Mô Hình Roi Da Trong Chuỗi Cung Ứng

Hiệu ứng Cái roi da trong chuỗi cung ứng

Một hiểm hoạ mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt là hàng tồn kho chậm luân chuyển, đặc biệt là khi càng đi sâu vào chuỗi cung ứng, gây tổn thất nghiêm trọng về mặt tài chính. Sự bất thường hoặc chênh lệch về số lượng của các đơn đặt hàng tăng lên khi càng vào sâu trong chuỗi cung ứng, tức là từ khách hàng đến nhà bán lẻ đến nhà phân phối và sau đó là nhà sản xuất.

Theo hình trên ta thấy được mặc dù nhu cầu thật sự của khách hàng chỉ là 70 sản phẩm nhưng ở khâu của nhà sản xuất đã bị đẩy lên thành 250 sản phẩm, và bây giờ hàng tồn kho sẽ được đẩy đến khách hàng thông qua các ưu đãi & giảm giá, các công ty sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho các nỗ lực tiếp thị và quảng cáo của sản phẩm.

Đó chính là ảnh hưởng mà hiệu ứng Cái Roi Da (Bullwhip Effect) gây ra trong chuỗi cung ứng

Hàng tồn kho: Nếu nhu cầu của người tiêu dùng thấp hơn bạn dự đoán sẽ dẫn đến việc thừa hàng; hiệu ứng Cái Roi Da sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà bán lẻ và họ sẽ giảm nguồn cung cho các đơn hàng tồn kho trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến việc thiếu hàng khi bạn đẩy quá nhiều sản phẩm thành ưu đãi hoặc khi nhu cầu khách hàng tăng vọt. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của hiệu ứng Cái Roi Da vì bạn bỏ lỡ những cơ hội tăng doanh số và có khả năng làm hỏng mối quan hệ công ty của bạn với khách hàng.

Lãng phí: Mặc khác, khi thiếu hàng, người mua hàng có thể phải trả tiền nhiều hơn. Điều này sẽ làm cho nhà bán lẻ đặt thêm hàng tồn kho để bảo đảm không bị thiếu hụt sản phẩm trong tương lai, và có thể sẽ đi lại vào vòng luẩn quẩn thừa hàng tồn kho nếu bạn đặt hàng quá nhiều hoặc nếu nhu cầu của khách hàng giảm. Thừa hàng tồn kho chậm luân chuyển không bán được sẽ bị vứt đi nếu là những sản phẩm có hạn. Thay đổi trong thói quen mua hàng: Khi các công ty liên tục bị mắc phải hiệu ứng Cái Roi Da, họ có thể xem xét về việc thay đổi quy trình mua hoặc đặt hàng. Khi người mua hàng đặt một số lượng lớn nhưng không thường xuyên, cũng sẽ góp phần vào hiệu ứng Cái Roi Da. Một chiến lược để giảm bớt điều này là chia nhỏ các đơn hàng thường xuyên ra nhỏ hơn, như thế chi phí vận chuyển sẽ tăng lên, nhưng nó giúp bạn tránh lãng phí hàng tồn kho và bạn sẽ liên tục có đơn hàng.

Quan hệ căng thẳng với nhà cung cấp: Hiệu ứng Cái Roi Da có thể khiến công ty gây áp lực đến nhà cung cấp, điều này có thể khiến quan hệ với nhà cung cấp trở nên căng thẳng hơn. Chẳng hạn, nhu cầu cao bất ngờ có thể có nghĩa là yêu cầu các nhà cung cấp nhanh chóng sản xuất hoặc vận chuyển mức tồn kho cao ngay lập tức. Trong các trường hợp khác, người mua thương lượng các thỏa thuận mua lại buộc các nhà cung cấp phải lấy lại hàng tồn kho dư thừa. Nếu bạn liên tục dự báo nhu cầu sai lầm, các nhà cung cấp có thể trở nên không hài lòng với nhu cầu thay đổi liên tục và khẩn cấp.

xem thêm:Mô hình xương cá Ishikawa

Tác Động Của Hiệu Ứng Bullwhip Lên Chuỗi Cung Ứng

  • Một thay đổi nhỏ trong nhu cầu ở khâu bên dưới của chuỗi cung ứng có thể gây ra một sự thay đổi rất lớn ở khâu bên trên của chuỗi.

  • Các công ty ở những giai đoạn khác nhau trong chuỗi đều có cái nhìn khác nhau về toàn cảnh nhu cầu thị trường, kết quả là sự phối hợp trong chuỗi cung ứng bị chia nhỏ. Công ty thực hiện nhiều cách khác nhau do thiếu hụt sản phẩm ngắn hạn và sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trong toàn chuỗi cung ứng

  • Tác động này sẽ thể hiện trên phạm vi lớn hơn liên quan đến nhiều ngành công nghiệp, và được gọi là “bơm vào buồng phổi” chu kỳ kinh doanh. Tác động sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phục vụ tăng trưởng và phát triển thị trường khi nhu cầu đột nhiên tăng nhanh.

