Mô Hình SMART Là Gì? Xác định Mục Tiêu Marketing Theo SMART

Mô hình SMART trong marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu phù hợp, giúp doanh nghiệp đạt được năng suất và hiệu quả cao trong các chiến dịch. 

MISA AMIS

mục tiêu SMART

Để triển khai được những chiến dịch marketing thành công, việc xây dựng mục tiêu marketing phù hợp cho từng hoạt động, chiến dịch là điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. 

Một trong những phương pháp hữu dụng là xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART. Vậy mô hình này có gì nổi bật? Đâu là cách xác định mục tiêu trong marketing, bán hàng hiệu quả theo mô hình này? 

Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu thêm về cách đặt mục tiêu theo mô hình SMART qua bài viết này.

Mục lục Hiện 1. Mô hình SMART là gì trong marketing? 2. Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình SMART trong marketing? 2.1. Cụ thể hóa mục tiêu 2.2. Tăng mức độ phù hợp, chính xác của mục tiêu 2.3. Cải thiện tính đo lường của mục tiêu 2.4. Phù hợp với mục tiêu công ty 2.5. Giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên 3. Cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART Cụ thể (Specific) Đo lường được (Measurable) Tính khả thi (Achievable) Tính liên quan (Relevant) Thời gian (Time-bound) 4. Một số ví dụ về mô hình SMART được áp dụng để xây dựng mục tiêu marketing. Ví dụ về số lượng người ghé thăm website Ví dụ về mục tiêu số lượng người like fanpage về sản phẩm Ví dụ về mục tiêu số lượng người đăng ký email 5. Một số ví dụ về mô hình SMART được áp dụng để xác định mục tiêu trong kinh doanh Ví dụ 1 – Tăng doanh số bán hàng Ví dụ 2 – Phát triển doanh nghiệp Ví dụ 3 – Nâng cao chất lượng sản phẩm Ví dụ 4 – Giảm chi phí kinh doanh Ví dụ 5 – Huy động vốn Ví dụ 6 – Khởi nghiệp kinh doanh Ví dụ 7 – Mở rộng tệp khách hàng Ví dụ 8 – Bảo hành sản phẩm nhanh hơn Ví dụ 9 – Tăng tỷ lệ chốt đơn Ví dụ 10 – Thu hồi công nợ Ví dụ 11 – Mở rộng số lượng nhà phân phối Ví dụ 12 – Giảm giá bán sản phẩm AMIS aiMarketing – Trợ thủ giúp marketers triển khai chiến dịch marketing hiệu quả Tổng kết về đặt mục tiêu theo mô hình SMART trong marketing

1. Mô hình SMART là gì trong marketing?

Mô hình Smart la gi
Mô hình SMART là gì trong marketing?

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch. mô hình smart bao gồm 5 tiêu chí:

  • Specific (Cụ thể) 
  • Measurable (có thể Đo lường được) 
  • Actionable (Tính Khả thi) 
  • Relevant (Sự Liên quan) 
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Sử dụng mô hình SMART trong marketing còn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau và nhận ra những điểm được và mất quan trọng để có phương hướng phù hợp.

Không chỉ trong phạm vi lĩnh vực marketing, việc lập kế hoạch theo mô hình SMART có thể ứng dụng vào nhiều hoạt động khác như:

  • Áp dụng mô hình SMART trong kinh doanh.
  • Áp dụng mô hình SMART trong học tập.
  • Áp dụng mô hình SMART cho bản thân để đạt được những mục tiêu cá nhân.
Tìm hiểu thêm
  • 3 mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại đỉnh cao giúp tăng cơ hội chốt sale
  • [Hướng dẫn] 6 bước chốt sale qua điện thoại hiệu quả nhất
  • Quy trình 7 bước bán hàng B2B chuẩn nhất cho doanh nghiệp
  • 2. Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình SMART trong marketing?

    Sau khi đã hiểu về định nghĩa mục tiêu theo mô hình SMART là gì, vậy câu hỏi đặt ra là mô hình SMART có ích lợi gì? Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình SMART trong marketing?

