Mô Hình SWOT Là Gì? Ý Nghĩa Của Mô Hình SWOT để Lập Chiến Lược ...

Thiết lập mô hình SWOT là một trong những bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình lên chiến lược kinh doanh. Từ bản phân tích có giá trị này, bạn có thể dễ dàng có được những mục tiêu, những định hướng sắp tới cho doanh nghiệp. Vậy mô hình này có vai trò như thế nào và cần được ứng dụng ra sao?

Mô hình SWOT là gì? Nguồn gốc của mô hình SWOT xuất phát từ đâu?

SWOT là một từ viết tắt từ chữ cái đầu tiên của 4 chữ sau: Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats (tương ứng với ý nghĩa lần lượt là điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức). Với ý nghĩa này, những thông tin được phân tích từ mô hình SWOT đã được áp dụng trong hầu hết các chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

Mô hình SWOT được ứng dụng rộng rãi trong chiến lược kinh doanh

Về nguồn gốc lịch sử, SWOT được ra đời vào những năm 1960 – 1970 bởi sự phát minhh của Albert Humphrey thông qua một dự án nghiên cứu. Đúc kết từ dữ liệu của 500 doanh nghiệp có mức doanh thu đứng top nước Mỹ lúc bấy giờ ông đã hiểu được lý do vì sau các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn chưa được hoàn thiện.

Trước đây, mô hình SWOT có tên gọi ban đầu là SOFT tương trưng cho Satisfactory (Hài lòng) – Opportunities (Cơ hội) – Fault (Thiếu sót) – Threat (Nguy cơ). Và sau đó cho đến năm 1964 cũng chính Albert cùng các người cộng sự đã thay đổi “Fault” thành “Weaknesses” để SWOT chính thức được ra đời. Từ đó đến nay chưa có thêm một sự thay đổi nào khác đối với mô hình này.

4 yếu tố có mặt trong mô hình SWOT có ý nghĩa gì?

Để có được một mô hình SWOT hoàn thiện không thể thiếu 4 yếu tố là Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats. 4 tiêu chí này sẽ được nằm ở 4 ô khác nhau để tạo thành một ma trận. Trong đó, mỗi yếu tố đều mang những ý nghĩa khác nhau giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng nhất định.

4 yếu tố của mô hình SWOT

Strengths – Điểm mạnh

Điểm mạnh chính là những yếu tố thể hiện được sức mạnh từ bên trong của một doanh nghiệp. Với những điểm mạnh này, bạn có thể cạnh tranh cùng các đối thủ của mình. Tại đây, bạn nên liệt kê những điểm mạnh mang tính độc đáo nhất mà chỉ riêng doanh nghiệp của bạn sở hữu. Đó có thể là những thế mạnh về nguồn lực, tài chính, chất lượng sản phẩm, quy trình, … Tất cả những điểm mạnh được nêu trong mô hình SWOT sẽ là căn cứ để quyết định bước đột phá tiếp theo cho doanh nghiệp nhằm phát huy những giá trị này.

Các câu hỏi có thể được đặt ra để tìm điểm mạnh cho doanh nghiệp là: Doanh nghiệp đang có những đặc điểm cạnh tranh nào vượt trội hơn so với đối thủ trên thị trường? Những điểm mạnh về nhân lực mà doanh nghiệp hiện có là gì? Đâu là những điểm mạnh về tài chính để doanh nghiệp tiếp tục chinh phục thị trường? …

Weaknesses – Điểm yếu

Khi hoạch định chiến lược, bạn cần phải có những điểm yếu còn tồn tại trong doanh nghiệp để từ đó tìm được các giải pháp khắc phục. Và bạn cũng cần phải phòng hờ những điểm này để tránh trường hợp bị đối thủ cạnh tranh phát hiện được.

Các câu hỏi có thể đặt ra để tìm điểm yếu của doanh nghiệp là: Để cạnh tranh với đối thủ một cách trực diện và mạnh mẽ hơn doanh nghiệp cần khắc phục điều gì? Điểm nào trong quy trình đang thực hiện mà doanh nghiệp cần phải cải thiện? Có những điểm nào đang tồn tại gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp hay không? …

Opportunities – Cơ hội

Cơ hội chính là những yếu tố nằm ở bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, luật pháp, chính sách, … Nhưng khi hiểu rõ và nắm bắt được các cơ hội này sẽ là một bước đà để doanh nghiệp phát triển. Các cơ hội này còn là một tiêu chí để giúp các nhà lãnh đạo thể hiện tầm nhìn của mình bằng các chiến lược thích hợp.

