Mở đại Lý Gạo Dưới 70 Triệu - 5 Bí Quyết Thành Công Cho Người Mới ...

Mở đại lý gạo cần bao nhiêu vốn, hay làm thế nào để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng khi kinh doanh gạo? vẫn luôn là thắc mắc của không ít bạn trẻ khi có ý định khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh lĩnh vực này. Vậy nên, trong nội dung bài viết hôm nay, Quốc Huy sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn cách mở đại lý gạo dưới 70 triệu và bí quyết xây dựng đại lý gạo thành công.

Ảnh: Thuỳ Anh

Contents

  • 1 Kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn?
    • 1.1 Chi phí nhập hàng hóa – Gạo
    • 1.2 Chi phí thuê mặt bằng
    • 1.3 Chi phí thiết kế cửa hàng
    • 1.4 Chi phí “marketing” quảng cáo
    • 1.5 Các khoản chi phí phát sinh khác
  • 2 Các hình thức mở đại lý hiện nay
    • 2.1 Mở cửa hàng gạo truyền thống
    • 2.2 Kinh doanh cửa hàng gạo hiện đại
  • 3 Kinh nghiệm mở đại lý gạo dưới 70 triệu dành cho người mới
    • 3.1 Mô hình kinh doanh truyền thống và hiện đại kết hợp
    • 3.2 Vốn nhập gạo dự tính
    • 3.3 Thuê mặt bằng bán gạo
    • 3.4 Trang bị cần thiết cho cửa hàng gạo
  • 4 4 bí kíp bán gạo thành công trong kinh doanh gạo
    • 4.1 Nghiên cứu thị trường
    • 4.2 Người thật việc thật
    • 4.3 Tạo ưu đãi kinh doanh gạo
    • 4.4 Tiếp cận và thu hút khách hàng
  • 5 Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng
  • 6 Chính sách chung dành cho đại lý
  • 7 Danh sách các loại gạo thường bán

Kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn?

Nhu cầu gạo tại thị trường Việt Nam luôn rất ổn định và phát triển, và đây sẽ là lợi thế lớn với những bạn trẻ đang có ý định kinh doanh gạo. Vậy kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn? Các hạng mục chi phí mở đại lý kinh doanh gạo sẽ bao gồm:

Chi phí nhập hàng hóa – Gạo

Vốn nhập hàng là số tiền bạn bắt buộc phải có nếu muốn kinh doanh gạo. Tùy theo mức độ quy mô cửa hàng, bạn sẽ cân nhắc nhập số lượng hàng bao nhiêu? Nhập loại gạo gì? để dễ dàng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Khi mới bắt đầu kinh doanh gạo, bạn nên bắt đầu nhập hàng với số lượng ít tại các kho gạo/đại lý trung gian lớn ở địa phương, những nơi sẽ cung cấp đầy đủ các loại gạo cho bạn bán. Và quan trọng hơn, bạn có thể chủ động được nguồn hàng và giá cả. Trung bình nếu bạn nhập từ 2 – 3 tấn, số vốn bỏ ra sẽ dao động từ 25 – 40 triệu.

Chi phí thuê mặt bằng

Kinh doanh gạo tuy không yêu cầu mặt bằng quá lớn, nhưng vẫn phải đảm bảo các tiêu chí như sạch sẽ, thoáng mát, lợi thế cạnh tranh lớn hơn khi thuê mặt bằng gần khu dân cư, chợ dân sinh, khu đông người lao động,… Tùy vào mỗi khu vực mà giá thuê sẽ khác nhau, thường thì sẽ rơi vào khoảng 5 – 12 triệu đồng/tháng

Chi phí thiết kế cửa hàng

Đây là khoản chi phí ban đầu và thường chỉ đầu tư một lần. Các khoản chi phí này sẽ bao gồm: Tiền trang trí, tiền đầu tư dụng cụ trưng bày sản phẩm trong cửa hàng (thùng đựng gạo, pallet, kệ trưng bày, bao bì,….), cân đồng hồ, chi phí đầu tư bảng hiệu và 1 số hạng mục khác. Trung bình chi phí này sẽ dao động từ 5 – 10 triệu, tùy quy mô cửa hàng.