    Dưới đây là 5 lợi ích mà mục tiêu đáp ứng được những tiêu chí của mô hình SMART đem lại cho doanh nghiệp.

    Lợi ích của mô hình Smart trong Marketing
    Lợi ích của mô hình Smart trong Marketing

    2.1. Cụ thể hóa mục tiêu

    Mỗi khi kết thúc một quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của mình thường bắt đầu chuẩn bị cho những buổi họp để bàn về những mục tiêu mới cho quý tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp sẽ hào hứng đặt ra những mục tiêu vĩ mô, tham vọng. Tuy nhiên, những mục tiêu đó vẫn còn mơ hồ, không có tính khả thi trong thực tế. 

    Với mô hình SMART, doanh nghiệp có thể cụ thể hóa mục tiêu bằng những chỉ số đo lường cụ thể giúp các nhà quản lý đánh giá được tiến trình thực hiện mục tiêu. Từ đó, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ hiện ra một bức tranh cụ thể, rõ ràng.AMIS aiMarketing

    2.2. Tăng mức độ phù hợp, chính xác của mục tiêu

    Khi đáp ứng được những tiêu chí của mô hình SMART, các nhà quản lý sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Tất cả mọi người sẽ có một định hướng chính xác hơn việc xác định được mức độ chính xác, phù hợp và mức độ ưu tiên đối với các mục tiêu.

    Mặt khác, các mục tiêu theo mô hình SMART sẽ có yếu tố giới hạn về mặt thời gian. Do đó, doanh nghiệp có thể sắp xếp, ưu tiên làm trước các công việc có thời hạn gấp rút, cần thiết hơn. 

    Đọc thêm: Chiến lược tối ưu mô hình 3C trong Marketing, kèm case study

    2.3. Cải thiện tính đo lường của mục tiêu

    Mục tiêu đã được đề ra. Tuy nhiên, nhiều khi các nhà quản lý cũng mơ hồ về việc nhân viên của mình đã thực sự hoàn thành mục tiêu đề ra hay chưa. Chính vì vậy, việc sử dụng mô hình SMART trong marketing có thể giúp các nhà quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu.

    Ngay từ khi thiết lập mục tiêu, SMART đã nhấn mạnh đến yếu tố đo lường. Đội ngũ nhân viên cần đạt kết quả gì? Họ cần hoàn thành ở ngưỡng nào? Kết quả nào mới được xem là đạt chuẩn? Tất cả các câu hỏi này đều đã được giải quyết ngay từ khi thiết lập mục tiêu với SMART.

    2.4. Phù hợp với mục tiêu công ty

    Mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều có một mục tiêu riêng. Vì vậy, đôi khi những mục tiêu của riêng từng phòng ban sẽ có thể không phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

    Yếu tố liên quan của mô hình SMART sẽ giúp liên kết những mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tính liên quan sẽ như một sợi dây gắn kết giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh thực hiện các mục tiêu to lớn, đối diện với khó khăn như một tập thể chứ không phải với các nỗ lực đơn lẻ, rời rạc, không gắn kết.

    Xem thêm: Top mô hình quản lý nhân sự hiệu quả nhất hiện nay

    2.5. Giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên 

    Đối với mô hình SMART, nhân viên sẽ có định hướng trong quá trình làm việc để hướng tới một mục tiêu cụ thể hơn. 

    Khi đặt mục tiêu theo mô hình SMART, các kết quả làm việc của nhân viên được đo lường và đánh giá chính xác. Họ có thể kết nối công việc và hiểu rõ những điều mình làm được đang đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các đầu công việc của họ có giới hạn thời gian, tuy những giới hạn đó sẽ tạo cảm giác áp lực nhưng cũng giúp họ đạt được hiệu suất công việc tốt hơn.

    3. Cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART

    Xác định mục tiêu marketing theo SMART giúp quá trình thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn thường xuyên gặp khó khăn trong việc đặt mục tiêu theo mô hình SMART. Vậy làm thế nào để xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART một cách chuẩn nhất?

    cách xác định mục tiêu SMART

    Cụ thể (Specific)

    Khi xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART, các nhà quản lý cần đảm bảo được tiêu chí cụ thể cho mục tiêu đó.

