Mỏ Hàn Tiệp Chất Lượng Cao, Khung đồng Tráng Bạc Hợp Kim Bền Bỉ

Mỏ hàn Tiệp chính hãng không bao giờ còn xuất hiện tại Việt Nam. Tại sao vậy? Thời kì trước thập niên 90, đất nước mới giải phóng, hàng hoá rất khan hiếm. Những người sở hữu mỏ hàn xung Tiệp ngang cầm trong tay một cục vàng nếu quy đổi đúng thời điểm đó.

Mỏ hàn Tiệp ngày nay chỉ còn là một sản phẩm rẻ tiền nhái lại có xuất xứ từ Trung Quốc mà thôi.

Nguồn gốc lịch sử mỏ hàn Tiệp

Thời kì bao cấp, để mua một chiếc mỏ hàn là một việc vô cùng khó. Việt Nam là một trong những quốc gia bị cấm vận. Chỉ những người được đi du học Liên Xô hay các nước phương tây mới có cơ hội tiếp cận những sản phẩm chất lượng cao.

Thợ điện ngày đó muốn hàn chỉ có một cách duy nhất. Đó là dùng thanh sắt hoặc đồng cho vào lò nung nóng lấy nhiệt. Sau đó đem ra chấm với nhựa thông và thiếc để hàn.

Thời điểm đó đồ dùng bằng điện cũng rất ít và thô sơ. Chiếc đài cassette không phải là một thiết bị radio không dây như thời hiện đại. Nó chỉ đơn giản là một chiếc loa mà thôi. Hệ thống truyền thanh chỉ là dây dẫn tín hiệu. Không có tuỳ chọn nhiều kênh, mà chỉ được nghe kênh truyền thanh duy nhất.

Mỏ hàn Tiệp thời kỳ bao cấp
Cấu tạo mỏ hàn Tiệp thời bao cấp

Ngày ấy để nối dây điện không có băng dính, người ta chỉ có cách duy nhất là cuốn nilon rồi dùng lửa hơ cho dính để cách điện. Đồ điện thời ấy có chăng chỉ là cái bóng đèn sợi đốt. Mà chỉ có nhà nào sang mới có. Còn lại dùng đèn dầu.

Hàng hoá khan hiếm, người tiêu dùng không có nhiều sự lựa chọn, nên thấy bất cứ đồ gì có công năng đặc biệt là quý như vàng. Mỏ hàn Tiệp ngày đó cũng tốt thật sự. Chất lượng đã được khẳng định khi anh em dùng vài chục năm mà vẫn chạy tốt.

Vì sao mỏ hàn xung Tiệp trở thành huyền thoại?

Biến áp của mỏ hàn Tiệp được gia công rất tỉ mỉ, chi tiết và dập khuôn rất khít. Như vậy từ thông hao phí gần như không có, nên thân biến áp luôn giữ được mức nhiệt ổn định. Dây đồng nguyên chất chứ không pha lẫn tạp chất như các sản phẩm thương mại ngày nay.

Khung đồng được họ tráng một lớp hợp kim bạc chống oxy hoá. Nên rất bền bỉ chứ không đen đầu khi dùng lâu ngày như mỏ hàn thời nay. Mũi hàn đi kèm cũng được làm bằng hợp kim để chống oxy hoá và bám thiếc.

Ngày ấy bị cấm vận, dân mình không có cơ hội tiếp cận đồ tây lông như mỏ hàn xung Weller của Đức. Và giá của mỏ hàn Weller tại Mỹ cũng đắt hơn gấp 3 lần mỏ hàn Tiệp. Dân mình chỉ được thấy duy nhất mỏ hàn Tiệp, nên mặc định nó là tốt nhất. Và cái danh huyền thoại bắt nguồn từ đó.

Thời điểm ấy muốn tự cuốn một mỏ hàn xung để dùng lại càng khó vì nguyên vật liệu cực kỳ thiếu thốn. Và không phải ai cũng biết làm.

Mỏ hàn Tiệp ngày nay

Những mỏ hàn Tiệp giờ đây được bán tràn lan trên internet không phải là sản phẩm do Tiệp sản xuất. Chúng chỉ là những sản phẩm được nhái lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên chất lượng cũng khá tốt. Chỉ có điều công suất hơi nhỏ. Chỉ vỏn vẹn có 100w. Khung đồng của thiết bị này cũng được tráng lớp hợp kim nên chống oxy hoá khá tốt.

Loại mỏ hàn này chỉ phù hợp cho sinh viên hay những người có nhu cầu hàn ít.

Với mức giá 450k, bạn có thể tham khảo sản phẩm mỏ hàn xung AK 400w có công suất gấp 4 lần.

Lựa chọn nào cho anh em?

Đối với anh em thợ thuyền, thì giờ là tiền bạc. Việc bấm cò quá lâu sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian lãng phí, giảm năng suất làm việc. Khi đó chỉ có mỏ hàn xung Weller công suất 200w mới đủ đáp ứng. Tuy nhiên cái giá của nó lại quá chát chúa đối với đại đa số người Việt, 4tr đồng cho một chiếc mỏ hàn xung liệu có đáng?

Hiểu được nhu cầu của đại đa số anh em, chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm mỏ hàn xung AK công suất lớn hơn với giá chỉ chưa đến 1/10 mỏ hàn Weller. Sản phẩm của chúng tôi có tốc độ hàn rất nhanh, gần như bấm cò là chảy thiếc. Thiết bị này sẽ hỗ trợ đắc lực cho anh em làm nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh, thợ xe máy, ô tô…

Mời anh em tham khảo: Mỏ hàn xung AK

 

Từ khóa » đầu Mỏ Hàn Xung Tiệp