Mồ Hôi Dầu Là Gì? Vì Sao Lại Có? 7 Cách Trị Dứt điểm Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Mồ hôi dầu là gì?
Mồ hôi tiết ra do hoạt động sinh lý bình thường của tuyến mồ hôi trong cơ thể. Có hai loại mồ hôi cơ bản đó là mồ hôi thường và mồ hôi dầu. Mồ hôi thường tiết ra làm thông thoáng lỗ chân lông và không gây ảnh hưởng đến da, còn mồ hôi dầu tiết ra ở dạng nhờn nên khi khô sẽ gây bít lỗ chân lông, dễ gây dị ứng và nổi mụn nhọt.
Mồ hôi dầu khi khô thường để lại vết màu ố vàng trên quần áo, nhất là cổ và tay áo. Mồ hôi thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân do tập trung các tuyến eccrine và apocrine. Mồ hôi ở vùng mặt và đầu hiếm gặp hơn nhưng lại dễ bị mồ hôi dầu hơn. Chúng khiến bạn mất tự tin, khả năng gây mụn cao, khiến da của bạn trở nên nhạy cảm và ít mạnh khỏe hơn.
Ngoài ra Mồ hôi dầu khiến da mặt luôn bóng nhờn, có mùi chua khó chịu trên tóc hay vùng dưới cánh tay, tình trạng này khiến bạn trở nên ái ngại và không tự tin trong mọi mối quan hệ giao tiếp với bạn bè.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi dầu
Các yếu tố chủ quan và khách quan gây ra tình trạng này bao gồm:
- ✦
Di truyền: nếu trong gia đình từng có người bị thì bạn có 28% nguy cơ gặp tình trạng này.
- ✦
Stress hay rối loạn lo âu: tâm lý thường xuyên căng thẳng quá mức, thức khuya, thiếu ngủ, mất ngủ, lo âu kéo dài,... có thể kích thích cơ thể đổ mồ hôi dầu nhiều hơn.
- ✦
Thay đổi nội tiết tố: ở thời kỳ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh, rối loạn nồng độ hormone cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi dầu.
- ✦
Phơi nắng quá lâu: khi da tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời cơ thể sẽ tăng tiết bã nhờn để bảo vệ da.
- ✦
Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách: dùng nhiều kem tẩy tế bào da chết, lạm dụng sữa rửa mặt, chà sát lên da quá mạnh,... khiến da tổn thương và tiết nhiều mồ hôi hơn.
- ✦
Mắc các bệnh lý mạn tính: các bệnh đái tháo đường, rối loạn nội tiết tuổi tiền mãn kinh, ung thư, nhiễm trùng, cường giáp,... có thể gây đổ nhiều mồ hôi dầu toàn cơ thể.
- ✦
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: những liệu pháp hormone thay thế HRT hay những loại thuốc tránh thai cũng có thể khiến phụ nữ xuất hiện mồ hôi dầu.
- ✦
Thay đổi thời tiết: khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng tiết bã nhờn để bảo vệ da không bị khô.
Ngoài các nguyên nhân trên, việc sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá hay các đồ ăn chứa gia vị cây cũng gây đổ mồ hôi dầu.
Cách chữa trị cho người bị ra mồ hôi dầu
1. Tập thói quen giặt quần áo thường xuyên
Việc giặt quần áo thường xuyên là một trong những cách giúp cơ thể bạn luôn khô thoáng, hạn chế mồ hôi. Chính vì thế bạn cần quần áo của mình sau khi tắm gội để giúp loại bỏ đi những bụi bẩn, mùi hôi bám trên quần áo.
Đây là cách khử mùi mồ hôi dầu đơn giản và cơ bản nhất bạn có thể áp dụng. Việc giặt giũ quần áo thường xuyên không chỉ giúp quần áo loại bỏ những mùi mồ hôi khó chịu, còn là cách bảo quản quần áo luôn mới và thơm hương.
2. Lựa chọn những chất liệu vải thoáng mát
Với những người thường xuyên mắc tình trạng trên, bạn nên lưu ý khi chọn trang phục. Hạn chế những loại vải dày, cứng, vải, nylon,... Ưu tiên chọn những trang phục với chất liệu thoáng mát như cotton, thấm hút mồ hôi,...để cơ thể không bị bí bách, tránh việc mồ hôi nhiều làm áo quần bị bẩn và gây mùi khó chịu.
3. Thay đổi thói quen ăn uống
Ngoài áp dụng các cách khử mùi mồ hôi dầu, bạn cũng nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đồ ngọt, chất kích thích và dầu mỡ. Bởi lượng chất béo dư thừa trong cơ thể sẽ theo tuyến mồ hôi tiết ra ngoài. Không ăn nhiều thức ăn cay nóng hoặc những loại thức ăn dễ gây kích ứng như ớt, tiêu hoặc hải sản. Ngoài ra, tỏi và hành tây cũng là các loại thực phẩm mùi nặng, kích thích tuyến mồ hôi phát triển mạnh mẽ.