    • Ví dụ  “Tăng độ nhận diện thương hiệu” không phải là một mục tiêu marketing phù hợp với mô hình SMART bởi mục tiêu này khá chung chung và không cụ thể. Thay vào đó, hãy làm rõ mục tiêu đó hơn bằng cách đặt ra những câu hỏi như: “Tăng độ nhận diện thương hiệu thêm bao nhiêu % so với quý trước?”, “Tiêu chí nào nói lên việc thương hiệu của doanh nghiệp đã được cải thiện?”. 

    tính cụ thể của mục tiêu SMART Các chuyên gia trong ngành marketing và quảng cáo chắc hẳn đã quen thuộc với những chỉ số KPI đo lường hiệu quả của những hoạt động marketing. Nhờ đó, họ có thể đưa ra những chỉ số đo lường cụ thể mà mình muốn cải thiện, ví dụ như số lượng người ghé thăm trang website, blog, số lượng người đăng ký nhận những bài viết mới hoặc tỉ lệ chuyển đổi đối với khách hàng tiềm năng là bao nhiêu.

    Bạn cũng nên xây dựng một đội ngũ những con người phù hợp và có năng lực để cùng hướng tới việc đạt được mục tiêu này. Điểm mạnh cần phát huy của họ hay điểm yếu mà họ cần cải thiện là gì để có thể chung sức đạt được mục tiêu. 

    • Ví dụ về mô hình SMART được áp dụng ở đây có thể là: “Tăng số lượng người ghé thăm trang blog lên 15% so với quý trước”. 

    Hãy tránh những mục tiêu chung chung như “Tăng số lượng người ghé thăm trang blog”. Bao gồm một con số khi lên mục tiêu sẽ giúp mục tiêu đó trở nên cụ thể và phù hợp với mô hình SMART hơn.

    Đo lường được (Measurable)

    Tiêu chí tiếp theo mà một mục tiêu theo mô hình SMART cần đạt được đó là mục tiêu đó có thể đo lường được. Nói một cách cụ thể hơn, khi xây dựng mục tiêu marketing, các nhà quản lý cần chắc chắn rằng mình có thể đo lường được mục tiêu đó bằng cách sử dụng những con số. 

    Ví dụ, bạn sẽ không thể đo lường được mục tiêu “Tăng số lượng người ghé thăm trang website bán hàng”, bởi vì bạn sẽ không biết số lượng người tăng lên đó là bao nhiêu. Thay vào đó, Bạn có thể đặt mục tiêu: “Tăng số lượng người ghé thăm trang website bán hàng lên gấp ba lần, từ 1000 lên đến 3000 người so với quý trước”. 

    Để phục vụ cho việc đo lường mục tiêu đối với các chiến dịch marketing, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm MISA AMIS aiMarketing. Phần mềm MISA AMIS aiMarketing cung cấp bộ công cụ giúp marketers làm marketing hiệu quả. Bên cạnh các công cụ hỗ trợ thiết kế email, dựng landing page, lưu trữ thông tin khách hàng tiềm năng thì MISA AMIS aiMarketing còn giúp marketers, nhà quản lý dễ dàng nắm bắt hiệu quả chiến dịch marketing, mức độ đón nhận thông tin cũng như hành vi của khách hàng mục tiêu để định hướng, điều chỉnh các chiến dịch tiếp theo.

    Cụ thể, với phần mềm AMIS aiMarketing, marketers có thể:

    • Đo lường hiệu quả Marketing: Thống kê doanh số, số lượng khách hàng tiềm năng SQL, MQL, Lead, kênh marketing hiệu quả.aiMarketing
    • Triển khai và Đo lường hiệu quả chiến dịch Email Marketing: Dễ dàng nắm bắt hiệu quả chiến dịch Email Marketing với báo cáo bằng biểu đồ trực quan sinh động các chỉ số như số lượng email gửi thành công, số lượng – tỉ lệ mở email, số lượt – tỉ lệ click.

