Mô Hình Kinh Doanh Canvas Là Gì? Cách Xây Dựng Mô Hình ... - 1Office
Có thể bạn quan tâm
Mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas – BMC) không chỉ giúp nhà quản trị có thể định hình ý tưởng kinh doanh một cách cụ thể mà còn là một công cụ quan trọng để quản lý và phát triển kinh doanh một cách hiệu quả. Vậy mô hình kinh doanh Canvas là gì? Cách xây dựng và áp dụng mô hình Canvas này ra sao? Cùng 1Office tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
- I. Mô hình kinh doanh Canvas – Business Model Canvas là gì?
- 1. Khái niệm
- 2. 3 Ưu điểm chính của mô hình BMC
- II. 9 trụ cột chính trong mô hình Business Model Canvas – BMC
- III. Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas hiệu quả cho doanh nghiệp
- 1. Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
- 2. Phương án xây dựng giá trị (Value Propositions Canvas)
- 3. Đối tác kinh doanh
- 4. Sắp xếp các công việc chính
- 5. Các kênh nội dung và kênh tiếp cận khách hàng
- 6. Quan hệ khách hàng
- 7. Nguồn lực của doanh nghiệp
- 8. Cơ cấu các khoản chi phí
- 9. Nguồn doanh thu
- IV. Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas mẫu trong các doanh nghiệp lớn
I. Mô hình kinh doanh Canvas – Business Model Canvas là gì?
1. Khái niệm
Mô hình Canvas là công cụ hỗ trợ hệ thống hóa chiến lược kinh doanh theo cấu trúc đơn giản nhất. Tính năng chính của của mô hình này là hỗ trợ công ty, doanh nghiệp hợp nhất các hoạt động bán hàng bằng các tiêu chí chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Tại Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh Canvas để phân tích tình hình công ty, phân tích đối thủ xây dựng các kế hoạch kinh doanh và tìm ra giải pháp tạo lợi nhuận cao nhất.
2. 3 Ưu điểm chính của mô hình BMC
Business Model Canvas là một mô hình kinh doanh được ứng dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay nhằm mục đích cải thiện và phát triển các hoạt động kinh doanh mới. Dưới đây là 3 lợi ích chính mà mô hình kinh doanh Canvas mang lại cho các tổ chức.
- Sự tập trung: Lên kế hoạch kinh doanh với mô hình Canvas giúp bạn tập trung vào các khía cạnh quan trọng thay vì phải trình bày một cách dài dòng toàn bộ các thông tin. Điều này giúp bản kể hoạch kinh doanh ngắn ngon và trọng tâm hơn.
- Sự linh hoạt: Mọi thứ được trình bày một cách ngắn gọn giúp người theo dõi có thể kiểm tra, thử nghiệm, chỉnh sửa các nội dung dễ dàng.
- Sự khoa học: Nhân viên của bạn sẽ nắm bắt được toàn bộ kế hoạch kinh doanh cũng như hiểu được mục tiêu mà bạn muốn hướng đến.
Xem thêm: Ứng dụng của tháp nhu cầu maslow trong kinh doanh 4.0
II. 9 trụ cột chính trong mô hình Business Model Canvas – BMC
Trong cấu trúc mô hình kinh doanh Canvas thông thường sẽ bao gồm 9 thành phần sau:
- Phân khúc thị trường
- Phương án xây dựng giá trị
- Kênh tiếp cận khách hàng
- Quan hệ khách hàng
- Nguồn doanh thu
- Nguồn tiềm lực chính của doanh nghiệp
- Sắp xếp các công việc chính
- Đối tác kinh doanh
- Cơ cấu các khoản chi phí
Xem thêm: Hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh bài bản, chi tiết nhất
III. Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas hiệu quả cho doanh nghiệp
Mô hình Canvas đại diện cho 4 yếu tố then chốt của một doanh nghiệp. Đó là: khách hàng, năng lực tài chính, cơ sở vật chất và hiệu suất kinh doanh. Chính vì vậy, muốn xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần trọng tâm vào 4 yếu tố này.
