Mỡ Bôi Trơn Công Nghiệp, Mỡ Bò Bôi Trơn Thành Phần, Công Dụng
Có thể bạn quan tâm
Trong bất kỳ hệ thống máy móc nào, mỡ bôi trơn là thành phần không thể thiếu, giúp giảm ma sát và ngăn chặn hư hỏng do mài mòn. Nhưng bạn có biết mỡ bò bôi trơn gồm những thành phần gì, có đặc điểm như thế nào và được phân loại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nắm rõ mọi thông tin cần thiết về mỡ bôi trơn công nghiệp cùng cách sử dụng, bảo quản hiệu quả.
Nội dung chính [ Ẩn ]
- Mỡ bôi trơn là gì?
- Thành phần của mỡ bôi trơn
- Đặc điểm của mỡ bôi trơn
- Phân loại mỡ bôi trơn
- Mỡ cách điện, mỡ silicone
- Mỡ bò chịu nhiệt
- Mỡ bôi trơn đa dụng, kháng nước
- Mỡ chân không
- Mỡ bò chịu cực áp, va đập
- Dầu mỡ tổng hợp
- Mỡ chống kẹt dính
- Mỡ cao tốc
- Ứng dụng mỡ bôi trơn
- Cách sử dụng và bảo quản mỡ bôi trơn
- Cách sử dụng
- Mẹo bảo quản
Mỡ bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn là một chất bán rắn kết cấu semisolid được sử dụng trong linh kiện máy móc để giảm ma sát giữa các bề mặt chuyển động, hoạt động trơn tru và hạn chế tình trạng mài mòn.
Dầu mỡ bôi trơn máy móc có độ nhớt cao, bám dính tốt trên chi tiết máy trong thời gian dài và không bị chảy tràn, giảm thiểu tần suất bảo dưỡng. Đồng thời giúp bịt kín ngăn chặn nước và bụi bẩn xâm nhập, giảm thiểu hư hỏng thiết bị máy móc.
Mỡ bôi trơn tồn tại ở dạng bán rắn
Thành phần của mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn được tạo thành từ dầu gốc kết hợp với chất làm đặc và các chất phụ gia khác. Mỗi thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất và hiệu quả sử dụng:
- Dầu gốc: Đây là thành phần chủ yếu của mỡ bôi trơn, chiếm khoảng 70 - 95% tổng khối lượng. Dầu gốc có thể có nguồn gốc từ dầu khoáng, dầu tổng hợp hoặc dầu bán tổng hợp. Mỗi loại dầu lại có những đặc tính riêng về độ nhớt, khả năng chịu nhiệt, chống oxy hóa,... Vì vậy, không thể khẳng định loại dầu gốc nào tốt hơn loại nào mà cần phải dựa trên yêu cầu cụ thể của ứng dụng.
- Chất làm đặc: Chất làm đặc có tác dụng tạo ra cấu trúc bán rắn cho mỡ bám dính tốt trên bề mặt và không bị chảy. Một số chất làm đặc phổ biến bao gồm lithium, polytetrafluoroethylene (PTFE), glyceryl stearate,... Mỗi chất làm đặc sẽ quyết định đến độ đặc, độ lún, màu sắc và các tính chất khác của mỡ.
- Phụ gia: Phụ gia thêm vào mỡ bôi trơn dùng cải thiện hoặc bổ sung các tính chất đặc biệt khác. Một số loại đặc tính phụ gia mỡ bôi trơn động cơ phổ biến bao gồm: chịu nhiệt, chống mài mòn, chống oxy hóa, ngăn tạo bọt…
Dầu mỡ bôi trơn có thành phần là dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia
Đặc điểm của mỡ bôi trơn
Khi nhắc đến mỡ bôi trơn công nghiệp, chúng ta thường nghĩ ngay đến khả năng làm giảm ma sát giữa các bề mặt chuyển động. Đúng vậy, đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của mỡ bôi trơn. Nó tạo ra một lớp màng mỏng, đóng vai trò như một “tấm đệm” giữa các bề mặt kim loại trong máy móc, thiết bị, giúp chúng trượt lên nhau một cách êm ái, giảm mài mòn.
Tuy nhiên, mỡ bò bôi trơn không chỉ dừng lại ở chức năng “bôi trơn” đơn thuần. Tùy thuộc vào thành phần và công thức chế tạo, mỗi loại mỡ còn sở hữu những tính năng vượt trội khác, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện vận hành khác nhau.