      báo cáo hiệu quả email marketing trên aiMarketing
      aiMarketing cung cấp hệ thống báo cáo hiệu quả chiến dịch email marketing với các chỉ số về tỷ lệ gửi thành công, tỷ lệ mở email, tỷ lệ email không gửi được, tỷ lệ truy cập link trong email

    • Thiết kế và Đo lường hiệu quả Landing page: Dễ dàng theo dõi hiệu quả của landing page thông qua các chỉ số như: Số lượt xem, lượt submit hay biểu đồ thống kê theo thời gian thực trực quan.aimarketing
    • Đo lường hiệu quả workflow: Với mỗi Workflow được tạo, doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra số liên hệ được kích hoạt, số liên hệ đang hoạt động, cùng với báo cáo trực quan theo thời gian giúp các nhà quản lý nắm bắt được hiệu quả các Workflow.

    Tính khả thi (Achievable) 

    Một mục tiêu đáp ứng được tiêu chí khả thi nên là mục tiêu mà đội ngũ nhân viên có thể sở hữu những khả năng, kinh nghiệm để đạt được mục tiêu đó. Con số mà mục tiêu SMART hướng tới nên nằm trong phạm vi mà đội ngũ nhân viên có thể hoàn thành. Con số mục tiêu đó cũng nên thực tế khi so sánh với dữ liệu của những chiến dịch marketing trong quá khứ. 

    Ví dụ về mô hình SMART được áp dụng: Nếu số lượng người ghé thăm trang website của doanh nghiệp tăng 5% vào tháng trước, một mục tiêu tăng con số đó lên 8-10% sẽ khả thi hơn so với con số 25%.

    Để có thể xây dựng được mục tiêu mang tính khả thi theo mô hình SMART, các nhà quản lý cần phân tích những con số, dữ liệu trong quá khứ để xem xét, dự đoán tình hình của các hoạt động marketing sẽ triển khai trong tương lai. 

    Phần mềm MISA AMIS aiMarketing sẽ giúp các nhà quản lý thực hiện việc phân tích dữ liệu để đưa ra những mục tiêu khả thi và phù hợp trong tương lai. Với MISA AMIS aiMarketing:

    • Báo cáo được tổng hợp trực quan, đa chiều 
    • Thống kê đầy đủ các chỉ số marketing theo thời gian thực, tính năng lọc theo thời gian mong muốn aiMarketing

    ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM 15 NGÀY DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

    Thay vì đặt mục tiêu “Tăng số lượng người mở email từ 10% lên 50% so với tháng trước”, hãy phân tích dữ liệu từ phần mềm CRM để nắm bắt một cách chính xác những con số về tỉ lệ mở email, tỉ lệ click, tỉ lệ người tương tác với nội dung trong email,… để xây dựng được mục tiêu khả thi cho các chiến dịch marketing trong tương lai theo mô hình SMART.

    Tính liên quan (Relevant)

    Một mục tiêu marketing có tính liên quan trong mô hình SMART sẽ là mục tiêu phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ví dụ, việc tăng số lượng người xem website từ nguồn email có đem lại được doanh thu cho doanh nghiệp không? Tăng số lượng người xem bài viết trên blog có thật sự tăng được độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp không?

    smart goal

    Nếu bạn chú trọng vào tiêu chí này của mục tiêu theo mô hình SMART, chắc hẳn mục tiêu marketing sẽ phù hợp và hỗ trợ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

    Ví dụ, mục tiêu chung của doanh nghiệp là tăng doanh thu lên 15% so với tháng trước, hãy đảm bảo rằng bạn có thể xây dựng mục tiêu marketing với những chỉ số đo lường phù hợp để đạt được mục tiêu tăng doanh số bán hàng.

    Thời gian (Time-bound)

    Một mục tiêu có tính thời gian cụ thể theo mô hình SMART sẽ giúp các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên đi đúng theo một lịch trình cụ thể. Cùng chung sức hướng đến mục tiêu tốt hơn là điều đúng đắn, tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu đó quá lâu thì dường như tất cả mọi người cứ đi mà không biết bao giờ mới đến đích. 

    time bound smart goal Giới hạn thời gian cho việc hoàn thành mục tiêu cũng giúp tạo động lực cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ cố gắng hết sức để có thể đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không có giới hạn về mặt thời gian, họ sẽ không có sự nỗ lực để đạt được mục tiêu, vì lúc nào hoàn thành công việc cũng được. 

