Mô Hình Chuỗi Fnb Và Những Thách Thức Khi Kinh Doanh Chuỗi Fnb
Chuỗi f&b hay kinh doanh chuỗi fnb là gì? Khi bước chân vào khởi nghiệp kinh doanh, chắc hẳn bạn đã không dưới một lần nghe về những khái niệm này. Song, bạn lại chưa hiểu rõ về ý nghĩa cũng như những giá trị của việc kinh doanh chuỗi fnb mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về mô hình chuỗi và chiến lược kinh doanh áp dụng đúng đắn cho mô hình này.
Contents
- 1 Kinh doanh chuỗi fnb là gì?
- 2 Kinh doanh chuỗi fnb cần chú ý gì?
- 2.1 Chất lượng sản phẩm
- 2.2 Mô hình kinh doanh
- 2.3 Mặt bằng và không gian thiết kế
- 2.4 Quản lý tài chính
- 3 Những thách thức của kinh doanh chuỗi f&b là gì?
- 4 Mô hình kinh doanh chuỗi fnb hiệu quả
- 4.1 Phát triển chuỗi f&b bằng cách nhượng quyền thương hiệu
- 4.2 Mô hình cửa hàng bán lẻ
Kinh doanh chuỗi fnb là gì?
Kinh doanh theo chuỗi là quá trình một chủ thể kinh doanh đầu tư các nguồn lực vào một hình thức phân phối, theo đó sở hữu và quản lý tập trung một nhóm các cửa hàng/điểm bán lẻ khác nhau, bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và cửa hàng/điểm bán lẻ dịch vụ.
Mô hình kinh doanh chuỗi fnb là một hình thức phát triển dựa trên khái niệm kinh doanh theo chuỗi. Các chủ đầu tư bắt đầu tiến hành kinh doanh mô hình ăn uống theo chuỗi sẽ tiến hành mở rộng quy mô, các cửa hàng con có tính liên kết chặt chẽ với nhau và giúp thương hiệu trở nên mạnh mẽ, lớn mạnh hơn. Do đó, khi đã phát triển ở quy mô dạng chuỗi, lên đến hàng chục nhà hàng thì việc quản lý, đồng bộ các hệ thống với nhau là điều rất quan trọng.
|Xem thêm: Các mô hình kinh doanh FNB phổ biến 2022
| Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh ăn uống ai cũng phải biết
Kinh doanh chuỗi fnb cần chú ý gì?
Xuyên suốt trong quá trình kinh doanh chuỗi f&b, 4 yếu tố được coi là quan trọng sống còn đối với mô hình này đó là:
Chất lượng sản phẩm
Trong kinh doanh chuỗi f&b nói riêng và kinh doanh chuỗi nói chung thì chất lượng sản phẩm phải đảm bảo giống nhau tại mọi điểm bán. Trên thực tế, nhiều chuỗi nhà hàng khi mở rộng quy mô và phát triển chỉ vì một vài chi nhánh bị phàn nàn, phản ánh về chất lượng đồ ăn mà cả thương hiệu bị ảnh hưởng theo. Để tránh rủi ro này, các chủ doanh nghiệp cần đặt ra tiêu chí đánh giá chất lượng đồ ăn để đảm bảo đồng bộ ở từng chi nhánh.
Tất cả các chi nhánh của chuỗi phải nhập từ cùng nhà cung cấp nguyên vật liệu, cùng áp dụng công thức chế biến chung. Các nhân viên bếp cũng thường xuyên được đào tạo về quy chuẩn chế biến đồ ăn để đảm bảo hương vị cho đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại mọi chi nhánh. Ngoài ra, quản lý từng nhà hàng trong chuỗi phải kiểm soát chặt chẽ quy trình chuyển giao giữa các bên để đảm bảo nguyên liệu không bị ảnh hưởng đến chất lượng hoặc thất thoát.
Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh nhất quan rất quan trọng trong kinh doanh chuỗi fnb. Tính đồng bộ về phong cách phục vụ nhà hàng, nội quy phục vụ nhà hàng, thiết kế trang trí nhà hàng,… cho đến quy trình order, tính tiền,…là rất quan trọng. Vì khi khách hàng đến bất cứ một điểm nào trên hệ thống chuỗi mà không cảm nhận thấy chất lượng sản phẩm hay dịch vụ giống với các điểm khác. Lúc này, họ sẽ nghi ngờ “Liệu rằng các điểm này có cùng một chuỗi nhà hàng hay không?” Một thương hiệu sẽ không thể nào ghi điểm với khách hàng khi không thể làm an lòng họ. Tính đồng bộ, thống nhất mô hình kinh doanh là bài toán sống còn khi doanh nghiệp bắt tay vào mở rộng quy mô nếu không muốn hoạt động kinh doanh đi vào bế tắc.
Mặt bằng và không gian thiết kế
Mặt bằng và không gian nhà hàng là vị trí đầu tiên khách hàng tiếp cận được, bởi vậy hãy đồng bộ trong thiết kế không gian để khách hàng nhận ra nhà hàng họ đang đến có nằm trong chuỗi nhà hàng của bạn hay không. Tùy vào diện tích mặt bằng tại mỗi chi nhánh sẽ có cách trang trí nội thất, thiết kế không gian khác nhau nhưng vẫn phải đúng concept của thương hiệu. Chẳng hạn như nhà hàng của bạn kinh doanh đồ nướng Nhật Bản với tông màu chủ đạo là màu đỏ thì tất cả các chi nhánh đều phải thiết kế theo chủ đề đó. Hãy sử dụng chung các loại nội thất như bàn ghế, thiết kế đèn, trang trí không gian giống nhau,…. tại tất cả các chi nhánh trong chuỗi.
Quản lý tài chính
Khi xây dựng hệ thống chuỗi nhà hàng thì chủ nhà hàng sẽ không thể có mặt ở tất cả các điểm cùng lúc, do đó họ sẽ tốn nhiều thời gian để tổng hợp doanh thu. Nếu để tới cuối tuần hoặc cuối tháng mới tổng kết thì rất dễ bị thất thoát và khó lòng nắm bắt chính xác hiệu quả kinh doanh của từng điểm trong chuỗi. Quản lý tài chính không hiệu quả dễ dẫn tới việc đưa ra những giải pháp kinh doanh sai lầm, ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi nhà hàng hoặc thậm chí là phá sản trong tương lai.
Những thách thức của kinh doanh chuỗi f&b là gì?
Việc xây dựng mô hình kinh doanh theo chuỗi từ lâu đã là xu hướng của thế giới, bất kỳ ai trong tương lai cũng mong muốn phát triển theo xu hướng này. Trong ngành F&B cũng vậy, xây dựng chuỗi chính là con đường hiệu quả để tạo nên thương hiệu mạnh. Đơn cử, các thương hiệu ẩm thực quốc tế mạnh nhất hiện nay đang vận hành theo mô hình kinh doanh dạng chuỗi. Mô hình này thành công mang đến sự lớn mạnh tới mức trở thành một đại diện cho quốc gia. Ví dụ như khi đến với McDonald’s hoặc Burger King, chúng ta có thể cảm thấy được văn hóa Mỹ bên trong. Hoặc văn hóa Hàn Quốc thông qua Lotteria, King BBQ, BBQ Chicken, nghĩ đến Thái Lan khi trải nghiệm ở Thaiexpress,…
Cơ hội càng lớn thách thức càng khó khăn, kinh doanh chuỗi mang lại lợi nhuận khổng lồ và khả năng phủ sóng thương hiệu vươn ra cả thị trường nước ngoài nhưng nó cũng là một mô hình mang nhiều rủi ro và thách thức. Ba thách thức cốt lõi mà kinh doanh chuỗi f&b đang phải đối mặt hiện nay gồm:
Thiếu kinh nghiệm, tư duy trong cách quản trị: Một khi bạn xác định phát triển mô hình kinh doanh chuỗi trong lĩnh vực F&B; thì rào cản đầu tiên đối với bạn đó vấn đề tư duy trong cách quản trị. Thực tế, không phải tất cả mô hình trong lĩnh vực F&B đều có thể phát triển thành chuỗi được. Vấn đề nằm ở chỗ có một số sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống rất khó có thể mở rộng mà vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tư duy quản trị như nào để đảm bảo kinh doanh hiệu quả? luôn là bài toán khó cho chủ doanh nghiệp khi hướng đến phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng.