- Khả năng chống oxy hóa
Quá trình oxy hóa là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của mỡ bôi trơn. Các loại mỡ chất lượng cao thường được bổ sung các chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự tác động của oxy, duy trì tính ổn định và kéo dài thời gian sử dụng.
- Chống tạo bọt, tạo khí
Mỡ bò bôi trơn không tạo bọt
Trong quá trình vận hành, một số loại mỡ bôi trơn có thể tạo bọt hoặc giải phóng khí, ảnh hưởng đến hiệu quả bôi trơn và gây ra các vấn đề khác. Vì vậy, nhiều loại mỡ hiện nay được bổ sung phụ gia chống tạo bọt, giúp duy trì tính đồng nhất của mỡ và đảm bảo hiệu suất bôi trơn ổn định.
- Phân tách môi trường bên trong và bên ngoài
Mỡ bôi trơn có khả năng tạo ra lớp màng bảo vệ, ngăn cách các chi tiết máy với môi trường bên ngoài, bảo vệ chúng khỏi bụi bẩn, nước, hóa chất và các tác nhân gây hại khác. Tính năng này đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo hiệu suất hoạt động.
Phân loại mỡ bôi trơn
Mỗi loại mỡ được chế tạo để đáp ứng các yêu cầu cụ thể về hiệu suất và điều kiện hoạt động. Dưới đây là các loại mỡ bôi trơn phổ biến:
Mỡ cách điện, mỡ silicone
Mỡ cách điện được tạo thành từ dầu silicone kết hợp với chất làm đặc. Loại mỡ này có khả năng cách điện và hoạt động ổn định trong một dải nhiệt độ rộng. Nhờ những đặc tính này, mỡ silicone thường được sử dụng để bôi trơn và bảo vệ các thiết bị điện, điện tử.
Các ứng dụng phổ biến bao gồm bôi trơn ổ trục, vòng bi, công tắc, đầu nối điện, giúp ngăn ngừa rò rỉ điện và bảo vệ các điểm tiếp xúc khỏi bị ăn mòn.
Mỡ bò chịu nhiệt
Mỡ bò chịu nhiệt thường hoạt động trong môi trường từ 120oC đến hơn 200oC mà không bị biến đổi tính chất hay mất đi khả năng bôi trơn. Loại mỡ này thường chứa các phụ gia chịu nhiệt đặc biệt và dầu gốc có độ nhớt cao. Mỡ bám dính tốt trên bề mặt kim loại ngay cả ở nhiệt độ cao.
Mỡ bò bôi trơn chịu nhiệt cao
Mỡ bò chịu nhiệt được sử dụng trong ngành luyện kim, lò nung, bôi trơn các chi tiết máy móc trong động cơ và hộp số ô tô,...
Mỡ bôi trơn đa dụng, kháng nước
Mỡ bôi trơn đa dụng hay mỡ bôi trơn chịu nước là loại mỡ phổ biến dùng chất liệu dầu khoáng, xà phòng lithium và các chất phụ gia chống nước. Vì thế mỡ rất phù hợp sử dụng ở môi trường ẩm ướt hay tiếp xúc với nước như bôi trơn ổ khóa, bản lề cửa, chốt cửa, các bộ phận máy móc hoạt động ngoài trời, …
Mỡ chân không
Mỡ chân không đặc chế từ dầu tổng hợp và chất làm đặc đặc biệt nên không bị bay hơi, giải phóng khí trong môi trường chân không. Dòng mỡ này phổ biến nhất là dùng cho các bơm chân không, van chân không, thiết bị y tế, thiết bị phòng thí nghiệm và các bộ phận máy móc khác hoạt động trong môi trường chân không.
Mỡ bò chịu cực áp, va đập
Mỡ bôi trơn vòng bi ổn định trước mọi va đập
Đây là loại mỡ bò bôi trơn chịu áp lực và va đập mạnh cực tốt, bảo vệ bề mặt kim loại khỏi bị biến dạng hoặc hư hỏng. Chất phụ gia chịu cực áp giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ vững vàng trên bề mặt linh kiện thiết bị. Phổ biến nhất là mỡ bôi trơn vòng bi, mỡ bôi trơn bánh răng, ổ trục, búa máy, máy ép,...