  • Do ảnh hưởng của hiệu ứng này, hàng tồn kho có thể nhanh chóng chuyển từ tình trạng thiếu hàng sang thừa hàng.Điều này gây ra bởi tính tiếp nối của các đơn hàng khi có sự chậm trễ trong việc đáp ứng yêu cầu khách hàng, tính phóng đại và nhiễu loạn của thông tin khi được chuyển tải qua nhiều chặng nối tiếp.Ảnh hưởng dây chuyền có thể được loại bỏ bằng cách đồng bộ hóa chuỗi cung ứng

Case study về hiệu ứng Cái Roi Da:

P&G (Procter & Gamble)

Sau khi quan sát, giám đốc điều hành về logistics của P&G (Procter & Gamble) nhận ra được mô hình bán hàng cho một trong những sản phẩm bán chạy nhất của họ, Pampers (tã lót em bé), dao động trong các cửa hàng bán lẻ, nhưng sự khác biệt không quá nhiều. Tuy nhiên, khi họ kiểm tra các đơn đặt hàng của nhà phân phối, mức độ biến động tăng lên. Khi họ tiếp tục xem xét các đơn đặt hàng vật liệu của P&G cho các nhà cung cấp của họ, họ phát hiện ra rằng sự biến động thậm chí còn lớn hơn nhiều. Trong khi người tiêu dùng trong trường hợp này là trẻ sơ sinh vẫn tiêu thụ tã ở mức ổn định, nhưng lại có các biến động của nhu cầu trong chuỗi cung ứng được khuếch đại khi đi sâu vào chuỗi cung ứng.

Hewlett - Packard (HP)

Khi các nhà điều hành Hewlett- Packard (HP) kiểm tra doanh số của sản phẩm máy in ở một đại lý chủ chốt, họ phát hiện ra có một số biến động. Nhưng khi họ kiểm tra đơn hàng từ đại lý này thì họ còn thấy mức độ biến động còn lớn hơn. Điều gì đã xảy ra?

Nhất là khi chuỗi cung ứng đang bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Bullwhip sẽ làm thông tin nhu cầu bị méo mó khi đi sâu vào bên trong chuỗi cung ứng.

Trong quá khứ do không thể thấy hết được doanh số bán của mình trong kênh phân phối nên HP chỉ có thể dựa vào đơn hàng của đại lý để đưa ra dự báo sản phẩm, lên kế hoạch nguồn lực, kiểm soát tồn kho và lên kế hoạch sản xuất. Sự chênh lệch quá lớn trong dự báo nhu cầu đang trở thành bài toán đau đầu cho ban quản trị HP.

Triệu chứng thông thường của sự biến động ấy là tồn kho quá mức, dự báo kém, năng lực dư thừa hoặc thiếu hụt, dịch vụ khách hàng tệ do sản phẩm có sẵn hoặc tồn kho dự trữ quá lâu, kế hoạch sản xuất không ổn định và chi phí tốn kém từ việc sửa chữa như dùng vận tải chi phí cao, làm việc ngoài giờ...)

Nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip?

Hiệu ứng Bullwhip không chỉ xảy ra trong môi trường biến động, mà cũng có thể xảy ra ngay cả ở những thị trường tương đối ổn định với nhu cầu về cơ bản là không đổi. Một vài nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra hiệu ứng Bullwhip:

- Các vấn đề kéo dài leadtime như trì hoãn trong sản xuất - Các bên liên quan trong Chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào dọc theo Chuỗi đưa ra các quyết định ít tối ưu.

Ví dụ: dịch vụ khách hàng hoặc vận chuyển. - Giao tiếp và liên kết giữa tổ chức hoặc các bên liên quan trong Chuỗi cung ứng không hiệu quả.

Ví dụ: các nhà quản lý có thể xác định một nhu cầu sản phẩm khá khác nhau trong các liên kết khác nhau của Chuỗi cung ứng và do đó đặt hàng số lượng khác nhau. - Phản ứng quá mức hoặc dưới mức cần thiết.

Ví dụ: Nhân viên nhận số lượng đặt hàng và làm tròn lên hoặc xuống để phù hợp với thời gian vận hành thiết bị hoặc số lượng xe tải. Càng nhiều người thực hiện làm tròn số, sự biến dạng của số lượng ban đầu diễn ra càng nhiều. - Giảm giá, thay đổi chi phí và các biến thể giá khác làm gián đoạn mô hình mua hàng thường xuyên.

