Mô Hình Nào Cho Hoạt động Trí Thức?
Có thể bạn quan tâm
Mới cách đây chưa phải quá lâu, có lẽ là vài năm đầu thế kỉ trở về trước, mô hình hoạt động ngoài hành chính của trí thức, đặc biệt đối với lĩnh vực khoa học, kĩ thuật là khá hiếm hoi. Tuy vậy, từ khi internet phát triển, người trí thức có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu thêm kiến thức, thông tin, gặp gỡ và trao đổi với nhiều người cùng quan điểm, sở thích, lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động. Từ đó, nhiều tổ chức dưới danh nghĩa các câu lạc bộ hay hiệp hội không chính thức được lập ra, ban đầu là trong giới trí thức trẻ và sau đó lan sang cả những thế hệ đi trước. Nếu để ý quan sát một chút thôi, chúng ta dễ dàng thấy quanh mình vô vàn các tổ chức được lập ra ngoài hành chính như vậy, đến mức ở những địa phương lớn và phát triển như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, còn hiếm khi gặp một ai đó trong giới trí thức còn ở độ tuổi đi làm lại không phải thành viên của một tổ chức phi hành chính nào đó. Với sự ra đời và hoạt động của lượng lớn các tổ chức trí thức phi hành chính như vậy, những hiệu ứng sinh ra đã tạo nên những biến chuyển đáng kể trong xã hội ở nhiều lĩnh vực và nhiều mức độ khác nhau. Tất nhiên, một hệ quả bất kì đều có tác động tốt ở một số khía cạnh nào đó và ngược lại tác động không tốt ở một số khía cạnh khác. Để phân tích thật chi tiết từng tổ chức, từng hệ quả ở nhiều lĩnh vực khác nhau cần có nghiên cứu thật nghiêm túc và chi tiết. Trong phạm vi của bài viết này, chỉ xin đề cập tới một vấn đề cơ bản trong môi trường trí thức ngày nay. Đó là liệu mô hình phi hành chính như thế nào đáp ứng được nhu cầu của các trí thức ngày nay và đồng thời có tác động tích cực tới sự phát triển của xã hội. Trí thức cần môi trường ra sao? Để nói về người trí thức, chúng ta nên loại bỏ các định mức cụ thể. Trí thức là những người có tri thức và có hoạt động tri thức cống hiến cho xã hội. Không có chuẩn mức về bằng cấp, lĩnh vực làm việc, thâm niên công tác để đánh giá trí thức. Nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, .... chính là những niềm vui của bất cứ người lao động chân chính nào nói chung và người trí thức nói riêng. Vậy nên, khi nói tới nhu cầu của người trí thức khi tham gia các tổ chức phi hành chính, thì cần nói đầu tiên tới nhu cầu thỏa mãn say mê của mình. Nếu anh trí thức không cảm thấy mình được làm việc hết mình, được thưởng thức hết cái thú vui với lĩnh vực mình say mê thì tất anh ta sẽ không mấy mặn mà với tổ chức trí thức mà người ta muốn mời anh ta tham gia. Thứ đến, nhu cầu thứ hai của trí thức khi tham gia hoạt động là nhu cầu thể hiện mình, hay ở một góc nhìn nào đó cũng có thể coi là một hình thức của “danh vọng”. Điểm “dễ chịu” của các tổ chức phi hành chính so với cơ chế nhà nước là trí thức hi vọng tìm thấy môi trường cho phép họ tự nói lên ý kiến của mình mà không cần băn khoăn tới ràng buộc về mặt tổ chức - điều mà rất nhiều trí thức thường cảm thấy cản trở sự phát triển và tự khẳng định của mình. Vậy nên, đáp ứng được nhu cầu này của trí thức là điều không thể thiếu của một tổ chức trí thức phi hành chính. Xã hội cần gì từ những tổ chức trí thức phi hành chính? Điều đầu tiên và rất rõ ràng cần được khẳng định là xã hội cần những ảnh hưởng tích cực từ hoạt động trí thức. Như đã nêu ở phần đầu của bài viết, hoạt động trí thức có tầm ảnh hưởng rất lớn, dù đôi khi nó gián tiếp và thậm chí dường như vô hình, tới sự phát triển nhận thức, ý thức hệ, thế