Bổ sung thực đơn chứa nhiều rau xanh, hoa quả, chế biến thức ăn dưới dạng hấp hoặc luộc thay vì chiên, xào như trước đây. Cung cấp cho cơ thể nhiều loại nước khoáng và nước ép hoa quả. Cà phê và thức uống chứa caffeine là một trong những nguyên nhân khiến bạn đổ dạng mồ hôi này nhiều hơn. Hãy thay đổi tách cà phê của bạn bằng một tách trà xanh hoặc trà thảo mộc để ngăn ngừa và giúp kiểm soát mồ hôi dầu nhé. Bạn cũng cần biết một số loại thực phẩm có lợi khác mà bạn có thể linh hoạt bổ sung cho cơ thể là: chanh, dầu dừa, khoai tây, muối, bột ngô, dầu oliu, chuối,...
4. Tránh stress
Stress gây rối loạn hoóc môn và làm tăng lượng dầu tiết ra. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc của mình bằng cách tập thể dục, yoga hoặc ngồi thiền. Trong trường hợp bạn bị đổ mồ hôi quá mức do lo lắng, căng thẳng, hãy sử dụng những thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua hoặc phô mai.
5. Dùng khăn giấy lau mồ hôi dầu
Trời nắng nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi dầu khiến da rất dễ bóng nhờn. Lúc này khăn lau mồ hôi dầu chính là món đồ “thần thánh”, cứu cánh ngay tức khắc cho các bạn. Vì vậy, một gói khăn lau mồ hôi dầu bé xinh là một vật bất ly thân với cả bạn nam và nữ vào mỗi mùa hè.
Khăn lau giúp hút hết lớp dầu nhờn để nhanh chóng lấy lại sự khô ráo và mịn màng cho làn da. Chỉ với một thao tác đơn giản áp khăn lên da, tất cả dầu nhờn sẽ thấm hút và được loại bỏ. Khăn lau chỉ có thể sử dụng một lần với lượng thấm hút nhất định, không nên tái sử dụng vì nó sẽ khiến da bạn nhiễm khuẩn và gây mụn.
Nhiều người có thói quen dùng khăn lau chà xát lên da để làm sạch nhưng đây là cách dùng sai và còn gây hại cho da. Cách đúng nhất là nên dùng khăn lau mồ hôi dầu thấm nhẹ nhàng lên da, kẹp khăn lau dầu giữa hai ngón tay rồi chấm nhẹ lên những vùng da bị dầu khoảng 3-5 giây, bắt đầu từ những vùng da nhiều dầu nhất rồi sau đó mới chuyển đến những vùng da khác.
Khi mua khăn lau bạn nên lựa chọn những sản phẩm uy tín, đồng thời xem kỹ những thành phần chứa trong khăn lau. Đối những da nhạy cảm, bạn nên xem xét kỹ các loại khăn lau dầu để chúng có thể phù hợp và không gây kích ứng cho da của bạn.
6. Kem chống mồ hôi dầu
Để hạn chế dạng mồ hôi này, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm gốc nước, không dầu. Với những loại dung dịch thân nước như salicylic hoặc axit glycolic có trong các loại dầu tắm và sữa rửa mặt có thể làm giảm mùi hôi cơ thể một cách hiệu quả. Với những loại kem trị dạng mồ hôi này, bạn không nên lạm dụng để tránh gây phản tác dụng khi dùng.
7. Sữa tắm dành cho da dầu
Các loại sữa tắm dành cho da dầu hiện nay:
Sữa tắm Skin Ace White Skin Bath 250ml
Giá tham khảo: 690.000đ.
Sữa tắm có mùi thơm dễ chịu, giúp tẩy tế bào chết, làm sạch bụi bẩn bám trên cơ thể một cách nhẹ nhàng. Công dụng quan trọng nhất là loại bỏ mồ hôi dầu trên cơ thể. Sữa tắm còn giúp xóa bỏ vết thâm, nám, mụn trên lưng một cách hiệu quả. Giữ cho da luôn trắng sáng tự nhiên.
Sữa tắm Medifferent In Shower Tone Up Cream
Giá tham khảo: 600.000đ.
Đây là loại sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc. Với công nghệ hiện đại, sữa tắm giúp bạn nhanh chóng có được làn da trắng sáng, mịn màng. Sữa tắm còn được dùng cho những loại da khó nhằn như ngăm đen hiệu quả. Sản phẩm còn có mùi hương dịu nhẹ, giúp bạn tiết chế và điều hòa lượng mồ hôi dầu trên cơ thể nhanh chóng.
8. Hạn chế ra đường khi thời tiết nắng nóng
Dưới tiết trời nắng nóng, cơ thể sẽ sản sinh mồ hôi nhiều hơn và làm cho bạn nhanh chóng mất nhiệt. Đối với người có tuyến mồ hôi dầu, tình trạng này sẽ gây nhờn rít nặng hơn, làm bạn khó chịu cũng như mất tự tin dù diện bất cứ outfit nào.
