Mò đỏ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mò đỏ - Dược Liệu - Onplaza
- Tên gọi
- Tên khác: mò đỏ còn có tên gọi khác là xích đồng nam, ngọc nữ đỏ, bấn đỏ, vây đỏ, lẹo cái, púng pính (theo cách gọi của người Thái)
- Họ: mò đỏ có cùng họ với cây mò hoa trắng
- Tên khoa học: Clerodendrum paniculatum L.
- Họ khoa học: thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.
- Đặc điểm của cây mò đỏ
Cây mò đỏ hay cây mò hoa đỏ thuộc cây thân thảo, với chiều cao từ 1m trở lên. Thân cây vuông và ít phân cành. Cây thường mọc thành từng khóm lớn, sinh trưởng tốt ở những nơi đất ẩm ướt, ít ánh sáng.
Lá mò đỏ to, mọc đối xứng, cuống lá có rãnh. Gốc lá hình tim, chia làm 5 thùy không đều, mép lá có khía răng nhỏ và mặt trên của lá có màu sẫm.
Đặc biệt, cuống lá và hoa đều có màu đỏ, nhị hoa, nhụy hoa mọc thò ra bên ngoài. Hoa mò đỏ thường mọc thành chùm, có hình xim hai ngả mọc ở ngọn thân.
Quả mò đỏ có màu đen, nằm bên trong đài hoa màu đỏ. Mùa quả thường rơi vào tháng 5 đến tháng 11.
- Phân bố, thu hái, bộ phận dùng
- Bộ phận dùng: rễ, lá cây mò đỏ
- Thu hái: Rễ cây thường thu hoạch vào mùa hè và thu hoạch lá lúc cây mò đỏ sắp có hoa. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô, hoặc có thể dùng tươi.
- Phân bố: Cây mò đỏ hiện nay được phân bố ở nhiều nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ,...
Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang ở ven đường hoặc triển núi, phân bố nhiều ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Đắk Lắk, Kon Tum, An Giang,...
- Thành phần hóa học
Toàn cây mò đỏ có chứa các chất có công dụng trong việc chữa trị bệnh, như: Flavonoid, Alcaloid, muối calci.
- Tác dụng dược lý
Mò đỏ có tác dụng trong điều trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Tính vị của mò đỏ:
+ Mò đỏ có vị đắng, nhạt, tính mát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Công dụng của cây mò đỏ:
+ Thanh nhiệt, tiêu độc, lương huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, tiêu viêm, khu phong (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Chủ trị:
+ Cây mò đỏ được sử dụng trong điều trị các bệnh như: kinh nguyệt không đều, tử cung viêm loét, bạch đới, mật viêm vàng da, mụn nhọt lở ngứa, huyết áp cao, gân xương đau nhức, mỏi lưng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Liều dùng
Mỗi lần dùng 10 - 20g mò đỏ, sắc thành thuốc uống.
Ngoài ra, có thể kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh.
- Tác dụng của cây mò đỏ
Theo Đông y, cây mò đỏ có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết. Có thể sắc thuốc hoặc giã nát để đắp bên ngoài da.
- Rễ cây mò đỏ tính bình, có vị nhạt hơi ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêm viêm, thanh can phế, tán ứ, trừ phong thấp,...
- Lá mò đỏ cũng có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc.
- Hoa mò đỏ có tác dụng chữa các bệnh phụ nữ, bệnh vàng da, đau xương khớp.
Cây mò đỏ có tác dụng gì?
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Cây mò đỏ thường được biết đến với công dụng chữa các bệnh phụ khoa ở nữ giới như: đau bụng kinh, khí hư ra nhiều, kinh nguyệt không đều, ngứa âm đạo,...hiệu quả
Điều can, thanh nhiệt giải độc, giải uất, tốt cho người bệnh gan: sắc cây mò đỏ uống hằng ngày giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh gan như: vàng mắt, vàng da,...
Điều trị chứng cao huyết áp, trị bệnh thấp khớp, mụn nhọt, sưng đau nóng đỏ: lá của cây mò đỏ có khả năng điều trị các chứng bệnh trên một cách hiệu quả.
- Cách dùng cây mò hoa đỏ
Cách dùng mò đỏ chữa kinh nguyệt không đều, khí hư ở phụ nữ, tê thấp, vàng da, chữa sài mạch lươn ở trẻ em.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 10 – 20g phối hợp với các vị thuốc khác, sắc uống
Cách dùng cây mò đỏ chữa bệnh phụ khoa - ngứa âm đạo
- Đơn thuốc: 15g mò đỏ, 15g mò trắng, 15g rau dừa nước, 12g bồ công anh.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang thuốc.
Cách sử dụng cây mò đỏ chữa tăng huyết áp
- Đơn thuốc: 12g mò đỏ, 12g cam thảo nam, 12g cúc hoa, 6g hoa hòe.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc.
Cách sử dụng cây mò đỏ trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt
- Đơn thuốc: 80g mò đỏ, 120g dây gắm, 8g đơn tướng quân, 8g đơn mặt trời, 8g cà gai leo, 8g cây tâm xuân, 8g cành dâu, đơn răng cưa 8g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang thuốc. Ngày chia thành 2 phần uống.
Ảnh 3: Mò đỏ trị thấp khớp hiệu quả
Cách sử dụng cây mò đỏ chữa tiểu ra máu, tiểu buốt
- Đơn thuốc: mò đỏ, lá huyết dụ, búp non mía dò, mã đề, bầu đất, mỗi vị thuốc từ 10 - 15g.
- Cách dùng: thái nhỏ các vị thuốc, phơi khô và sao cho thơm. Sau đó sắc uống với 500ml nước. Đun đến khi còn 150ml thì sử dụng. Chia đều và uống trong ngày. Kiên trì uống liên tục từ 2 - 3 tuần để đạt được hiệu quả.
Cách dùng mò đỏ trị bệnh vàng da và niêm mạc
- Đơn thuốc: 30 rễ cây mò đỏ
- Cách dùng: sắc uống mỗi ngày một thang thuốc giúp điều trị các bệnh về gan hiệu quả.
Trên đây, ON PLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về cây mò đỏ, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, thông tin các cách dùng mò đỏ trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự ý dùng thuốc, mà cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Từ khóa » Cây Lá Bấn đỏ
-
Chữa đau Bụng Kinh Với Mò Hoa đỏ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những Bài Thuốc Dân Gian Hiệu Quả Từ Cây Xích đồng Nam
-
Mò đỏ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mò đỏ
-
Mò Hoa Trắng: Vị Thuốc Có Tác Dụng Thanh Nhiệt, Giải độc
-
Cây Dược Liệu Cây Mò đỏ, Bấn đỏ, Vây đỏ, Ngọc Nữ đỏ - Y Học
-
Mò Hoa đỏ Với Tác Dụng Của Mò Hoa đỏ Và Cách Dùng Chữa Bệnh Ra ...
-
CÂY MÒ HOA ĐỎ & BÀI THUỐC CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA - YouTube
-
Xích đồng Nam (Mò Hoa đỏ) điều Trị Vàng Da, Kinh Nguyệt Không đều
-
Xích Đồng Nam Là Gì, Công Dụng Và Những Bài Thuốc Tốt Nhất
-
Mò Hoa đỏ, Cây Thuốc Nam Nhiều Công Dụng
-
Cây Bạch đồng Nữ Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Bạch đồng Nữ: Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
70 Cây Thuốc Nam Theo Quy định Của Bộ Y Tế (11/2014)