Dầu mỡ tổng hợp
So với mỡ bôi trơn thông thường, dầu mỡ bôi trơn máy móc có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu tải trọng cao, chống oxy hóa tốt và có tuổi thọ sử dụng lâu dài hơn. Với các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao như ngành hàng không, vũ trụ, ô tô và công nghiệp nặng, mỡ bôi trơn lithium tổng hợp là lựa chọn lý tưởng.
Mỡ chống kẹt dính
Loại mỡ bôi trơn công nghiệp này được thiết kế để ngăn ngừa hiện tượng kẹt dính, ma sát giữa các bề mặt kim loại. Sản phẩm thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu sự linh hoạt, dễ dàng tháo lắp, chẳng hạn: bu lông, ốc vít, đường ray và các bộ phận chuyển động.
Sử dụng mỡ rất cần thiết cho các bộ phận chuyển động trong máy móc
Mỡ cao tốc
Mỡ cao tốc dùng cho các bộ phận máy móc hoạt động ở tốc độ cao. Mỡ chứa thành phần chính từ dầu tổng hợp và chất làm đặc, có khả năng chịu nhiệt độ, tốc độ và tải trọng cao. Mỡ cao tốc thường dùng trong các ổ trục, vòng bi, máy công cụ, máy dệt, quạt gió,...
Ứng dụng mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn công nghiệp là “trợ thủ đắc lực” trong việc bảo vệ và tối ưu hóa hoạt động của máy móc, thiết bị ở nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Công nghiệp sản xuất: Mỡ bôi trơn giúp máy móc vận hành trơn tru, giảm ma sát và mài mòn cho các bộ phận như bánh răng, bạc đạn, trục, khớp nối.
- Ô tô và xe máy: Bảo vệ động cơ, hộp số, trục lái và hệ thống phanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành.
- Ngành hàng không: Bảo dưỡng động cơ, cánh quạt và hệ thống thủy lực, đảm bảo an toàn bay.
- Lĩnh vực y tế: Sử dụng bảo trì thiết bị y tế, đảm bảo độ chính xác và an toàn cho các quy trình y khoa.
- Ngành công nghiệp thực phẩm: Góp mặt với vai trò bôi trơn các thiết bị sản xuất và đóng gói, hỗ trợ quy trình chế biến đến xuất kho thông suốt, an toàn vệ sinh.
- Ngành công nghiệp điện tử: Mỡ bôi trơn công nghiệp kéo dài tuổi thọ và giảm tiếng ồn cho các thiết bị điện tử.
Dầu mỡ bôi trơn máy móc ứng dụng trong nhiều ngành nghề
Cách sử dụng và bảo quản mỡ bôi trơn
Cách sử dụng
Để phát huy tối đa hiệu quả, việc sử dụng mỡ bò bôi trơn đúng cách là vô cùng quan trọng:
- Trước khi bôi trơn, bạn cần xử lý sạch sẽ và khô ráo linh kiện máy. Tiếp đến loại bỏ bụi bẩn, mỡ cũ và tạp chất khác bằng khăn sạch, chổi quét hoặc dung môi phù hợp (nếu cần thiết). Bề mặt sạch giúp mỡ bôi trơn bám dính tốt hơn và phát huy hiệu quả tối ưu.
- Mỗi loại mỡ bò lại thích hợp ứng dụng ở các điều kiện làm việc khác nhau. Bạn cần lựa chọn loại mỡ phù hợp với yêu cầu máy móc của mình. Ví dụ, nếu thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao, hãy chọn mỡ bò chịu nhiệt; nếu thiết bị chịu tải trọng lớn như tìm mua mỡ bôi trơn ô tô, hãy chọn mỡ chịu cực áp... Mỡ bôi trơn đa dụng là lựa chọn phù hợp cho các ứng dụng thông thường.
- Bôi trơn một lượng mỡ vừa đủ để phủ đều các bề mặt tiếp xúc. Tránh sử dụng quá nhiều mỡ, vì có thể gây ra tắc nghẽn, tăng ma sát và lãng phí. Ngược lại, nếu bôi quá ít mỡ, thiết bị sẽ không được bôi trơn đầy đủ, dẫn đến ma sát, mài mòn và hư hỏng. Lượng mỡ vừa đủ nên chiếm từ ⅓ - ½ diện tích cần bôi trơn.