Vậy nên, bạn nên hạn chế ra đường vào những khung giờ mặt trời nắng nóng nhất (khoảng từ 10 giờ đến 14 giờ mỗi ngày). Trong trường hợp cần thiết phải đi, đừng quên trang bị quần áo cũng như các vật dụng khử mùi phù hợp để dễ dàng “đối diện” với mồ hôi hơn bạn nhé!
Các vị trí mà mồ hôi dầu thường xuất hiện trên cơ thể
1. Mồ hôi dầu ở lưng
Mồ hôi dầu ở lưng sẽ xuất hiện khi bạn vận động nhiều, trong môi trường nóng bức và do bụi bẩn hay lâu ngày không tắm. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ gây nên những mụn nhỏ, gây ngứa rất khó chịu. Vì vậy, hãy tắm rửa thường xuyên và thay quần áo mới sạch sẽ sau khi bạn vận động mạnh hoặc ở trong điều kiện thời tiết nóng nực.
2. Mồ hôi dầu ở đầu, trên tóc
Mồ hôi dầu trên tóc gây nên tình trạng nấm và ngứa da đầu. Dầu sẽ làm tóc bị bết dính, gây nên khó chịu khi bạn chải tóc hoặc buộc mái tóc của mình. Ngoài ra còn xuất hiện mùi hôi, khiến bạn cảm thấy tự ti khi đứng trước người khác. Tình trạng này thường xuất hiện khi bạn ngủ dậy sau một đêm nóng nực. Hoặc có thể là do đội nón bảo hiểm quá lâu, mồ hôi trên da đầu gây nên tình trạng ẩm ướt. Cộng với khói bụi xung quanh, sẽ làm tóc bạn trở nên khô xơ, kết dính với nhau.
3. Mồ hôi dầu ở mặt
Cũng là lí do môi trường nóng nực, nhưng môi trường lạnh cũng khiến cho da bạn tiết ra chất nhờn trên da mặt. Chúng khiến các lỗ chân lông trên mặt bạn bị tắt. Da không thể thoát được khí và gây nên tình trạng mụn ẩn.
4. Mồ hôi dầu ở mũi
Mũi chính là bộ phận đổ mồ hôi dầu nhiều nhất trên gương mặt bạn. Các lỗ chân lông trên mũi thường to hơn so với da mặt một chút nên lượng chất nhờn tiết ra cũng nhiều hơn. Đây là nguyên do mà bạn thường bị mụn đầu đen trên mũi của mình. Hãy rửa mặt thường xuyên khi thấy mũi hoặc da mặt của bạn tiết ra chất nhờn.
Hy vọng từ những chia sẻ trên của Cleanipedia, bạn sẽ có cách khử mùi mồ hôi dầu và phòng tránh việc đồ mô hôi hiệu quả. Nếu bạn còn gặp bất kỳ rắc rối gì với những bộ quần áo bám mùi mồ hôi, đừng ngần ngại chia sẻ với Cleanipedia để được giải đáp nhé.
>> Xem thêm: Cách giảm mồ hôi muối hiệu quả
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Từ khóa » Tóc Ra Mồ Hôi Dầu
-
7 Mẹo Chữa Mồ Hôi Dầu Trên Tóc Cực Hiệu Quả
-
Tư Vấn Cách Chữa Mồ Hôi Dầu Trên Tóc Hiệu Quả - Maxxhair New
-
8 Cách Chữa Trị Tóc Dầu, Tóc Nhanh Bết Và Mồ Hôi Dầu ở Tóc Hiệu Quả
-
Đầu Tóc Mồ Hôi Dầu Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Chỉ 1 ...
-
[9+] Cách Trị Mồ Hôi Dầu ở Tóc Tại Nhà đánh Bay Tóc Bết Kém Sang
-
Điều Trị Chứng Mồ Hôi Dầu Khiến Tóc Bết Dính - Kenh14
-
6 Cách Chữa Mồ Hôi Dầu Trên Tóc Hiệu Quả Bằng Nguyên Liệu Thiên ...
-
3 Cách Chữa Mồ Hôi Dầu Trên Tóc Bằng Nguyên Liệu Thiên Nhiên
-
Mách Bạn 7 Cách Chữa Trị Mồ Hôi Dầu Trên Tóc Hiệu Quả #1
-
Da đầu đổ Mồ Hôi Cũng Gây Rụng Tóc - Báo Phụ Nữ
-
Tuyệt Chiêu Chữa Mồ Hôi Dầu Trên Tóc An Toàn, Hiệu Quả - Healthnews
-
Cách Chữa Mồ Hôi Dầu Cho Tóc Hạn Chế Ngứa Ngáy Khó Chịu - ELOVA
-
Tổng Hợp Những Cách Trị Mồ Hôi Dầu Trên Tóc - Eva
-
Đổ Mồ Hôi đầu ở Người Lớn Và Cách Khắc Phục - Hello Bacsi