giới quan và nối theo đó là những khuynh hướng và trào lưu xã hội. Vậy nên điều quan trọng là những ảnh hưởng đó cần mang tính chất tích cực thay vì tiêu cực. Trong xã hội hiện đại, nhiệm vụ của người trí thức nói chung và các tổ chức phi hành chính nói riêng là đóng góp trực tiếp vào việc thúc đẩy sự đi lên của các lĩnh vực trong xã hội: tăng trưởng kinh tế, nâng cao dân trí, .... Bên cạnh đó, trí thức còn phải là người góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về chính lĩnh vực mình tham gia. Người trí thức không hòa mình vào đám đông để tránh sự lạc lõng, người trí thức phải là người kêu gọi đám đông xây dựng xã hội. Vậy nên, đối với xã hội, một nhóm hay một tổ chức trí thức không chỉ đóng vai trò nghiên cứu hay thỏa mãn những say mê, thú vui cá nhân mà trên hết cần mang tri thức và say mê để xây dựng trước hết là đời sống tinh thần và dân trí, sau là đời sống vật chất của cộng đồng. Những điều chưa tốt thường gặp trong các mô hình trí thức ngày nay Như đã nói, hoạt động trí thức trong nước ngày nay rất đa dạng với số lượng rất lớn các nhóm, câu lạc bộ, hiệp hội tự thành lập. Không phủ nhận rằng có nhiều nhóm hoạt động rất hiệu quả và gây những hiệu ứng tốt cho xã hội ở nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, giáo dục, nghệ thuật, ... Tuy vậy những nhóm như vậy vẫn còn là thiểu số trong số vô vàn các nhóm, tổ chức được lập ra. Quan sát kĩ các tổ chức trí thức phi hành chính ngày nay cùng những hiệu ứng xã hội từ đó, có thể nhìn thấy hai mô hình chưa hiệu quả nhưng rất phổ biến như sau. Thứ nhất là mô hình hội/nhóm/câu lạc bộ của giới trẻ, với số lượng người tham gia rất đông và thường rất thu hút được sự chú ý của cộng đồng do những hoạt động truyền thông mà họ thực hiện. Mô hình này dù thu hút được nhiều người, và thoáng qua có vẻ như gây ảnh hưởng tốt cho cộng đồng. Song thực chất, tuyệt đại đa số những tổ chức hoạt động theo mô hình này, ngay cả khi không vụ lợi về vật chất hay danh vọng, đều chỉ dừng ở mức một “sân chơi”- theo cách những người tổ chức vẫn hay gọi để lôi kéo sự chú ý của đám đông. Vì vậy, mô hình dạng này thực tế không mang lại biến chuyển tích cực đáng kể cho xã hội nói chung mà thay vào đó, nó còn tạo ra những trào lưu xấu làm kích động sự hời hợt vốn là điều tối kị trong hoạt động trí thức. Thứ hai là mô hình thường thấy của các trí thức có kinh nghiệm và thường thì có chuyên môn cao hơn. Thay vì những hoạt động phong trào, các nhóm hoạt động theo mô hình này thường đi thẳng vào các lĩnh vực chuyên sâu và là nơi tập hợp những người thực sự say mê tri thức. So với mô hình bên trên, nó tỏ ra nghiêm chỉnh và có hiệu quả hơn về mặt hoạt động trí thức. Dù vậy, đáng tiếc là một số không nhỏ các tổ chức dạng này thường mắc phải cái mà người ta hay gọi là “bệnh hàn lâm”. Khi một nhà khoa học, một kĩ sư hay một nghệ sĩ thích nói về lĩnh vực của anh ta trước công chúng bằng những ngôn từ hoa mỹ nhưng phức tạp và khó hiểu chỉ vì anh ta cho rằng như thế mới tôn vinh được lĩnh vực của mình và tự khẳng định được tầm vóc của bản thân, tức là anh ta đã mắc bệnh hàn lâm. Thói quen tâm lý này khiến hoạt động trí thức bị cản trở đáng kể vì tri thức bị ngăn cách với nhân dân bởi rào chắn do chính người trí thức dựng nên, và giữa bản thân các lĩnh vực khác nhau người trí thức cũng khó có thể tiếp cận và cùng hợp tác, phát triển. Mô hình nào là phù họp Một mô hình thích hợp trong thời đại ngày nay cho hoạt động trí thức cần phải là một mô hình kết hợp được sự chính xác, tính