    Ví dụ, hãy đặt mục tiêu: “Tăng số lượng người đăng ký tư vấn sử dụng sản phẩm lên 5% hàng tháng” thay vì “Tăng số lượng người đăng ký tư vấn sử dụng sản phẩm lên 5%” mà không hề đề cập đến khoảng thời gian nhất định nào để hoàn thành mục tiêu đó. 

    Một ví dụ khác về mục tiêu có tính thời gian cụ thể trong mô hình SMART có thể kể đến như: “Tăng số lượng người đăng ký nhận tin bài viết mới lên 10%, đạt số lượng 50,000 người vào cuối tháng 8 năm nay” 

    Hãy tránh việc đặt mục tiêu không có giới hạn thời gian cụ thể như: “Năm nay, chúng ta sẽ triển khai một chiến dịch marketing lớn”. Thay vào đó, một mục tiêu khác như: “Vào quý 1 năm 2021, chúng ta sẽ tập trung vào việc triển khai chiến dịch marketing cho tính năng sản phẩm mới”.

    4. Một số ví dụ về mô hình SMART được áp dụng để xây dựng mục tiêu marketing.

    Tham khảo một số ví dụ cụ thể về áp dụng mô hình SMART trong marketing để xây dựng mục tiêu, giúp các nhà quản lý có thể đo lường được hiệu quả của các hoạt động một cách chính xác hơn. 

    Một số ví dụ cho các mục tiêu marketing theo phương pháp SMART
    Một số ví dụ cho các mục tiêu marketing theo phương pháp SMART

    Ví dụ về số lượng người ghé thăm website

    Mục tiêu SMART: Vào cuối tháng 7, với việc tăng số lượng bài blog từ 3 lên 5 bài, số lượt truy cập website từ nguồn organic search tăng 10% so với tháng 6 

    • Tính cụ thể: Tăng số lượt truy cập website từ nguồn organic search
    • Tính khả thi: Với việc tăng số lượng bài blog lên 5 bài với nội dung hữu ích mà khách hàng đang quan tâm, việc tăng lượt truy cập website từ nguồn organic search lên 10% là điều khả thi
    • Tính đo lường được: Tăng số lượt truy cập website từ nguồn organic search thêm 10%
    • Tính liên quan: Bằng cách tăng số lượt truy cập website, thương hiệu của công ty cũng sẽ được cải thiện, từ đó sẽ đem đến nhiều cơ hội chất lượng hơn cho nhân viên kinh doanh.
    • Giới hạn thời gian: Vào cuối tháng 7

    mô hình SMART goal

    Ví dụ về mục tiêu số lượng người like fanpage về sản phẩm 

    Mục tiêu SMART: Tăng số lượng người like fanpage về sản phẩm lên 15% trong quý 3 năm 2021 bằng cách chạy quảng cáo trên Facebook

    • Tính cụ thể: Tăng số lượng người like fanpage về sản phẩm bằng cách chạy quảng cáo trên Facebook
    • Tính đo lường được: Tăng số lượng người like fanpage về sản phẩm lên 15%
    • Tính khả thi: Với ngân sách chi trả cho quảng cáo Facebook cao hơn, việc tăng số lượng người like fanpage lên 15% trong quý 3 năm 2021 là điều khả thi
    • Tính liên quan: Việc tăng số lượng người like fanpage về sản phẩm góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty
    • Giới hạn thời gian: Quý 3 năm 2021AMIS aiMarketing

    Ví dụ về mục tiêu số lượng người đăng ký email

    Mục tiêu SMART: Trong tháng 8, số lượng người đăng ký email để nhận bài viết mới tăng 10% so với tháng 7 bằng cách tăng số lượng bài blog từ 3 bài lên 5 bài hàng tuần.