Ví dụ: Người mua muốn tận dụng lợi thế giảm giá được cung cấp trong một khoảng thời gian ngắn, dẫn đến sản xuất bất thường và thông tin nhu cầu bị bóp méo. - Phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu lịch sử để dự đoán nhu cầu trong tương lai mà không tính đến bất kỳ biến động nào có thể xảy ra. - Chính sách hoàn trả miễn phí Ví dụ: Đôi khi, khách hàng có thể cố tình phóng đại nhu cầu do tình trạng đặt hàng và sau đó hủy đơn; dẫn đến hàng hóa dư thừa.

06 yếu tố tạo nên hiệu ứng Bullwhip

01. Cập nhật dự báo nhu cầu

Mỗi công ty trong chuỗi cung ứng tuân theo dự báo sản phẩm thường dựa trên lịch sử đặt hàng trước đây. Điều này giúp lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch yêu cầu vật liệu, kiểm soát hàng tồn kho và lập kế hoạch năng lực. Nhưng trong trường hợp này, các biến động không được tính đến. Ngoài ra, thời gian dẫn của các đơn đặt hàng thay đổi hoặc dao động mạnh trong một số trường hợp, điều này có thể buộc người mua đặt các đơn đặt hàng có số lượng lớn hơn.

Ví dụ: nếu bạn là người quản lý phải xác định số lượng đặt hàng từ nhà cung cấp, bạn sử dụng một phương pháp đơn giản để thực hiện dự báo nhu cầu, chẳng hạn như dùng phương pháp liên tiến lũy thừa (exponential smoothing). Với việc sử dụng phương pháp liên tiến lũy thừa, các nhu cầu trong tương lai được cập nhật liên tục khi có dữ liệu mới về nhu cầu hàng ngày.

Đơn đặt hàng bạn gửi cho nhà cung cấp phản ánh số lượng bạn cần để bổ sung hàng tồn kho để đáp ứng các yêu cầu của nhu cầu trong tương lai, cũng như hàng tồn kho an toàn cần thiết. Nhu cầu trong tương lai và hàng tồn kho an toàn liên quan được cập nhật bằng cách sử dụng smoothing technique. Với thời gian chờ hàng dài, không có gì lạ khi rất nhiều hàng tồn kho an toàn của các tuần cộng dồn với nhau. Kết quả là sự dao động về số lượng đặt hàng theo thời gian có thể lớn hơn nhiều so với những biến động trong dữ liệu nhu cầu.

Ở một nấc khác trong chuỗi cung ứng, nếu bạn là người quản lý của nhà cung cấp, các đơn đặt hàng hàng ngày từ nấc trước đó tạo thành nhu cầu của bạn. Nếu bạn cũng đang sử dụng phương pháp liên tiến lũy thừa để cập nhật dự báo và hàng tồn kho an toàn của mình, các đơn đặt hàng mà bạn đặt với nhà cung cấp của bạn sẽ có sự thay đổi lớn hơn.

Bởi vì số lượng hàng tồn kho an toàn sẽ góp phần tạo nên hiệu ứng Cái Roi Da, điều trực quan là, khi thời gian chờ hàng giữa các mặt hàng được cung cấp lại dọc theo chuỗi cung ứng dài hơn, biến động thậm chí còn đáng kể hơn.

02. Đặt hàng số lượng lớn

Đặt hàng số lượng lớn hơn thường sẽ giúp giảm giá, người mua sẽ có lợi thế vì chi phí thấp hơn. Do đó, các công ty có xu hướng tích lũy nhu cầu để đạt được quy mô đơn hàng đáng kể và phát triển thực tiễn để đặt hàng hàng tháng hoặc hàng tuần, điều này tạo ra sự thay đổi nhu cầu vì nhu cầu trung bình không ổn định xuyên suốt quá trình.

Hãy xem xét một công ty đặt hàng mỗi tháng một lần từ nhà cung cấp của nó. Các nhà cung cấp phải đối mặt với một dòng đơn đặt hàng rất thất thường. Có một sự gia tăng nhu cầu tại một thời điểm trong tháng, tiếp theo là không có nhu cầu cho phần còn lại của tháng.

Nếu phần lớn các công ty lập kế hoạch yêu cầu chất liệu (Material Requirements Planning - MRP) hoặc lập kế hoạch yêu cầu phân phối (Distribution Requirements Planning - DRP) để tạo đơn đặt hàng mua vào đầu tháng (hoặc cuối tháng), thì chu kỳ đặt hàng sẽ chồng chéo. Việc thực hiện MRP định kỳ góp phần tạo ra hiệu ứng Cái Roi Da.

03. Biến động giá & khuyến mãi

Chương trình giảm giá vào những dịp đặc biệt và các thay đổi khác trong chi phí có thể phá vỡ kế hoạch mua hàng như thường lệ; Trên thực tế, người mua luôn muốn tận dụng ưu đãi từ giảm giá trong thời gian ngắn, song, hiện tượng này lại khiến kế hoạch sản xuất diễn ra không đồng đều do thông tin về nhu cầu không ổn định.

