Mở Cửa Hàng Mua Bán Trái Cây, Hoa Quả Năm 2021 - Việt Luật

Tôi có thành lập công ty kinh doanh thực phẩm và trong giấy phép đăng ký cũng còn ngành nghề kinh doanh này, như vậy tôi có được phép mở một cửa hàng kinh doanh trái cây, hoa quả hay rau với tên cửa hàng bằng tiếng nước ngoài có được không? Thủ tục pháp lý cần phải tiến hành là gì? Ngoài ra, bảng hiệu cửa hàng có phải tuân theo quy định nào không? Xin chân thành cám ơn.

Mở cửa hàng mua bán trái cây, hoa quả năm 2021
Mở cửa hàng mua bán trái cây, hoa quả năm 2021

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Việt Luật. Với thắc mắc của bạn, Công ty Việt Luật xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thứ nhất, như bạn đã trình bày, khi thành lập công ty bạn có đăng ký trong giấy phép của bạn có chức năng kinh doanh thực phẩm.

Căn cứ Quyết định 337/2007/QĐ-BKHĐT quy định hệ thống ngành kinh tế Việt Nam như sau:

4632. Bán buôn thực phẩm.

Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…

Loại trừ:

Dịch vụ tham khảo: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí qua điện thoại

  • Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn);
  • Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh được phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phẩm khác);
  • Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh được phân vào nhóm 11010 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang).”

Theo như quy định của Luật pháp thì công ty bạn hoàn toàn có thể mở một cửa hàng kinh doanh trải cây và hoa quả.

Thứ hai, vì thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên có hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp công ty bạn mở cửa hàng kinh doanh tại trụ sở chính thì không cần phải làm thủ tục pháp lý.
  • Trường hợp công ty bạn mở cửa hàng kinh doanh không cùng địa chỉ thì công ty bạn cần thực hiện thủ tục: đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh.

Căn cứ Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh như sau:

Mục lục

Toggle
  • I. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • II. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
  • III. Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh trái cây, hoa quả thành công tại Việt Luật
  • HỖ TRỢ SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI TẠI VIỆT LUẬT:
  • Các dịch vụ khác của Việt Luật

I. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

Khi doanh nghiệp muốn đăng ký văn phòng đại diện, hoạt động chi nhánh thì phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến cơ quan thẩm quyền. Nội dung Thông báo gồm:

  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
  • Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Thông tin đăng ký thuế;
  • Thông tin cá nhân: Họ, tên; nơi cư trú, và số CMND/ thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu;

Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có

  • Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

II. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Không bắt buộc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có chung địa chỉ đăng ký trụ sở. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Sau khi đăng ký thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh thì công ty bạn còn phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Điều 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP như sau:

“1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

c) Bán hàng rong;

d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại Điều 62, 63, 64 của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định này và quy định phương thức quản lý đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh tại Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này.”

Căn cứ Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận như sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao có xác nhận của sở liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:
    • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng;
    • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc
    • Quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
    • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao có xác nhận của cơ sơ liên quan đến Giấy xác nhận;
    • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách có xác nhận của cơ sở về thông tin đã được tập huấn.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Thứ ba, việc đặt tên tiếng nước ngoài bạn phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

Căn cứ Điều 40 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“Điều 40. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp.

  1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.”

Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014 quy định tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
  3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 20. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
  2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt
  3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  4. Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.”

Thứ tư, biển hiệu bên cạnh phải đáp ứng theo các điều kiện về tên doanh nghiệp theo quy định trên thì còn phải đáp ứng theo Điều 22, Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 22. Các hình thức biển hiệu

Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Quy chế này.

Điều 23. Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu

  1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;

b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

2. Vị trí biển hiệu:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

3. Nội dung biển hiệu:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;

d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);

e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào”.

III. Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh trái cây, hoa quả thành công tại Việt Luật

Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan đến việc kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh trái cây, bạn hãy liên hệ ngay đến Việt Luật để được hỗ trợ tận tình.

Việt Luật chúng tôi với đội ngũ các chuyên gia, chuyên viên am hiểu tường tận về Luật, có chuyên môn sâu trong thành lập công ty, mở cửa hàng, xin giấy phép kinh doanh,… sẽ giúp bạn tiết kiểm tối đa thời gian.

Đặc biệt, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại nhưng vẫn đáp ứng đúng theo quy định pháp luật, bạn có thể ủy quyền Việt Luật thay bạn thực hiện soạn thảo, nộp hồ sơ và lấy giấy phép mở cửa hàng trao tận tay cho bạn.

Ngoài ra, bạn muốn mở chuỗi cửa hàng dịch vụ và phát triển nhiều hơn hoặc thành lập công ty, Việt Luật sẽ hỗ trợ bạn tận tình. Để chi tiết hơn về chi phí thành lập công ty, các bạn có thể tham khảo bài viết xem thêm.

>> Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp mới nhất<<

Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Việt Luật

HỖ TRỢ SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI TẠI VIỆT LUẬT:

Việt Luật hiểu rõ sự khó khăn và những thắc mắc trong vấn đề pháp lý của các doanh nghiệp mới thành lập, Công ty tư vấn Việt Luật sẽ hỗ trợ và tư vấn tường tận những câu hỏi của quý khách hàng về các vấn đề sau khi thành lập công ty như:

  • MIỄN PHÍ BÁO CÁO THUẾ 03 THÁNG
  • Tặng bộ ly thủy tinh cao cấp
  • Tư vấn cho khách hàng về các hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax).
  • Soạn thảo các hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm:
    • Điều lệ;
    • Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
    • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
    • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
    • Chứng nhận sở hữu cổ phần;
    • Sổ cổ đông;
    • Thông báo lập sổ cổ đông…
  • Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
  • Tư vấn khởi nghiệp giúp bạn an tâm hơn khi thành lập mới công ty

Các dịch vụ khác của Việt Luật

Công Ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Luật có thâm niên hơn 15 năm và hỗ trợ cho hơn 100.000 lượt khách trong vấn đề Thành lập doanh nghiệp, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp: Tư vấn thành lập VPĐD, Đầu tư nước ngoài, Thay đổi nội dung ĐKKD,… Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý và đưa ra giải pháp cho mọi vướng mắc để tiết kiệm chi phí, thời gian tối đa cho bạn.

Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp theo các loại hình:

+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

+ Thành lập công ty TNHH Một thành viên

+ Thủ tục thành lập công ty TNHH Hai thành viên trở lên

+ Thành lập công ty cổ phần

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

  • Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: 028.7777.5678 (30 lines)
  • Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
  • Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Việt Luật - hân hạnh được hỗ trợ quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Mở Tiệm Trái Cây