Mô Hình SMART Là Gì? Ý Nghĩa Của Mô Hình Smart Trong Marketing
Có thể bạn quan tâm
Trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, mô hình SMART trở nên rất phổ biến và được áp dụng rất thành công. Mô hình này có thể được ứng dụng linh hoạt không chỉ trong kinh doanh mà rất nhiều lĩnh vực khác. Nó phù hợp với các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ, thậm chí là từng cá nhân có mong muốn vạch ra con đường phát triển rõ ràng. Vậy mô hình SMART là gì? Và nó đang được ứng dụng như thế nào trong hoạt động kinh doanh?
Mục lục
- Mô hình SMART là gì?
- Tại sao chúng ta nên thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART
- Vạch ra hướng đi rõ ràng cho doanh nghiệp
- Nhân viên tập trung và nâng cao hiệu suất công việc
- Tăng năng suất lao động
- Ví dụ Mô hình SMART của doanh nghiệp
- Mô hình SMART trong đào tạo nhân viên
- Mô hình SMART về chăm sóc khách hàng
- Mô hình SMART cho mục tiêu doanh thu
- Mô hình SMART trong Marketing
- Mô hình Smart city có liên quan gì tới Mô hình SMART hay không?
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là mô hình dùng để thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, quản lý bán hàng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình này cũng có thể sử dụng cho các cá nhân muốn vạch ra con đường phát triển rõ ràng nhất. Mô hình SMART được xây dựng dựa trên bộ tiêu chí cụ thể để đảm bảo các mục tiêu có thể đạt được trong một khung thời gian nhất định. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta chủ yếu tập trung phân tích mô hình SMART của doanh nghiệp.
Ý nghĩa mô hình SMART là cụm viết tắt của “Specific”, “Measurable”, “Achievable”, “Relevant”, and “Time-Bound” – mỗi một từ sẽ đại diện cho một tiêu chí mà các doanh nghiệp cần phải thiết lập:
“Specific” (Cụ thể)
Một mục tiêu thông minh không thể mơ hồ hay đại khái. Nó cần phải đầy đủ, chi tiết, có thể đo lường và đánh giá được mức độ khả thi. Thay vì nói “Năm nay, chúng tôi sẽ cải thiện hoạt động tiếp thị trực tuyến của mình”, thì hãy nói “Kết thúc quý 1 năm 2021, chúng tôi sẽ tăng lưu lượng truy cập vào trang web của mình lên 25%”.
“Measurable” (Có thể đo lường)
Khi bạn đặt mục tiêu, điều quan trọng là phải đảm bảo bạn biết bạn sẽ sử dụng những chỉ số nào để đánh giá liệu bạn có đạt được mục tiêu hay không và khi nào bạn đã đạt được mục tiêu của mình.
Ví dụ: Trong tháng này, tôi phải bán được 300 sản phẩm. Như vậy, trung bình mỗi ngày, tôi phải bán được 10 sản phẩm thì mới đạt được mục tiêu vào cuối tháng.
“Achievable” (Tính khả thi)
Trong mô hình SMART, tính khả thi là yếu tố tác động lớn đến quyết định của doanh nghiệp. Điều tiên quyết phải xem xét rằng là mục tiêu đó có phù hợp với khả năng, tiềm lực của mình hay không?
Để đánh giá được tính khả thi của của mục tiêu, hãy tự hỏi bản thân xem liệu bạn có thể đạt được mục tiêu đó hay không với thời gian và nguồn lực hiện có.
“Relevant” (Tính liên quan)
Để có hiệu quả, các mục tiêu SMART phải phù hợp với doanh nghiệp. Nếu các mục tiêu tập trung vào một kết quả mà doanh nghiệp không thể xử lý được thì mục tiêu đó không liên quan. Ví dụ: nếu trang web hiện tại của bạn không thể xử lý nhiều lưu lượng truy cập hơn, bạn phải xem xét lại mục tiêu của mình là tăng lưu lượng truy cập web lên 25%.
“Time-Bound” (Thời hạn hoàn thành mục tiêu)
Một phần quan trọng của bất kỳ mục tiêu SMART nào là nêu rõ khi nào bạn sẽ hoàn thành mục tiêu. Thiết lập thời hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhưng không phải là trì hoãn. Với khả năng của mình thì điều đó mất đúng khoảng bao lâu? Việc đó “nên” mất bao lâu không quan trọng. Hãy thực tế về việc bạn sẽ mất bao lâu. Và hãy nhớ rằng, mọi mục tiêu đều nên có điểm đầu và điểm cuối rõ ràng.