Lọc và loại bỏ các yếu tố thừa: Thách thức kế tiếp dành cho mô hình kinh doanh theo chuỗi nằm ở việc lược bỏ các yếu tố thừa trong sản phẩm và dịch vụ. Loại bỏ những thứ không mang lại giá trị kinh tế cao cho cửa hàng. Đây được xem là giải pháp để điều chỉnh mô hình kinh doanh sao cho phù hợp để phát triển và kiểm soát dịch vụ tốt khi được nhân rộng.
Đào tạo nhân lực phù hợp với mô hình kinh doanh theo chuỗi: Đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng quản lý, duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi mở rộng là một thách thức lớn của mô hình kinh doanh chuỗi f&b. Bên cạnh khả năng chuẩn hóa quy trình để giữ vững chất lượng là điều cực kì quan trọng thì khách hàng của bạn còn cảm nhận dịch vụ thông qua sự kết nối với con người; mà ở đây chính là nhân viên của cửa hàng. Vì vậy việc chuẩn hóa quy trình từ cung cách phục vụ cho đến giải quyết vấn đề khi phát sinh cho mọi nhân viên cũng cần được chuẩn hoá và đào tạo bài bản.
| Xem thêm: Kế hoach marketing cho quán trà sữa mới mở thu hút khách hàng
Mô hình kinh doanh chuỗi fnb hiệu quả
Phát triển chuỗi f&b bằng cách nhượng quyền thương hiệu
Trong những năm gần đây, xu hướng nhượng quyền từ các thương hiệu ẩm thực quốc tế nổi lên khá rầm rộ. Đây là mô hình tạo nên sức mạnh vượt trội, bản chất của mô hình này giúp giảm thiểu độ rủi ro so với mô hình công ty đứng ra xây dựng và phát triển chuỗi f&b với thương hiệu mới. Tuy nhiên đối với mô hình nhượng quyền thương hiệu, mức giá để mua nhượng quyền ở một quốc gia cụ thể rất cao. Cùng với đó là áp lực phải mở rộng quy mô điểm bán được quy định trong hợp đồng nhượng quyền.
Mô hình cửa hàng bán lẻ
Các nhà đầu tư thường chọn món ăn vùng miền, đặc sản quê hương để phát triển. Bên cạnh các hệ thống bán phở xưa nay thì gần đây người tiêu dùng dễ dàng tìm được các món vốn là món ăn dân dã như bún mắm, bún bò, bún riêu, bún đậu mắm tôm,…
Chuỗi f&b hay mô hình kinh doanh chuỗi fnb có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Không hẳn việc có nguồn vốn dồi dào, mở rộng quy mô linh hoạt là sẽ mang lại thành công, yếu tố cốt lõi chính thường nằm ở tư duy quản trị, sự liên kết giữa các cửa hàng, các bộ phận điều hành với nhau.
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee
Từ khóa » Chuỗi F&b
-
Kinh Doanh Chuỗi F&B Là Gì? Các Mô Hình Kinh Doanh F&B Hiệu Quả
-
Giải Pháp Quản Lý Nhân Sự Chuỗi F&B - Tinh Hoa Solution
-
Chuỗi F&B "biến Hình" - Báo Người Lao động
-
Chuỗi F&B | K-Decor
-
Điểm Mặt Những “đại Gia” Kinh Doanh Chuỗi Trong Ngành F&B
-
Giải Pháp An Ninh Cho Chuỗi F&B - Phương Việt
-
Chuỗi F&B Chạy Hay Dừng? - FNB DIRECTOR
-
F&B Là Gì?Kiến Thức Cơ Bản Về Ngành F&B Mọi Chủ Nhà Hàng Cần Biết
-
Chuỗi F&B Chật Vật Giữ Giá - Kinh Doanh - Zing
-
Mô Hình Kinh Doanh Theo Chuỗi – 3 Thách Thức Mà Ngành F&B ...
-
Các Bài Viết Về Chuỗi F&B, Tin Tức Chuỗi F&B - Doanh Nhân Trẻ
-
Điểm Mặt Những Thương Hiệu F&B Rời Khỏi Thị Trường Việt Nam - IPOS
-
Chuỗi F&B - Báo Tuổi Trẻ