Mô Hình “hiệp Sĩ đường Phố”: Cần Một Cơ Chế Pháp Lý Rõ Ràng
Có thể bạn quan tâm
- Bắt đối tượng thứ 3 trong vụ 2 “hiệp sĩ” bị đâm tử vong1
- Nghẹn lòng nghe trải lòng của vợ hiệp sĩ bị tội phạm đâm trọng thương1
- Nhiều tấm lòng hảo tâm hướng đến các “hiệp sĩ” và thân nhân
Một thành viên trong nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình cho biết, chính thức nhóm “hiệp sĩ đường phố” do anh Trương Văn Hoàng (47 tuổi) làm trưởng nhóm có 7-8 thành viên, số còn lại khoảng 20-30 người là những người có máu nghĩa hiệp (sinh viên, tài xế, xe ôm) tham gia khi rảnh rỗi. Trong nhóm chỉ có anh Hoàng là có võ, số còn lại thì chỉ có… tinh thần nhiệt huyết.
Trên giường bệnh, Nguyễn Đức Huy (22 tuổi, ngụ Tân Phú) và Đinh Phú Quý (22 tuổi, ngụ Củ Chi) cho biết cả 2 đều là sinh viên. Vì thích làm việc trượng nghĩa nên ba năm trước cả 2 xin gia nhập nhóm hiệp sĩ của anh Hoàng. Nhiều lần tham gia bắt trộm cắp, cướp giật nhưng lần này là lần mà cả 2 bị thương nặng nhất. Bởi 2 thành viên này không ngờ đến việc đối tượng mạnh động gây án để hòng trốn chạy.
Huy kể, khi xông vào khống chế thì bị đối tượng rút con dao dài ra đâm vào nhóm hiệp sĩ, Huy không có công cụ hỗ trợ trong tay nên bị đâm vào vùng ngực. Quay lại thấy Quý bị thương nằm trên đường, máu chảy lênh láng, Huy gắng sức điều khiển xe máy chở Quý vào bệnh viện, sau đó cũng ngất đi.
Được chữa trị kịp thời, tỉnh táo, Quý cho hay, lúc xông vào khống chế đối tượng, Quý chỉ có tay không nên đối tượng đã đâm Quý từ phía sau và gục xuống đường. Lúc tỉnh lại thì Quý đã nằm trong phòng cấp cứu.
Nghĩa khí của các “hiệp sĩ đường phố” là đáng trân trọng, đáng được biểu dương, khen ngợi, đáng nhân rộng nhưng xét về một mặt nào đó, xã hội phải được vận hành bằng pháp luật chứ không chỉ dồn vào tinh thần nghĩa khí của một người, một nhóm người. Các nhóm “hiệp sĩ đường phố” được hình thành nhân rộng phần nào đạt được hiệu quả cao trong phòng trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Nếu như không có những người “làm chuyện bao đồng” này thì khi phát hiện ra tội phạm ngoài đường, người dân nào có thể đứng ra chống lại cái ác, cái xấu mà không do dự được - mất gì. Nhưng cái không đúng của các hiệp sĩ là khi phát hiện tội phạm lại làm quá trách nhiệm của mình. Bởi vậy cần có mối quan hệ mật thiết giữa Công an và hiệp sĩ, để khi phát hiện ra tội phạm, chỉ cần một cuộc điện thoại, sự phối hợp giữa hiệp sĩ và cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ bài bản hơn, tránh những rủi ro đáng tiếc.
“Mình thích thì mình tham gia nên ít khi nói chuyện này với vợ con, bởi nói ra họ sẽ can ngăn. Cũng đúng thôi, nếu như làm việc trượng nghĩa phải có phương pháp bài bản, chỉ có lòng dũng cảm thôi cũng không được. Sự cố xảy ra, bị thương thiệt mạng, người bị ảnh hưởng trực tiếp là vợ con, người thân mình. Đa phần những hiệp sĩ là người lao động chân tay, ít võ vẽ lại thiếu kiến thức pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống, để khống chế tội phạm, để tự bảo vệ mình nên nhiều lúc gặp nạn là bình thường.