Tại sao chúng ta nên thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART
Vạch ra hướng đi rõ ràng cho doanh nghiệp
Mục tiêu thực sự quan trọng, nó đóng vai trò là bản đồ chỉ đường nơi bạn muốn đến. “Nếu bạn không biết mình đang đi đâu, bạn sẽ lạc ở một nơi khác”? Đó là một câu nói nổi tiếng và hài hước của Yogi Berra.
Thực tế là đúng như vậy, chúng ta cần đảm bảo rằng mình đang đặt ra các mục tiêu phù hợp. Đó là lúc mô hình SMART phát huy tác dụng. Các mục tiêu theo mô hình SMART là cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và chúng cũng có thời hạn.Chính vì vậy nó sẽ giúp các doanh nghiệp hoạch định các chiến lược tốt hơn, không chỉ cho chính doanh nghiệp mà con mang lại lợi ích cho cả khách hàng.
Nhân viên tập trung và nâng cao hiệu suất công việc
Với mô hình SMART, nhân viên của bạn sẽ làm việc tập trung và đem lại hiệu suất cao hơn. Nếu mục tiêu là chìa khóa để đạt được thành công thì mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp của bạn tìm ra con đường nhanh chóng nhất.
Tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sẽ làm việc vì mục tiêu cụ thể, đã được đưa ra trước đó. Những nhà lãnh đạo có thể đo lường, đánh giá chính xác năng lực của họ. Từ đó giúp họ hiểu rõ hơn những đóng góp của mình cho sự thành công chung của doanh nghiệp. Với thời hạn được đặt ra sẽ tạo động lực mạnh mẽ giúp nhân viên hoàn thành công việc với hiệu suất cao.
Trên thực tế, không phải tăng ca nhiều giờ mới mang lại hiệu suất công việc tốt. Thay thì phải làm việc 12 tiếng trong sự mệt mỏi, thì nhân viên có thể chỉ tập trung trong 6-8 tiếng, đưa ra được những ý tưởng sáng tạo, mang lại hiệu quả cao.
Khi đưa ra được mục tiêu cụ thể, rõ ràng; nhân viên của bạn sẽ tập trung hơn vào công việc, họ biết họ phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Từ đó, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, dù chỉ làm đúng thời gian quy định hoặc thậm chí ít hơn.
Tăng năng suất lao động
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể có lợi cho toàn bộ tổ chức. Thiết lập thành công mô hình SMART góp phần giúp hoạt động của doanh nghiệp trở nên thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí; đồng thời tăng năng suất lao động. Chính vì vậy nó nên được áp dụng rộng rãi tới các bộ phận và từng nhân viên.điều này sẽ cho phép bạn mở rộng quy mô kinh doanh của mình theo cách mà bạn luôn hướng tới.
Nhân viên của bạn cũng có thể sử dụng mô hình SMART này để đạt được các mục tiêu kinh doanh cá nhân của riêng họ, cho phép họ phát triển cùng với tổ chức và đạt được những khát vọng nghề nghiệp mới.
Ví dụ Mô hình SMART của doanh nghiệp
Để thiết lập được mô hình SMART trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nắm chắc các tiêu chí như trên. Dưới đây là một số ví dụ tham khảo:
Mô hình SMART trong đào tạo nhân viên
“Hết quý 1 năm 2021, 100% nhân viên trong công ty sẽ hoàn thành khóa đào tạo phần mềm quản lý bán hàng SimERP”
- Cụ thể: 100% là con số cụ thể về mục tiêu
- Có thể đo lường được: Thông qua các buổi kiểm tra, đánh giá nhân viên, doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ hoàn thành của nhân viên
- Khả thi: Phần mềm quản lý bán hàng SimERP có giao diện đơn giản và các tính năng phù hợp với người dùng. Bên cạnh đó, phần lớn nhân viên được làm quen trước đó. Vì vậy, mục tiêu này là có thể đạt được
- Tính liên quan: Với việc 100% nhân viên hiểu về cách sử dụng cũng như tính năng của phần mềm sẽ tạo sự thuận lợi trong công việc, từ đó nâng cao hiệu suất, mang lại lợi nhuận cho công ty
- Thời hạn: Mục tiêu sẽ hoàn thành khi kết thúc quý 1 năm 2021
Mô hình SMART về chăm sóc khách hàng
“Tôi sẽ cải thiện thời gian phản hồi các khiếu nại của khách hàng bằng cách tăng nhân viên chăm sóc khách hàng từ 3 lên 8 trong một năm tới”.
