc tình cảm rất sâu sắc, bình dị, đáng trân trọng. Ẩn chứa trong lòng nhà thơ là niềm thương cảm thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn chứa đựng đầy rẫy bất công.
Kết bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 5
Có một con người không xuất hiện trực tiếp là ông Tú, nhưng con mắt và trái tim của ông thì luôn luôn hiện hữu. Con mắt ông nhìn thấy rõ mọi nỗi đắng cay cực nhọc hàng ngày, và con tim thì thấu hiểu những nỗi cô đơn, tâm trạng âm thầm chịu đựng của người vợ. Bài thơ Thương vợ là một bản tự kiểm điểm, tự khiển trách hết sức chân thành và nghiêm khắc của Tú Xương. Mỗi lời thơ như một tiếng thở dài đau xót của một con người rất có ý thức trách nhiệm, nhưng bất lực. Đó là tấm lòng thương yêu cảm phục và biết ơn rất chân thành của người chồng đối với người vợ vì mình mà chịu nhiều đắng cay vất vả.
Kết bài phân tích bài thơ Thương vợ mẫu 6
Giọng thơ Tú Xương trong “Thương vợ” trào dâng một niềm thương tha thiết đối với vợ. Ngôn ngữ thơ giản dị, mang đậm chất ca dao, hình ảnh gợi trường liên tưởng khá rộng. Độc đáo nhất ở bài thơ là hình tượng người phụ nữ hóa thân vào “thân cò” đã gợi nhiều nỗi niềm thương cảm, một thứ tình cảm thương thân và chua chát. Thành công nhất của bài thơ là xây dựng được hình tượng nghệ thuật có tính đột phá, bất ngờ và mới mẻ. Thành công đó cùng chính là việc: Đưa người phụ nữ vào thơ ca, mà hình tượng đạt đến trình độ mẫu mực và thấm đượm chất nhân văn. Hình ảnh người vợ thân yêu của ông đã chiếm trọn tình cảm của người đọc cho đến mãi bây giờ! Cái công ấy của Tú Xương, có thể bù vào cái tội “hờ hững" được chăng?
3. Kết bài Thương vợ học sinh giỏi
Kết bài Thương vợmẫu 1
“Thương vợ” là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, chia sẻ, cảm thông trước cuộc đời vất vả, gian nan của bà Tú vừa là lời tự trách, tự thán, tự lên án chính mình của ông Tú. Phải là người yêu vợ, thương vợ đến mức sâu sắc nhà thơ mới viết nên những dòng thơ giàu cảm xúc và chân thực đến như vậy. Chất trữ tình và trào phúng quyện hòa trong nhau đưa người đọc đến những cung bậc tình cảm rất sâu sắc, bình dị, đáng trân trọng. Ẩn chứa trong lòng nhà thơ là niềm thương cảm thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn chứa đựng đầy rẫy bất công.
Kết bài Thương vợ mẫu 2
Bài thơ Thương vợ là tiếng lòng chân thành của Tú Xương dành đến cho người vợ của mình, người đã vất vả kiếm sống nuôi gia đình. Bài thơ cũng hiện lên nhân cách cao đẹp của Tú Xương khi đã dám lên tiếng chia sẻ sự vất vả với vợ, sự xấu hổ khi không thể đỡ đần cho vợ mình, dám nhận mình là “ quan ăn lương vợ” cùng với tài năng nghệ thuật rất đáng trân trọng.
Từ khóa » Tlv Bài Thơ Thương Vợ
-
TOP 17 Bài Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ
-
5 Bài Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Nhà Thơ Tú Xương, Văn Mẫu 11
-
Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương - Đọc Tài Liệu
-
Nghị Luận Bài Thơ Thương Vợ | Văn Mẫu 11 Hay Nhất - Toploigiai
-
Phân Tích Bài Thương Vợ Ngắn Gọn Và Trọng Tâm - Kiến Guru
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Bài Thơ "Thương Vợ" Của Trần Tế Xương ...
-
Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương Hay Nhất (4 Mẫu)
-
Văn Mẫu Lớp 11 Tập 1: Phân Tích Bài Thơ "Thương Vợ" Của Tú Xương
-
[Sách Giải] Văn Mẫu: Thương Vợ - Trần Tế Xương
-
Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Nhà Thơ Tú Xương. | Văn Mẫu 11
-
Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương.
-
Phân Tích Thương Vợ - Tú Xương - Thích Văn Học
-
Tổng Hợp Các Cách Kết Bài Cho Tác Phẩm Thương Vợ | Văn Mẫu 11
-
VĂN MẪU NGHỊ LUẬN BÀI THƠ THƯƠNG VỢ CỦA TRẦN TẾ ...