04. Thông tin về nhu cầu

Dựa vào thông tin về dữ liệu nhu cầu trong quá khứ để ước tính dữ liệu về nhu cầu hiện tại của sản phẩm nếu không đề cập đến bất kỳ sự biến động nào có thể xảy ra với nhu cầu trong một khoảng thời gian..

05. Chính sách hoàn trả miễn phí:

khách hàng có thể cố tình phóng đại nhu cầu thực sự của họ khi thiếu hụt hàng hóa xảy ra nhưng sau đó lại hủy bỏ đột ngột, trong khi nhà cung cấp đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo yêu cầu của họ.. Với chính sách hoàn trả miễn phí, các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục phóng đại nhu cầu của họ và hủy bỏ lệnh đặt hàng bất cứ lúc nào; dẫn đến vật liệu dư thừa.

06. Thiếu tổ chức giữa các bộ phận/phòng ban trong chuỗi cung ứng dẫn đến số lượng đặt hàng lớn hơn hoặc nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nhu cầu thực tế.

Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng hiệu ứng Cái Roi Da ?

Thúc đẩy giao tiếp và hợp tác Chuỗi cung ứng

Liên kết các vấn đề Chuỗi cung ứng trong nội bộ công ty và giữa các khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, sản xuất và đối tác. Đặc biệt, cổng dự án, giao dịch trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và các khả năng khác của phần mềm quản lý Chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp giải quyết phần nào vấn đề truyền đạt thông tin.

Sử dụng các công cụ dự báo với khả năng hiển thị tốt hơn

Bao gồm phần mềm cảm biến nhu cầu, phần mềm dự báo, phần mềm tối ưu hóa hàng tồn kho và các công cụ sử dụng phân tích (đặc biệt là phân tích dự đoán), trí tuệ nhân tạo (AI) và kết nối Internet of Things (IoT).

Khám phá cách tiếp cận theo nhu cầu và phản ứng nhanh chóng

Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp được đề cập ở trên, đặc biệt là hợp tác, truyền thông và các công nghệ mới để cho phép khả năng hiển thị Chuỗi cung ứng. Mỗi tổ chức cần phải quyết định phương pháp push/pull phù hợp với chiến lược, trong đó “pull” phù hợp với mặt hàng có nhu cầu ổn định và “push” dành cho những mặt hàng có nhu cầu thất thường hơn.

Loại bỏ sự chậm trễ

Bằng cách cắt giảm một nửa thời gian giao hàng trong cả Chuỗi cung ứng thực và mô phỏng, biến động có thể được giảm đến 80%.

Giảm quy mô đơn hàng & cải thiện dịch vụ khách hàng

Giảm kích cỡ đơn đặt hàng và liên tục đưa ra giá sản phẩm tốt hơn để ngăn chặn sự biến động do giảm giá khuyến mại. Bên cạnh đó, cải thiện dịch vụ khách hàng và tối thiểu hóa tình trạng hủy đơn hàng để đảm bảo tình trạng hàng tồn kho.

Cách khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip

- Chia sẻ thông tin về nhu cầu thực sự giữa những giai đoạn của chuỗi cung ứng

- Thông qua các thông tin tốt hơn, có thể dưới hình thức giao tiếp được cải tiến theo chuỗi cung ứng hoăc dự báo tốt hơn. Tập trung thông tin về nhu cầu bên trong chuỗi cung ứng, cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu khách hàng thực sự cho mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng - Loại bỏ sự chậm trễ dọc theo chuỗi cung ứng - Tập trung vào người dùng cuối nhu cầu thông qua các point-of-sale (POS) dữ liệu thu nhập, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), và nhà cung cấp, quản lý hàng tồn kho (VMI) để giảm bớt sai lệch trong giao tiếp hạ lưu. - Doanh nghiệp nên duy trì mức giá ổn định cho sản phẩm. Giá biến động sẽ khuyến khích khách hàng đến mua nhiều hơn khi giá thấp và họ sẽ cắt giảm đơn hàng khi giá lên cao. Điều này sẽ gây ra những biến động trong các đơn đặt hàng. Do đó, duy trì giá ổn định giúp giảm thiểu tình trạng mua dự trữ hàng khối lượng lớn. - Xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, phân phối một cách hợp lý

Ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đã có một cách thông minh và khéo léo để khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng bullwhip là áp dụng mô hình cpfr vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của mình. Mô hình này sẽ giảm quyết những bất ổn của hiệu ứng bullwhip gây ra dựa trên việc hợp tác, chia sẻ, cung cấp thông tin giữa các bên và đưa ra các kế hoạch dự báo phù hợp để đảm bảo mức tồn kho thấp nhất.

Từ khóa » Tổng Quan Về Mô Hình Cpfr