    • Tính cụ thể: Tăng số lượng người đăng ký email để nhận bài viết mới bằng cách tăng số lượng bài blog từ 3 bài lên 5 bài hàng tuần
    • Tính đo lường được: Tăng số lượng người đăng ký email nhận bài viết mới lên 10%
    • Tính khả thi: Với việc tăng số lượng bài blog từ 3 lên 5 bài hàng tuần với những nội dung hữu ích, cung cấp đúng thông tin mà khách hàng cần, việc tăng số lượng người đăng ký email để nhận thêm bài viết mới thêm 10% là điều khả thi
    • Tính liên quan: Bằng cách tăng số lượng người đăng ký nhận email, nhân viên kinh doanh sẽ có thêm thông tin của nhiều khách hàng tiềm năng hơn, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng cho công ty
    • Giới hạn thời gian: Trong tháng 8

    Mời anh chị tải về kế hoạch marketing. Bộ tài liệu bao gồm:

    1. Mẫu kế hoạch marketing tổng quan
    2. Mẫu kế hoạch social media
    3. Mẫu kế hoạch content marketing
    4. Mẫu camping marketing plan
    5. Mẫu kế hoạch truyền thông
    6. Mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
    7. Tổng hợp tài liệu marketing – sale hay nhất 2023
    8. Tờ rời hướng dẫn sử dụng công cụ marketing all in one AMIS aiMarketing
    tải mẫu kế hoạch marketing chi tiết
    Bấm vào ảnh này để tải mẫu kế hoạch marketing chi tiết

    5. Một số ví dụ về mô hình SMART được áp dụng để xác định mục tiêu trong kinh doanh

    Ví dụ 1 – Tăng doanh số bán hàng

    • S: Tăng doanh số bán hàng
    • M: Tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng mỗi tháng
    • A: Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng mỗi tháng
    • R: Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng mỗi tháng để thực hiện cân đối thu chi công ty
    • T: Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng mỗi tháng để thực hiện cân đối thu chi công ty, ngay từ tháng 11/2020
    Áp dụng mô hình SMART trong kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ theo dõi và đạt mục tiêu hơn.

    Ví dụ 2 – Phát triển doanh nghiệp

    • S: Phát triển quy mô doanh nghiệp
    • M: Phát triển doanh nghiệp tăng trưởng 5% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái
    • A: Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn phát triển doanh nghiệp tăng trưởng 5% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái
    • R: Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn phát triển doanh nghiệp tăng trưởng 5% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái, nhằm mở rộng thâm nhập thị trường
    • T: Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn phát triển doanh nghiệp tăng trưởng 5% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái, tính đến ngày 31/12/2020, nhằm mở rộng thâm nhập thị trườngAMIS aiMarketing

    Ví dụ 3 – Nâng cao chất lượng sản phẩm

    • S: Nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng
    • M: Nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng để khiến khách hàng mục tiêu đánh giá ít nhất 4,5 điểm hài lòng trên nền tảng Google Play
    • A: Với mức độ phổ biến và tính năng hiện nay của ứng dụng, tôi muốn nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng để khiến khách hàng mục tiêu đánh giá ít nhất 4,5 điểm hài lòng trên nền tảng Google Play
    • R: Với mức độ phổ biến và tính năng hiện nay của ứng dụng, tôi muốn nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng để khiến khách hàng mục tiêu đánh giá ít nhất 4,5 điểm hài lòng trên nền tảng Google Play, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng
    • T: Với mức độ phổ biến và tính năng hiện nay của ứng dụng, tôi muốn nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng trước ngày 31/12/2020 để khiến khách hàng mục tiêu đánh giá ít nhất 4,5 điểm hài lòng trên nền tảng Google Play, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng

    Ví dụ 4 – Giảm chi phí kinh doanh

    • S: Giảm chi phí kinh doanh
    • M: Giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái
    • A: Với việc cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất như hiện nay, tôi có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái
    • R: Với việc cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất như hiện nay, tôi có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái, nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế sau thời gian dịch bệnh kéo dài
    • T: Với việc cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất quyết liệt ngay trong tháng 11/2020, tôi có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái, nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế sau thời gian dịch bệnh kéo dài
    Áp dụng mô hình SMART trong kinh doanh để đạt mục tiêu cắt giảm chi phí.
    Áp dụng mô hình SMART trong kinh doanh để đạt mục tiêu cắt giảm chi phí.