Ở trên chúng ta đã điểm qua 9 thành phần của mô hình Business Model Canvas. Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào các nội dung phân tích về 9 yếu tố trong mô hình Mô hình kinh doanh Canvas để có thêm ý tưởng để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
1. Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
Phân khúc khách hàng là yếu tố đầu tiên cần lưu ý trong mô hình kinh doanh Canvas mẫu. Để xác định và phân loại chính xác tệp khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần:
- Phân tích rõ nhu cầu và vấn đề của khách hàng
- Xác định rõ tệp khách hàng bạn muốn trao giá trị nhất.
- Ai là người có khả năng mua hàng cao nhất.
2. Phương án xây dựng giá trị (Value Propositions Canvas)
Business Model Canvas hỗ trợ doanh nghiệp mang đến các dịch vụ và sản phẩm chất lượng tới khách hàng. 2 yếu tố cốt lõi bạn cần xác định trong xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả này là:
- Bạn đang đáp ứng tiêu chí của khách hàng nào?
- Thành quả cốt lõi mà bạn cung cấp cho khách hàng sẽ ra sao?
Giải pháp giá trị cung cấp tới khách hàng thông qua một số thuộc tính như: hiệu suất làm việc, gia tăng thương hiệu doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, tương tác đa chiều thuận tiện,… Đặc biệt, mô hình Canvas giúp phân tích đối thủ và đưa ra giải pháp vượt tiến đối thủ nhanh chóng.
3. Đối tác kinh doanh
Đối tác kinh doanh hay còn có thuật ngữ khác là business partner. Đây là các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Họ có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên kết với công ty để tạo ra nhiều giá trị.
Để tìm kiếm được đối tác kinh doanh phù hợp trong mô hình kinh doanh Canvas. Chủ doanh nghiệp cần phân tích rõ:
- Ai là đối tác chính, đối tác quan trọng của mình?
- Tiêu chí nào giúp quan hệ đối tác bền chặt, dài lâu?
4. Sắp xếp các công việc chính
Doanh nghiệp cần sắp xếp và mô tả những công việc quan trọng cần phải làm để vận hành chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
- Giá trị của những công việc chính mang lại cho công ty là gì?
- Thứ tự thực hiện công việc ra sao?
- Kênh phân phối, kênh tiếp cận khách hàng, dòng thu như thế nào?
5. Các kênh nội dung và kênh tiếp cận khách hàng
Kênh nội dung, kênh cung cấp được hiểu là chiến lược marketing để tiếp cận khách hàng. Tùy theo ngành hàng của mỗi công ty sẽ có cách tiếp cận khách hàng theo các kênh riêng phù hợp.
- Kênh nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao nhất?
- Kênh thông tin nào mà khách hàng của bạn hay truy cập.
- Kênh nào hoạt động và có hiệu ứng truyền thông tốt nhất?
- Làm thế nào để có thể kết nối nội dung truyền tải tới khách mua hàng?
6. Quan hệ khách hàng
Mô hình kinh doanh canvas phân tích hình thức quản trị quan hệ khách hàng theo các tiêu chuẩn sau:
- Hỗ trợ, giúp đỡ cá nhân: là sự tương tác giữa nhân viên với khách mua hàng. Quá trình hỗ trợ được thực hiện trong khi sale để giải đáp thắc mắc của khách hàng.
- Dịch vụ tự động: Là một hệ thống chăm sóc khách hàng tự động. Ví dụ điển hình nhất mà ai cũng biết đó là amazon.com tự đưa ra gợi ý sách dựa theo việc mua sách trước đó.
- Quan hệ cộng đồng: Phép tương tác trực tiếp giữa người mua hàng với công ty. Tại nền tảng cộng đồng, mọi kiến thức đều được chia sẻ và được hỗ trợ bởi chính những người mua hàng trước đó.
7. Nguồn lực của doanh nghiệp
Tiềm lực công ty bao gồm: tài chính, nhân sự, trí tuệ, thể chất, dịch vụ,… Đây là những yếu tố quan trọng để vận hành và phát triển doanh nghiệp.
