Mô Hình Tháp Nhu Cầu Của Maslow - Học Viện MasterSkills
Có thể bạn quan tâm
Áp dụng cho: Sử dụng tài liệu này về Mô hình tháp nhu cầu của Maslow như một phương pháp cập nhật kiến thức cá nhân trên mô hình này hoặc trong các buổi học và phát triển. Nội dung: Tài liệu cho thấy một ví dụ về mô hình Nhu cầu phân cấp của Maslows với lời khuyên về phương pháp sử dụng có thể được tải xuống từ liên kết ở cuối trang này.
Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng về tâm lý và động cơ của con người, được đặt theo tên nhà tâm lý học Abraham Maslow, người đã đưa ra nghiên cứu và phát triển mô hình này bắt đầu từ vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Tháp gồm 5 tầng tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu của con người. Mỗi một tầng của kim tự tháp lại phản ánh theo mức độ phức tạp khác nhau, càng lên cao nhu cầu của con người lại càng cao hơn. Ý nghĩa của kim tự tháp Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, Marketing và cuộc sống. Kim tự tháp lý giải các hành vi của con người mà ngay chính họ không ý thức được điều đó.
5 Cấp độ của tháp nhu cầu Maslow
1. Nhu cầu sinh lý Nhu cầu cơ bản nhất nằm ở đáy của kim tự tháp. Đây là những nhu cầu về sinh lý – những đòi hỏi về thể chất cho sự sống còn của con người. Nếu những yêu cầu này không được đáp ứng, cơ thể con người không thể duy trì cuộc sống. Thực phẩm, không khí, nước, ngủ,… nằm trong danh mục này. Các nhu cầu sinh lý học được cho là quan trọng nhất, vì vậy chúng phải được đáp ứng trước tiên. 2. Nhu cầu được an toàn Khi nhu cầu về thể chất của một người được thỏa mãn, nhu cầu về sự an toàn của họ được ưu tiên. Những nhu cầu này bao gồm an toàn về thể chất, sức khoẻ, an ninh gia đình, an ninh tài chính hoặc việc làm và an toàn trong gia đình. 3. Nhu cầu xã hội Sau khi các nhu cầu về sinh lý và an toàn được hoàn thành, con người tập trung sự chú ý vào nhu cầu giao lưu tình cảm. Theo tháp nhu cầu Maslow, con người muốn được hoà nhập trong một cộng đồng nào đó, muốn có một gia đình hạnh phúc, những người bạn bè gần gữi, thân thiết. Con người cần yêu và được yêu, nếu không họ có thể trở nên cô đơn, lo lắng và thậm chí trầm cảm. 4. Nhu cầu được kính trọng Giống như mong muốn nhận được sự yêu thương, chúng ta cũng cần có nhu cầu nhận được sự tôn trọng. Điều này có thể được thực hiện thông qua cảm giác tự trọng, sự tôn trọng của người khác, sức mạnh, năng lực, sự thành thạo, tự tin, độc lập và tự do. 5. Nhu cầu được thể hiện bản thân Sau khi tất cả các nhu cầu trước đó đã được đáp ứng một cách thỏa đáng, mọi người bắt đầu tập trung vào việc nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ. Tháp nhu cầu của Maslow mô tả mức độ này là “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu” Ví dụ, con người mong muốn trở thành những người sếp mẫu mực, hoặc các vận động viên có thành tích tốt nhất trên thế giới. Maslow tin rằng để hiểu mức độ của nhu cầu này, người đó không chỉ phải đạt được các nhu cầu cấp thấp hơn mà còn phải làm chủ được chúng. Thực chất, mục đích con người muốn thỏa mãn nhu cầu ở mức cao hơn là để bảo vệ, duy trì những nhu cầu bên dưới. Mục tiêu: Công cụ phát triển.
Từ khóa » Tháp Nhu Cầu Của Maslow
-
Tháp Maslow Về Nhu Cầu Của Con Người | BvNTP
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Và ứng Dụng Trong Marketing - Gobranding
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Cách Vận Dụng Trong Quản Trị - Fastdo
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì Và ứng Dụng Trong Cuộc Sống - MarketingAI
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Còn Thiếu Sót Gì? 4 Điều Cần Biết để Tránh Quy ...
-
Phân Tích Lý Thuyết Và ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Marketing
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Và ứng Dụng Thực Tế Vào Phát Triển Doanh ...
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Cách ứng Dụng Vào Thực Tiễn - Vietnix
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Phân Tích Các Cấp độ Và ứng Dụng
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Cấp Bậc, ý Nghĩa Và ứng Dụng?
-
Thuyết Nhu Cầu Của Maslow Và Vận Dụng Thuyết Nhu Cầu Trong ...
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Ưu, Nhược điểm Và Lưu ý Khi Triển Khai