Súng bơm mỡ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả
- Để việc bơm mỡ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng máy bơm mỡ. Hiện tại Điện máy Hoàng Liên cung cấp đa dạng lựa chọn máy bơm từ các thương hiệu có tiếng như Kumisai, Palada, Kocu, SKF… giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo lượng mỡ được bơm đều, chính xác.
- Luôn đọc kỹ và tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất về lượng dùng, độ dày lớp mỡ và tần suất bôi trơn.
Mẹo bảo quản
Giống như nhiều thành phần khác, mỡ bôi trơn có thể bị biến chất và giảm hiệu quả nếu không được bảo quản đúng cách. Để duy trì chất lượng và hiệu quả của mỡ bôi trơn, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Mỡ bôi trơn nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nhiệt độ lý tưởng là từ 10oC đến 25oC. Nhiệt độ cao có thể làm mỡ bị oxy hóa, biến chất, còn nhiệt độ quá thấp có thể làm mỡ đông cứng, khó sử dụng.
- Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể gây ra sự hao mòn và làm giảm tính chất bôi trơn của mỡ. Vì vậy, hãy bảo quản mỡ bôi trơn ở những nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ví dụ như trong nhà kho, tủ đựng đồ,...
Cần bảo quản mỡ bò cẩn thận sau khi dùng
- Sau khi sử dụng, bạn nhớ đóng kín nắp bao bì mỡ bôi trơn để ngăn bụi bẩn, côn trùng và độ ẩm xâm nhập vào làm hỏng mỡ.
- Mỡ bôi trơn cũng có hạn sử dụng. Hãy kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm và tuân thủ hạn dùng được khuyến nghị.
- Nếu mỡ bò bôi trơn có dấu hiệu biến đổi màu sắc, mùi, độ đặc hoặc xuất hiện tạp chất, hãy thay thế bằng mỡ mới.
Trên đây là những thông tin cơ bản về mỡ bôi trơn động cơ, đặc điểm, phân loại và ứng dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vật liệu quan trọng này. Nếu đang tìm kiếm sản phẩm chất lượng với giá tốt mà chưa biết mua ở đâu, hãy liên hệ với Hoàng Liên ngay hôm nay!
Từ khóa » Bôi Trơn Xích Bằng Mỡ Bò
-
THÍCH ĐI DẠO - BÔI MỠ BÒ VÀO SÊN ( XÍCH XE MÁY) CÓ NÊN ...
-
Mỡ Bò Khô Xịt Bôi Trơn Sên Xích Môtô Wurth 09831066- 400ml
-
Lý Do Khiến Anh Em Tuyệt đối Không được Bôi Mỡ Bò Vào Sên Mô Tô ...
-
Tra Mỡ Bò Vào Sên DID Nên Hay Không?
-
Hướng Dẫn Mỡ Bôi Trơn Sên Xích Xe Máy - Keo Silicone
-
Chai Xịt Bôi Trơn Nhông Sên, Tai Hai Khi Dùng Mỡ Bò Bôi ... - YouTube
-
Mọi Người Sử Dụng Gì để Bôi Trơn Và Vệ Sinh Nhông Sên Dĩa ? - Tinhte
-
Bôi Trơn Sên Xích Xe Máy Và Một Số Vấn đề Cần Lưu ý - GoRacing
-
Winner 150: Nên Hay Không Chuyện Tra Mỡ Bò Vào Sên
-
Vấn để Xích Exciter & Mỡ Bò | Cộng đồng Biker Việt Nam
-
Mỡ Bò Bôi Trơn Sên Xe Máy Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Chai Mỡ Bò Dạng Xịt 3t Chain Lube Chịu Nhiệt
-
Mỡ Bôi Trơn Khớp Nối Truyền động Cần đáp ứng Những Yêu Cầu Gì?
-
Chai Xịt Mỡ Bò Bảo Dưỡng Sên (xích) Xe Máy/xe đạp Không Cần Tháo ...
-
Mỡ Bò Khô Xịt Bôi Trơn Sên Xích Môtô Wurth 09831066- 400ml
-
Dùng Nhớt đã Qua Sử Dụng để Bôi Trơn Có Làm Hại Xe? - Báo Lao Động
-
Nhớt Bôi Trơn Xe đạp Có Những Loại Nào ? Công Dụng Của Từng Loại