Để tìm được cơ hội, doanh nghiệp có thể đặt ra những câu hỏi như sau: Trong thời gian tới, đâu là xu hướng chiếm lĩnh thị trường? Sự kiện quan trọng nào sắp tới để doanh nghiệp lấy đà phát triển? Khách hàng đánh giá cao về doanh nghiệp ở những điểm nào? …

Threats – Thách thức

Các thách thức này cần có trong mô hình SWOT để doanh nghiệp biết rằng đâu là những yêu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của mình. Các khó khăn này cần được dự trù trước để có giải pháp phòng tránh thích hợp. Để đạt được mục tiêu mà mình đặt ra, các doanh nghiệp cần hạn chế các rủi ro này ở mức cao nhất có thể.

Thách thức của doanh nghiệp có thể được tìm thấy từ một số câu hỏi như: những chuyển biến mới trên thị trường có những thách thức nào đến doanh nghiệp? Nguy cơ tiềm ẩn từ những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng như thế nào?

Và ma trận SWOT sẽ không thể mang ý nghĩa đúng nhất khi thiếu bất kỳ yếu tố nào trong 4 yếu tố đã được nêu trên.

Ý nghĩa của mô hình SWOT trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là một điểm mấu chốt xác định quá trình phát triển của toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy từng bước trong quá trình này luôn cần được thực hiện một cách bài bản. Và chắc chắn không thể thiếu việc thực hiện các phân tích từ mô hình SWOT.

Các dữ liệu hiện tại được tổng hợp và thống kê chi tiết có trong ma trận SWOT là những dữ liệu vô cùng quan trọng để từ đó doanh nghiệp xác định được mình cần làm gì tiếp theo và mục tiêu mới sẽ như thế nào. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển và tạo dựng thương hiệu trên thị trường đây sẽ là một cơ sở để chinh phục những mục tiêu mới. Sự kết nối thông tin từ các tiêu chí có trong bảng phân tích cũng là cách để doanh nghiệp kết nối các giá trị của doanh nghiệp lại với nhau.

Cách ứng dụng mô hình SWOT khi lập chiến lược kinh doanh

Muốn phát huy được tối đa các giá trị từ mô hình SWOT mang lại, bạn không nên dừng ở việc phân tích từng yếu tố có trong mô hình một cách riêng lẻ. Bạn nên kết hợp và cùng đặt các yếu tố lên cùng một vị trí để đưa ra hướng chiến lược thích hợp nhất. Một số cách để mở rộng phân tích mô hình SWOT như sau:

Thứ nhất, kết hợp giữa Strengths với Opotunities: cách thức này dường như giúp bạn có thể xác định được nên tận dụng những thế mạnh nào để chinh phục những cơ hội sắp tới trong tương lai. Chọn điểm mạnh phù hợp với cơ hội sẵn có, bạn có thể dễ dàng nâng doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

Thứ hai, kết hợp giữa Strengths với Threats: hiểu được đâu là những nguy cơ tiềm tàng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những điểm mạnh của mình để hạn chế các rủi ro này một cách tốt nhất. Kết hợp thông tin từ hai thành phần này trong mô hình SWOT một cách thông minh bạn sẽ không cần phải lo lắng về những thách thức hiện có.

Kết hợp các yếu tố lẫn nhau để đưa ra chiến lược phù hợp

Thứ ba, kết hợp giữa Weaks với Oppotunites: bạn cần có sự kết hợp này để biết được những điểm hạn chế nào từ bên trong doanh nghiệp khiến bạn mất đi các cơ hội sắp tới. Từ đó dễ dàng lên một chiến lược cụ thể để khắc phục nhanh chóng. Khắc phục điểm yếu bạn còn tận dụng tốt những cơ hội sắp đến trong tương lai.

Thứ tư, kết hợp giữa Weaks với Threats: đây là hai yếu tố bạn luôn cần phải chú ý để tránh đưa doanh nghiệp vào những tình huống không mong muốn. Vậy việc bạn cần làm trong sự kết hợp này là có một kế hoạch phòng tránh sự tác động của các nguy cơ không mong muốn lên các điểm yếu.

Ứng dụng ngay mô hình SWOT để lên một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Thực hiện một cách bài bản bạn sẽ có được một hướng đi đúng đắn nhất và chinh phục được những cơ hội đang có trong tầm tay.

Từ khóa » Swot Là Viết Tắt Của Từ Gì