Chi phí “marketing” quảng cáo

Marketing quảng cáo là hoạt động không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh. Theo đó, đầu tư quảng cáo trong kinh doanh gạo sẽ bao gồm các hạng mục như: Thiết kế bao bì, name card, in tờ rơi, bảng giá,…. hoặc poster/standee vào ngày khai trương với chi phí tầm 4 – 6 triệu. Ngoài ra, nếu có ý định kinh doanh gạo online, bạn sẽ cần chi trả thêm chi phí quảng cáo trên Google, Facebook, Zalo. Khoản chi phí này sẽ dao động 5 triệu/tháng trở lên, tùy vào quy mô kinh doanh của cửa hàng.

Các khoản chi phí phát sinh khác

Ngoài các khoản phí “cốt lõi” trên, bạn sẽ cần dự trù 1 khoản tài chính để chi trả cho các khoản phí phát sinh như:

  • Chi phí phục vụ kinh doanh: Tiền điện, tiền nước, tiền Internet,…
  • Chi phí thuê nhân viên: Nhân viên kiểm kho, bán hàng, bảo vệ,..
  • Chi phí tu sửa cửa hàng (nếu có)

Như vậy, dựa vào các khoản chi phí trên, bạn đã có thể nắm bắt được kinh doanh gạo cần vốn bao nhiêu? Thông thường, số vốn cần thiết để mở đại lý kinh doanh gạo sẽ khoảng từ 50 – 120 triệu đồng, tùy quy mô cửa hàng. Hơn nữa, vốn dự trù cũng có thể thay đổi tùy theo chi phí mặt bằng, chi phí phát sinh và khoản phí lớn từ việc nhập hàng từ đại lý.

Các hình thức mở đại lý hiện nay

Để lập kế hoạch kinh doanh gạo, ban đầu bạn sẽ cần xác định rõ mô hình kinh doanh mình định hướng là gì? Kinh doanh gạo truyền thống hay hiện đại? Điều đó sẽ phải dựa trên nhóm khách hàng mục tiêu, sản phẩm cốt lõi, phương thức bán hàng, chất lượng & dịch vụ bạn cung cấp ra thị trường như thế nào?

Dưới đây là 2 hình thức kinh doanh gạo phổ biến hiện nay bạn có thể cân nhắc lựa chọn:

Mở cửa hàng gạo truyền thống

Cửa hàng gạo sẽ mở giống như các sạp, quầy bán hàng truyền thống. Các sản phẩm tập trung vào các loại gạo đại trà, giá cả bình dân, phục vụ được số lượng lớn và không yêu cầu quá cao về chất lượng dịch vụ. Mô hình kinh doanh này tập trung phần lớn ở những khu vực chợ cóc, chợ truyền thống hoặc các cửa hàng gạo đã lâu đời, bán gạo trực tiếp tại quầy.

Kinh doanh cửa hàng gạo hiện đại

Mô hình kinh doanh gạo hiện đại thường là sắp xếp các mặt hàng trên kệ, theo hình thức siêu thị, hoặc cửa hàng tạp hóa. Gạo sẽ được đóng gói theo quy cách và tập trung chủ yếu vào các sản phẩm thương hiệu. Giá thành sản phẩm ở nhóm này sẽ khá cao, lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn so với mô hình kinh doanh gạo truyền thống. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho cửa hàng cũng tốn kém hơn khá nhiều, yêu cầu đa dạng mẫu mã hàng hóa và chất lượng gạo chuẩn.

Ảnh: Thuỳ Anh

Kinh nghiệm mở đại lý gạo dưới 70 triệu dành cho người mới

Để đạt được thành công và lợi nhuận tối ưu khi mở đại lý gạo dưới 70 triệu, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm hữu ích dưới đây:

Mô hình kinh doanh truyền thống và hiện đại kết hợp

Kết hợp cả kinh doanh gạo truyền thống và hiện đại trong cùng một gian hàng là giải pháp tối ưu được nhiều người lựa chọn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc đa dạng mẫu mã và dòng sản phẩm cùng giá thành giúp cho người kinh doanh tiếp cận được với nhiều nhóm khách hàng hơn. Bên cạnh đó, việc thay đổi sẽ giúp cho người bán hàng mới có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn khi người tiêu dùng đã quá quen thuộc với cách bán hàng truyền thống, tuy cần sự thay đổi nhưng ngại vào các siêu thị để mua hàng.