    Ví dụ 5 – Huy động vốn

    • S: Tôi muốn huy động vốn
    • M: Tôi muốn huy động được 5 tỷ đồng cho công ty
    • A: Với danh tiếng và tiềm năng phát triển hiện nay, tôi muốn huy động được 5 tỷ đồng cho công ty
    • R: Với danh tiếng và tiềm năng phát triển hiện nay, tôi muốn huy động được 5 tỷ đồng cho công ty nhằm mở rộng quy mô phát triển
    • T: Với danh tiếng và tiềm năng phát triển hiện nay, tôi muốn huy động được 5 tỷ đồng cho công ty nhằm mở rộng quy mô phát triển, hoàn thành xong trước 31/12/2020AMIS aiMarketing

    Ví dụ 6 – Khởi nghiệp kinh doanh

    • S: Tôi muốn khởi nghiệp kinh doanh
    • M: Tôi muốn khởi nghiệp và đạt lợi nhuận ít nhất 500 triệu đồng
    • A: Với nguồn vốn và khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa hiện nay, tôi muốn khởi nghiệp và đạt lợi nhuận ít nhất 500 triệu đồng
    • R: Với nguồn vốn và khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa hiện nay, tôi muốn khởi nghiệp và đạt lợi nhuận ít nhất 500 triệu đồng, nhằm thực hiện mục tiêu tự do tài chính trước năm 50 tuổi
    • T: Với nguồn vốn và khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa hiện nay, tôi muốn khởi nghiệp ngay vào tháng 1/2021 và đạt lợi nhuận ít nhất 500 triệu đồng trong năm tài chính đầu tiên, nhằm thực hiện mục tiêu tự do tài chính trước năm 50 tuổi

    Ví dụ 7 – Mở rộng tệp khách hàng

    • S: Tôi muốn thu thập thông tin khách hàng
    • M: Tôi muốn thu thập được thông tin 500 khách hàng
    • A: Với nguồn lực nhân sự hiện nay, tôi muốn thu thập được thông tin 500 khách hàng
    • R: Với nguồn lực nhân sự hiện nay, tôi muốn thu thập được thông tin 500 khách hàng, nhằm mở rộng phát triển kinh doanh
    • T: Với nguồn lực nhân sự hiện nay, tôi muốn thu thập được thông tin 500 khách hàng mỗi tháng, nhằm mở rộng phát triển kinh doanh
    Bạn gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh?Thử ngay MISA AMIS CRM

    Ví dụ 8 – Bảo hành sản phẩm nhanh hơn

    • S: Tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm
    • M: Tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm xuống tối đa 24 tiếng cho một yêu cầu bảo hành tại nội thành Hà Nội
    • A: Với nhân lực và kinh nghiệm, kỹ năng của team bảo hành hiện nay, tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm xuống tối đa 24 tiếng cho một yêu cầu bảo hành tại nội thành Hà Nội
    • R: Với nhân lực và kinh nghiệm, kỹ năng của team bảo hành hiện nay, tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm xuống tối đa 24 tiếng cho một yêu cầu bảo hành tại nội thành Hà Nội, nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng
    • T: Với nhân lực và kinh nghiệm, kỹ năng của team bảo hành hiện nay, tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm xuống tối đa 24 tiếng cho một yêu cầu bảo hành tại nội thành Hà Nội, từ 1/11/2020, nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàngAMIS aiMarketing

    Ví dụ 9 – Tăng tỷ lệ chốt đơn

    • S: Tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công
    • M: Tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công lên ít nhất 85%
    • A: Với năng lực, kinh nghiệm nhân sự và sự tối ưu sản phẩm hiện nay, tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công lên ít nhất 85%
    • R: Với năng lực, kinh nghiệm nhân sự và sự tối ưu sản phẩm hiện nay, tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công lên ít nhất 85%, nhằm gia tăng lợi nhuận kinh doanh
    • T: Với năng lực, kinh nghiệm nhân sự và sự tối ưu sản phẩm hiện nay, tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công lên ít nhất 85% ngay từ quý IV-2020, nhằm gia tăng lợi nhuận kinh doanh