chuyên sâu của lĩnh vực hoạt động với vai trò giáo dục và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Ngoài ra, điều không thể thiếu chính là nhân lực. Làm sao để tập hợp được đội ngũ trí thức cùng hoạt động và cống hiến? Không có cách nào khác là cần tạo được môi trường nơi trí thức có thể nghiên cứu, sáng tạo và thẳng thắn trao đổi. Trong bài viết này, xin được đề xuất một mô hình. Đó là mô hình hoạt động kết hợp với giáo dục và phổ biến kiến thức: vừa tạo môi trường cho trí thức vừa mang tinh hoa của trí thức đến với cộng đồng. Ngoài ra, mô hình này có thể kết hợp thêm với hình thức hoạt động dưới dạng hiệp hội các nhóm liên kết độc lập, tức là vừa cùng hợp tác và liên lạc vừa độc lập trong hoạt động và định hướng. Trong thế giới hiện đại và đa chiều ngày nay, các tổ chức một khi đã hoạt động ngoài hành chính càng cần giảm bớt cơ cấu, bộ máy tổ chức và các thủ tục mang tính hình thức. Có như vậy, người trí thức mới có được môi trường thuận lợi và tâm lý thoải mái để hoạt động và cống hiến. Chặng đường tri thức thì dài bất tận, nhưng càng dài hơn đối với Việt Nam ta khi mà chúng ta không chỉ cần đuổi theo và nắm bắt những thành tựu của thế giới mà trước hết còn phải nâng cao nhận thức của nhân dân để kịp thích nghi vói những biến chuyển của khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội ... Nói cách khác, hoạt động trí thức ngày nay ở nước ta không thể tách rời khỏi mục tiêu giáo dục. Bản thân mỗi mô hình chỉ mang tính thích nghi, chúng cần liên tục được đổi mới, hoàn thiện trước những biến chuyển mới của xã hội. Vì vậy, việc xây dựng một mô hình cho hoạt động trí thức là không có điểm kết thúc, nhưng nó vẫn cần được bắt đầu và thực hiện mỗi ngày. Điều quan trọng là đã đến lúc chúng ta bắt đầu học cách xây dựng dựa trên chính hoàn cảnh của trí thức trong xã hội, thay vì dựa trên những gì vốn có nặng tính qui cách và hình thức lâu nay.
Theo Vusta
Các tin, bài khác » Hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức của tỉnh với chủ đề: Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam (21/11/2024) » Diễn đàn Trí thức số 10/2024: Phát triển kinh tế số: Cơ hội đột phá trong sản xuất nông nghiệp (13/11/2024) » Những ý tưởng từ cuộc sống tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng 2024. (2/10/2024) » Nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới (30/9/2024) » Hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức của tỉnh với chủ đề: Lịch sử vùng đất Nam bộ, Quan hệ Việt Nam - Campuchia - Những xu hướng và dự báo trong bối cảnh Campuchia đào kênh Phù Nam - Techo (25/9/2024) Bản quyền ©2012 thuộc về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiTừ khóa » Dân Trí Thức Là Gì
-
Trí Thức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trí Thức Tức Là Người Có Học | Báo Dân Trí
-
Trí Thức Là Ai? - VnExpress
-
Thế Nào Là Trí Thức? - Báo Thanh Niên
-
Xây Dựng đội Ngũ Trí Thức Việt Nam Hiện Nay Theo Tư Tưởng Hồ Chí ...
-
Việt Nam: Trí Thức Thế Này Sao Xã Hội Không Trì Trệ? - BBC
-
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Tri Thức Và đội Ngũ Trí Thức Trong ...
-
ĐẶC ĐIỂM ĐỘI NGŨ NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM HIỆN NAY - VNU
-
Suy Ngẫm Về Trí Thức Tinh Hoa
-
Cách Mạng Tháng 8 Và Người Trí Thức - Học Viện Tài Chính - AOF
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với đội Ngũ Trí Thức Việt Nam
-
[PDF] Quan điểm Của Vi Lênin Về Trí Thức Và Vấn đề Xây Dựng đội Ngũ Trí ...
-
[PDF] Kinh Tế Tri Thức ở Việt Nam