- Nguồn tiềm lực nào mang lại giá trị cho công ty nhất
- Yếu tố nào quan trọng nhất trong các kênh cung cấp, tiếp cận khách hàng.
8. Cơ cấu các khoản chi phí
Mô hình kinh doanh canvas giúp doanh nghiệp có thể biết trước được những chi phí phát sinh:
- Chi phí marketing bán hàng
- Chi phí nhân sự
- Hoạt động nào tiêu tốn chi phí nhiều nhất
9. Nguồn doanh thu
Doanh thu là yếu tố then chốt và quyết định đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ:
- Sản phẩm của công ty sẽ mang lại những giá trị gì để khách hàng bỏ tiền ra sử dụng.
- Doanh thu của mỗi sản phẩm là bao nhiêu? Tổng doanh thu như nào?
Xem thêm: BSC là gì? Cách xây dựng chiến lược thành công với mô hình BSC
IV. Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas mẫu trong các doanh nghiệp lớn
Mô hình Canvas được ứng dụng rất phổ biến tại thời điểm hiện tại. Các công ty lớn trên thế giới như Apple, Uber, BMW,… đều đang áp dụng và đạt được nhiều thành công khi sử dụng mô hình kinh doanh này trong hoạt động quản lý kinh doanh.
1. Apple
Apple được đánh giá là một ví dụ ứng dụng mô hình Canvas thành công trên thế giới. Trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình, Apple đã cho ra mắt dòng sản phẩm iPod kèm thêm các ứng dụng nghe nhạc độc quyền như iTunes, hãng công nghệ đến từ Mỹ đã mang đến trải nghiệm nghe nhạc tuyệt vời cho khách hàng. Mặc dù Apple không phải là cái tên nổi bật trên thị trường nghe nhạc, tuy nhiên với những sản phẩm mới, trải nghiệm thông minh và cách bán hàng mới mẻ đã giúp hãng này có được nhiều thành công trong dài hạn.
Có thể thấy, Apple đã kết hợp một cách liền mạch các yếu tố trụ cột trong mô hình Business Model Canvas với các thành công trước đây của hãng để có được những thành công lớn hơn.
2. Uber
3. BMWNội dung bài viết trên là toàn bộ thông tin liên quan đến mô hình kinh doanh canvas là gì? Các doanh nghiệp có thể áp dụng 9 yếu tố trong mô hình kinh doanh trên để xây dựng chiến lượng bán hàng hiệu quả như Amazon. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu nào, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự trợ giúp.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:
Đăng ký để được tư vấn: 083 483 8888
Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA
Từ khóa liên quan: mô hình canvas là gì, mô hình kinh doanh business model canvas, canvas
Từ khóa » Hình Kinh Doanh Canvas
-
Mô Hình Kinh Doanh Canvas – Chìa Khóa Thành Công Cho Các Nhà ...
-
Mô Hình Canvas Là Gì? Hướng Dẫn Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao Và Cách ...
-
Cách Xây Dựng Và áp Dụng Template Mô Hình Kinh Doanh Canvas ...
-
9 Yếu Tố Trong Mô Hình Kinh Doanh Canvas Giúp Doanh Nghiệp Thành ...
-
Mô Hình Kinh Doanh Canvas Là Gì? 9 Yếu Tố Trụ Cột Quan Trọng Nhất
-
Mô Hình Kinh Doanh Canvas Là Gì Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
-
Mô Hình Canvas Là Gì? Lợi ích Và Cách ứng Dụng Trong Kinh Doanh
-
Khung Mô Hình Kinh Doanh - Business Model Canvas | VBPO JSC
-
Business Model Canvas Là Gì? - ActionCOACH Hanoi West
-
Mô Hình Canvas (Business Model Canvas - BMC) - Luật Doanh Nghiệp
-
Mô Hình Kinh Doanh Canvas Là Gì? Ví Dụ Về Mô Hình ... - Đọc Sách Hay
-
Mô Hình Kinh Doanh Canvas Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?
-
Business Model Canvas Là Gì? 9 Thành Tố Trong Mô Hình Kinh Doanh ...