- Cụ thể: 3-8 là một con số cụ thể
- Có thể đo lường: Mục tiêu này được đo lường bằng con số từ 3-8
- Khả thi: vì tôi dự định chuyển đến một cơ sở mới, tôi sẽ đảm bảo nơi đó có đủ chỗ để thêm nhân viên mà tôi dự định sẽ tuyển thêm trong một năm tới
- Có liên quan: Cải thiện thời gian phản hồi sẽ tăng mức độ hài lòng của khách hàng, đó có khả năng nâng cao doanh thu, như vậy nó liên quan tới mục tiêu chính của doanh nghiệp
- Thời hạn: Trong vòng 1 năm
Mô hình SMART cho mục tiêu doanh thu
“Tăng doanh thu 10% mỗi quý cho đến cuối năm”.
- Cụ thể: 10% là số tiền cụ thể
- Có thể đo lường được: đo lường hằng tháng thông qua các công cụ sẵn có
- Tính liên quan: Mục tiêu này có liên quan đến mục tiêu tăng lợi nhuận tổng thể
- Khả thi: Hiện tại, hoạt động kinh doanh của tôi đang khá ổn định. Tôi sẽ tuyển thêm nhân viên và đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị trên nền tảng online. Vì vậy, mục tiêu này có thể thực hiện được
- Thời hạn: Mỗi quý
Mô hình SMART trong Marketing
“Tăng 25% lượt truy cập trên website, tăng nội dung tiếp thị trên mạng xã hội trong tháng tới”.
- Cụ thể: 25% Lượt truy cập là một phân tích đối tượng cụ thể được trang web hoặc nền tảng tiếp thị của bạn nắm bắt
- Có thể đo lường: việc gia tăng hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội có thể đo lường được về mặt định lượng thông qua các công cụ
- Tính liên quan: tăng lượt truy cập trên website đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được nhiều khách hàng, từ đó tăng doanh thu bán hàng
- Khả thi: bằng các chiến lược tiếp thị rõ ràng, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được
- Thời hạn hoàn thành: Trong tháng tới
Mô hình Smart city có liên quan gì tới Mô hình SMART hay không?
Mới nghe thoáng qua, mọi người có thể lầm tưởng mô hình smart city có gì đó liên quan tới mô hình SMART vì cùng có “Smart”. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Về mặt ngữ nghĩa, smart trong mô hình smart city là một tính từ mang nghĩa “thông minh”. Đây mô hình thành phố được áp dụng công nghệ mới nhất để nâng cao chất lượng sống về mọi mặt. Trong thành phố có ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo thông minh để quản lý và nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị. Hiểu đơn giản là thành phố thông minh.
Mặt khác, SMART trong mô hình SMART lại tà cụm viết tắt của nhiều từ khác nhau dùng để thiết lập các mục tiêu như đã đề cập ở trên.
Như vậy, đây là những khái niệm không giống nhau và không thể nhầm lẫn.
Kết
Khi nói đến việc phát triển chiến lược và phát triển văn hóa doanh nghiệp, thiết lập mục tiêu là chìa khóa quan trọng. Và việc thiết lập các mục tiêu theo mô hình SMART trong kinh doanh là cách để hoàn thành mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất.
Bây giờ, việc của bạn là chia nhỏ từng mục tiêu thành một tập hợp các nhiệm vụ và hoạt động cụ thể để hoàn thành. Điều quan trọng là phải xem lại mục tiêu của mình định kỳ và điều chỉnh nó nếu cần thiết.
share: No CommentsTừ khóa » Mục Tiêu đo Lường được Nghĩa Là Gì
-
SMART - 5 Tiêu Chuẩn để đo Lường Mục Tiêu - Báo Hay
-
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU THEO NGUYÊN TẮC SMART
-
Mục Tiêu SMART Là Gì? 5 Điều Về Nguyên Tắc Smart ít Ai Biết!
-
Mục Tiêu đo Lường được Nghĩa Là Gì - Học Tốt
-
Nguyên Tắc đặt Mục Tiêu SMART - Blog GoalF
-
Mục Tiêu SMART Là Gì? Cách Sử Dụng SMART để Thiết Lập Mục Tiêu
-
Mục Tiêu Smart Là Gì? - IECS
-
Viết Mục Tiêu SMART - IMC
-
Mô Hình SMART Là Gì? Xác Định Nguyên Tắc SMART Trong Kinh ...
-
Mục Tiêu SMART Là Gì? Cách Xác định Mục Tiêu Theo Phương Pháp ...
-
Mục Tiêu SMART Là Gì? Nguyên Tắc Thiết Lập Kèm Ví Dụ Chi Tiết
-
Nguyên Tắc SMART Là Gì? Cách Xác định Mục Tiêu Theo ... - WinERP
-
Mục Tiêu SMART Là Gì? Thiết Lập Mục Tiêu SMART - Nef Digital
-
Mô Hình SMART Là Gì? So Sánh OKRs Và SMART - Vietnix