Vốn nhập gạo dự tính

Nếu muốn kinh doanh gạo, bắt buộc bạn phải có vốn nhập hàng. Bởi, khi mới mở cửa hàng, sẽ không có nhà cung cấp nào cho bạn gối đầu hàng. Việc nhập hàng bạn có thể cân nhắc thành 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Nhập thử đa dạng mẫu gạo – khảo sát thị trường
  • Giai đoạn 2: Lựa chọn mẫu gạo bán chạy nhất
  • Giai đoạn 3: Tối ưu hóa nguồn hàng và chất lượng gạo.

Trong giai đoạn 1 và 2, mỗi lần bạn chỉ cần nhập từ 2 – 3 tấn gạo các loại, chi phí sẽ rơi vào từ 25 – 35 triệu. Khi tiêu thụ được hàng, bạn sẽ có tiền quay vòng vốn và nhập gạo cho các chuyến tiếp theo. Ở giai đoạn 3, khi kinh doanh đã ổn định, bạn có thể nhập số lượng nhiều hơn tùy thuộc vào khả năng bán của cửa hàng.

Kinh doanh gạo với số vốn dưới 70 triệu Kinh doanh gạo với số vốn dưới 70 triệu

Thuê mặt bằng bán gạo

Để tạo lợi thế cạnh tranh, bạn nên thuê mặt bằng ở những khu vực đông dân cư như chợ dân sinh, khu vực chung cư, khu vực đông người lao động… Tùy vào mỗi khu vực mà giá thuê nhà khác nhau. Giá thuê nhà thông thường sẽ là từ 5.000.000 – 8.000.000đ/tháng.

Xem thêm: gạo st24

Việc thuê nhà giá cao hay thấp cũng quyết định ảnh hưởng tới việc lợi nhuận của gạo. Kinh doanh gạo lợi nhuận thường từ 10 – 15% so với giá bán. Việc thuê nhà càng rẻ thì lợi nhuận sẽ càng cao.

Trang bị cần thiết cho cửa hàng gạo

Bạn cũng sẽ cần đầu tư trang thiết bị, vật tư kinh doanh gạo cần thiết để tạo ấn tượng và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

  • Biển bảng: Biển quảng cáo cửa hàng gạo.
  • Cân: Chuẩn bị 2 loại cân bao gồm: 1 cân nhỏ, 1 cân tạ (100kg) để cân.
  • Túi bóng: Túi bóng loại 1kg, 5kg, 10kg.
  • Chậu đựng gạo: Tùy thuộc vào mặt bằng và loại gạo mà cần chuẩn bị.
  • Kho bãi: Cần 1 kho bãi từ 15 – 20m2 cho cửa hàng vừa và nhỏ làm kho chứa gạo (thông thoáng, sạch sẽ).

4 bí kíp bán gạo thành công trong kinh doanh gạo

Sau đây là một số bí kíp kinh doanh gạo hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận và doanh thu một cách tốt nhất cho cửa hàng gạo của bạn:

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những bí kíp quan trọng với mọi ngành nghề, bao gồm cả kinh doanh gạo. Bởi, điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng xác định được tệp khách hàng tiềm năng, khu vực bán hàng lý tưởng, mức độ cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành,… Từ đó đưa ra phương án phù hợp nhất để phát triển cửa hàng của mình.

Cách thức nghiên cứu thị trường cụ thể như sau:

  • Người mua hàng: Hành vi, sở thích, thói quen tiêu dùng, phân khúc thu nhập,.…
  • Mặt bằng: Có thuận lợi cho việc mua hàng không? Khoảng cách giao hàng?…
  • Sản phẩm tiềm năng: Loại gạo khách hàng ưa thích, dễ bán nhất, giá cả hợp lý,…

Lưu ý: Phương thức này chỉ áp dụng đối với khách hàng thông thường. Còn đối với các bếp ăn công nghiệp, bệnh viện, trường học cần,…. bạn sẽ cần cách tiếp cận khác.

Bí kíp kinh doanh gạo Bí kíp kinh doanh gạo

Người thật việc thật

Khi mới kinh doanh, lượng khách hàng của bạn sẽ không nhiều. Bởi, họ vẫn còn khá lo ngại về các sản phẩm, dịch vụ và giá cả ở những cơ sở, đại lý gạo mới. Vậy nên, để khách hàng có thể trực tiếp đánh giá và cảm nhận chất lượng gạo mà bạn cung cấp, bạn hãy mời họ ăn thử gạo nhà mình.