CLB phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (Bình Dương) hoạt động có qui chế nên được trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ và lập được nhiều thành tích. |
Với lòng nhiệt huyết của các thành viên trong nhóm hiệp sĩ, mình cũng mong muốn được huấn luyện những kỹ năng cơ bản khi đối mặt với tội phạm. Có như vậy mình mới thấy tự tin hơn và sẵn sàng đối mặt với cái ác, cái xấu. Qua việc 5 thành viên trong nhóm thương vong, anh em trong nhóm cũng rút ra kinh nghiệm chỉ làm đúng khả năng của mình, còn lại phải phối hợp với lực lượng chính qui”, một thành viên trong nhóm hiệp sĩ Tân Bình cho hay.
Trở lại với vấn đề mà dư luận đang quan tâm hiện nay, đó là cơ chế pháp lý rõ ràng, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, phối hợp để các CLB “hiệp sĩ đường phố” tồn tại, hoạt động hiệu quả, những ngày qua, người ta chợt nhớ đến hiệu quả của mô hình này tại Bình Dương. Đại tá Võ Văn Phúc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho hay, mô hình này đến nay đã được nhân rộng trong 91 phường, xã của tỉnh với hàng trăm thành viên tham gia.
Để các CLB này hoạt động, các thành viên trong nhóm phải là bảo vệ dân phố, dân phòng của các phường, xã nên các CLB này đều hoạt động có qui chế thưởng phạt cụ thể, có kinh phí hoạt động.
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, Đội trưởng CLB phòng chống tội phạm phường Phú Hòa cho biết, nhóm có 16 thành viên, cộng tác viên hoạt động truy bắt tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hàng năm, anh em trong nhóm được Công an tỉnh Bình Dương bồi dưỡng 2 lần cả về nghiệp vụ bắt cướp và huấn luyện võ thuật đối kháng, tự vệ, được trang bị công cụ hỗ trợ. Đồng thời, anh em được tuyên truyền tính pháp lý nên trong quá trình săn bắt cướp tránh được những tình huống nguy hiểm.
Đại tá Nguyễn Hoàng Thao, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nhận xét, những mô hình CLB phòng chống tội phạm này hoạt động đúng pháp luật nhiều năm nay và mang lại hiệu quả cao, góp phần cùng lực lượng Công an chuyên nghiệp giữ gìn ANTT. Một trong những CLB phòng chống tội phạm hiệu quả là CLB phòng chống tội phạm phường Phú Hòa.
Từ năm 1997 đến nay, CLB này đã khám phá bắt hơn 2.000 vụ phạm pháp hình sự. Để các CLB này hoạt động tốt, những lần họp tổng kết, Công an Bình Dương đều rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được sau đó xây dựng những quy chế mới để các CLB hoạt động đúng pháp luật.
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, tại TP Hồ Chí Minh có nhiều nhóm hiệp sĩ hoạt động, đó là hoạt động từ tinh thần hiệp sĩ mà không thông qua một qui chế hay cơ chế xét duyệt nào. Nhiều mô hình “hiệp sĩ đường phố” đóng góp tích cực vào công tác toàn dân bảo vệ ANTT, góp phần cùng lực lượng Công an giữ vững bình yên cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên do không có qui chế nên khi ra tay nghĩa hiệp, những hiệp sĩ không được sử dụng công cụ hỗ trợ.
Về mặt pháp lý, Công an TP Hồ Chí Minh không tìm thấy căn cứ nào để công nhận, để quản lý mô hình này. Do đó nhiều năm nay, Công an TP Hồ Chí Minh rất day dứt, kiến nghị, đề xuất có một quy định, quy chuẩn đầy đủ cho lực lượng này, nhưng kết quả chưa cụ thể. Ví dụ như mô hình xe ôm tự quản, phòng chống tội phạm nhưng đã xuất hiện nhiều thành viên trong mô hình xe ôm tự quản tiếp tay, che giấu tội phạm.
Nguyên nhân là pháp luật thiếu các quy chế, quy chuẩn nên các nhóm hình thành chủ yếu là tự phát. Họ là những người dân bình thường, tự nguyện tham gia phòng chống tội phạm nhưng lại không được bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, kỹ năng và quản lý. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng sai phạm, hoạt động lệch lạc…
“Vì thế, dù lực lượng nào cũng phải được bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức pháp luật, quy định rõ những gì được làm, không được làm và xác định rõ giới hạn, chức năng... Thực tế, các thông tin về tội phạm hay xử lý thì các hiệp sĩ cũng như CLB phòng chống tội phạm đều cần sự hỗ trợ của Công an vì nó vượt quá khả năng giải quyết của họ…”, Thiếu tướng Phan Anh Minh nói.
Theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, nhiệm vụ giải quyết, xử lý tội phạm là của lực lượng Công an. Nhưng một mình ngành Công an không thể làm tốt được, mà cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Trong đó có phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm.
“Lãnh đạo Công an TP Hồ Chí Minh rất day dứt vì chưa chuẩn hóa được các đội nhóm hiệp sĩ này. Không phải ai muốn trở thành hiệp sĩ cũng đều đủ tư cách, ít ra thì mặt sức khỏe, đạo đức, tư chất phải xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng về việc này. Cái chúng ta cần nhất hiện nay là một quy chế với các quy chuẩn quy định những hiệp sĩ được làm gì khác với những công dân bình thường”, Thiếu tướng Phan Anh Minh nhấn mạnh.
Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, thực tế mô hình “hiệp sĩ” ở đây là tự phát, tự phong, họ như những công dân bình thường khác và họ cũng có nghĩa vụ phòng chống tội phạm như các công dân bình thường khác. Tuy nhiên, họ không phải là cá nhân hay tổ chức đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền bắt giữ tội phạm, thực thi quyền do Nhà nước giao, mang tính chuyên môn và nghĩa vụ, do vậy việc họ bắt giữ tội phạm chỉ trong phạm vi tương xứng, phòng vệ và mang tính cấp thiết cùng với đó là sự hỗ trợ kịp thời từ phía cơ quan Nhà nước. Nếu người bắt tội phạm không may gây ra thương tích trọng thương cho người phạm tội thì tùy tính chất, mức độ, hành vi và sự tương xứng, phòng vệ và mức độ cần thiết, hậu quả mà có bị xử lý hình sự hay không. Thực tế không ít vụ việc gần đây, nhiều người bắt trộm cướp bị xử lý hình sự. “Theo tôi, vụ này các đối tượng hung hãn, có hung khí nên việc các hiệp sĩ đâm xe là có căn cứ tương xứng với hành vi và mang tính cấp thiết. Đã đến lúc cần có Luật điều chỉnh về vấn đề này và cần trang bị các công cụ hỗ trợ, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ bài bản cho họ, trang bị kiến thức cho họ và giao cho họ có được một số quyền hạn nhất định khi bắt tội phạm”, Luật sư Hùng nói. |
Từ khóa » Hiệp Sĩ đường Phố Nên Hay Không
-
Có Nên Tồn Tại Mô Hình “Hiệp Sĩ đường Phố” Nữa Hay Không? - VOV
-
" Hiệp Sĩ đường Phố" Có Cần Thiết Hay Không ? Trách Nhiệm Của ...
-
Mô Hình "Hiệp Sĩ" Bắt Cướp đường Phố: Không Nên Nhân Rộng ...
-
Nên Hay Không Nên Có Lực Lượng "hiệp Sĩ đường Phố"? | VTV.VN
-
Vì Sao "hiệp Sĩ đường Phố" Dừng Bước? - Báo Người Lao động
-
"Hiệp Sĩ": Cần Hay Không? - Báo Người Lao động
-
Hiệp Sỹ đường Phố - Nên Có Hay Không? Câu Hỏi Khó Giải đáp
-
Hiệp Sĩ đường Phố: Anh Hùng Hay Nạn Nhân? - BBC News Tiếng Việt
-
Hiệp Sĩ đường Phố Không Nên Làm Thay Việc Của Công An - VnExpress
-
Hiệp Sĩ đường Phố Minh Tiến: 'Không Có Tiền Thì Bỏ Cái Thân Ra Giúp ...
-
HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ: Cập Nhật Thông Tin, Tin Tức Mới Nhất - YAN
-
“Hiệp Sĩ đường Phố”, Cần Không? - Tuổi Trẻ Online
-
Hiệp Sỹ đường Phố - Nên Hay Không?
-
Nên Hay Không Mô Hình Săn Bắt Cướp - VTV Go