    Ví dụ 10 – Thu hồi công nợ

    • S: Tôi muốn thu hồi công nợ nhanh chóng
    • M: Tôi muốn thu hồi công nợ đúng thời hạn như ký kết trên hợp đồng
    • A: Với năng lực của team kế toán, tôi muốn thu hồi công nợ đúng thời hạn như ký kết trên hợp đồng
    • R: Với năng lực của team kế toán, tôi muốn thu hồi công nợ đúng thời hạn như ký kết trên hợp đồng, nhằm đảm bảo thu chi, vận hành công ty ổn định
    • T: Với năng lực của team kế toán, tôi muốn thu hồi công nợ đúng thời hạn như ký kết trên hợp đồng ngay từ 1/11/2020, nhằm đảm bảo thu chi, vận hành công ty ổn định

    Ví dụ 11 – Mở rộng số lượng nhà phân phối

    • S: Tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối
    • M: Tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối lên ít nhất 20
    • A: Với danh tiếng, quy mô, tiềm lực công ty hiện nay, tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối lên ít nhất 20
    • R: Với danh tiếng, quy mô, tiềm lực công ty hiện nay, tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối lên ít nhất 20, nhằm mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm tốt hơn
    • T: Với danh tiếng, quy mô, tiềm lực công ty hiện nay, tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối lên ít nhất 20, hoàn thành xong trước 30/6/2021, nhằm mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm tốt hơn

    Ví dụ 12 – Giảm giá bán sản phẩm

    • S: Tôi muốn giảm giá bán sản phẩm
    • M: Tôi muốn giảm giá bán sản phẩm xuống 5% so với cùng kỳ năm ngoái
    • A: Với nguồn vốn, tiềm lực hiện nay, tôi muốn giảm giá bán sản phẩm xuống 5% so với cùng kỳ năm ngoái
    • R: Với nguồn vốn, tiềm lực hiện nay, tôi muốn giảm giá bán sản phẩm xuống 5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường
    • T: Với nguồn vốn, tiềm lực hiện nay, tôi muốn giảm giá bán sản phẩm xuống 5% so với cùng kỳ năm ngoái, ngay từ 1/11/2020, nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

    AMIS aiMarketing – Trợ thủ giúp marketers triển khai chiến dịch marketing hiệu quả

    Khi triển khai các chiến dịch marketing trên môi trường digital như sử dụng các kênh blog, chạy quảng cáo, email marketing, nhà tiếp thị cần có công cụ hỗ trợ để làm marketing nhanh hơn, tối ưu hơn và năng suất hơn.

    Bộ công cụ AMIS aiMarketing gồm các tính năng Email Marketing, Landing Page, CTA, Form, Quản lý thông tin khách hàng tiềm năng… giúp Marketers các nghiệp vụ như:

    • Thiết kế và dựng LANDING PAGE dễ dàng, chuyên nghiệp

    aimarketing

    • Thiết kế và gửi EMAIL MARKETING hàng loạt

    aimarketing

    • Quản lý khách hàng tiềm năng, thông tin liên hệ tập trung

    aimarketing

    • Hệ thống báo cáo hiệu quả các chiến dịch marketing

    aiMarketing

    • Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Saleaimarketing

    Xem video demo tính năng chi tiết tại đây:

    Tổng kết về đặt mục tiêu theo mô hình SMART trong marketing

    Trên đây là những kiến thức tổng quan chung về mô hình SMART cũng như các cách để xây dựng một mục tiêu cụ thể. Tạo lập mục tiêu càng chi tiết và logic theo mô hình này sẽ giúp bạn xác định đúng hướng đi trong việc phát triển bản thân. Với các marketer, hiểu và ứng dụng mô hình SMART trong công việc sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn quy trình tiếp thị kinh doanh, xác định được mục tiêu phù hợp với chiến lược hoạt động của doanh nghiệp theo từng thời điểm khác nhau.

    Loading

    Đánh giá bài viết [Tổng số: 1 Trung bình: 5]

    Từ khóa » đặt Mục Tiêu Smart Là Gì