Xem thêm: gạo lứt huyết rồng

Bạn có thể khuyến mãi dùng thử các gói gạo nhỏ, hoặc nấu thử các loại gạo để họ thưởng thức ngay tại cửa hàng. Nếu sản phẩm gạo của bạn ngon, chất lượng, giá cả phù hợp, chắc chắn họ sẽ không ngần ngại trở thành khách hàng thân thiết của bạn trong thời gian tới.

Tạo ưu đãi kinh doanh gạo

Ngoài các chương trình dùng thử gạo, bạn cũng nên tạo các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Bạn có thể kết hợp các ưu đãi sản phẩm liên quan thay vì giảm giá gạo như: Tặng kèm mì chính, nước mắm, miễn phí vận chuyển,….

Tiếp cận và thu hút khách hàng

Thực tế, cửa hàng gạo khi mới khai trương sẽ khá khan hiếm khách hàng. Họ có thể chưa biết đến bạn, hoặc không dám thay đổi địa chỉ mua hàng quen thuộc vì ngại trải nghiệm, cũng như chưa biết được chất lượng gạo thực tế của bạn ra sao. Vì vậy, bạn sẽ cần đẩy mạnh truyền thông cho cửa hàng của mình bằng cách tiếp cận trực tiếp, hoặc gián tiếp các khách hàng mục tiêu như: Phát tờ rơi, banner quảng cáo, truyền miệng,…

Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng

Đánh giá và phản hồi từ khách hàng là những ý kiến đóng góp quan trọng, giúp bạn có thể khắc phục được nhược điểm và đẩy mạnh những lợi thế vốn có của mình. Bằng cách gọi điện hỏi xem gạo ăn có phù hợp với mọi người không? Chất lượng gạo có thỏa mãn được mong muốn của khách hàng? Không chỉ vậy, bạn còn có thể tính toán được thời gian sử dụng gạo của khách hàng, từ đó chủ động được số lượng hàng hóa cần thiết.

Trên đây là 5 bí kíp giúp bạn mở đại lý gạo dưới 70 triệu thành công, hiệu quả mà Quốc Huy đã áp dụng cho rất nhiều các cửa hàng và đã thành công. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Xây dựng chính sách CSKH tận tâm khi kinh doanh gạo Xây dựng chính sách CSKH tận tâm khi kinh doanh gạo

Chính sách chung dành cho đại lý

Với hơn 15 năm trên thị trường, Thực phẩm Quốc Huy không ngừng phát triển để trở thành nhà cung cấp thực phẩm, các loại gạo hàng đầu tại miền Bắc. Thực phẩm Quốc Huy luôn hướng đến tinh thần hợp tác, mang lại lợi ích tốt nhất cho đối tác. Xem chính sách Đại lý chi tiết tại đây

Danh sách các loại gạo thường bán

  • Xi dẻo, xi mềm (64)
  • Khang dân
  • Nở, xốp, mềm cơm (Sóc Miên, Butin)
  • Dẻo, thơm vừa (Thơm Lài)
  • Tám Hải Hậu
  • Tám Điện Biên
  • Tám Thái
  • Đặc sản: Nàng thơm chợ Đào, ST25.
  • Nở, xốp, khô cơm (6976, Hàm châu)
  • Dẻo, thơm nhẹ (4900, Tài nguyên)
  • Dẻo, thơm nhiều (Lài sữa, Lài Miên)
  • Gạo nguyên liệu: Oxy 10, Hàm Châu.
  • Tấm nguyên liệu: tấm thường, tấm nở, tấm thơm.

Hỗ trợ đặc biệt từ Gạo Quốc Huy năm 2022:

  • Vận chuyển miễn phí theo mức nhập hàng.
  • Đổi hàng miễn phí trong 30 ngày đầu tiên.
  • Hỗ trợ ngay 2 triệu làm biển quảng cáo cửa hàng.
  • Tặng thêm 2000 tờ rơi tiếp cận khách hàng quanh điểm bán.

Từ khóa » đại Lý Bán Lẻ Gạo