Mồ Hôi – Wikipedia Tiếng Việt

Đổ mồ hôi
Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của một vận động viên chạy bộ.
Phân loại và tài liệu bên ngoài
ICD-10R61
ICD-9780.8
Xem thêm: Toát mồ hôi, Vã mồ hôi, và Bốc thoát hơi nước ở thực vật

Mồ hôi là một chất dịch lỏng với dung môi là nước và nhiều loại chất tan hàm chứa trong đó (chủ yếu là các muối chloride) do các tuyến mồ hôi nằm ở da của các động vật có vú tiết ra.[1] Trong mồ hôi cũng hàm chứa nhiều chất thơm như 2-methylphenol (o-cresol) và 4-methylphenol (p-cresol) cũng như một lượng nhỏ urê. Hiện tượng cơ thể bài tiết mồ hôi được gọi bằng một tên thông dụng là đổ mồ hôi hay ra mồ hôi, còn hiện tượng bài tiết mồ hôi ở cường độ cao do sốc hay do cơ thể nằm trong tình trạng nguy hiểm được gọi là vã mồ hôi hay toát mồ hôi hột.

Ở người, việc đổ mồ hôi có chức năng chủ yếu là điều hòa thân nhiệt, mặc dù có ý kiến cho rằng mồ hôi của nam giới cũng có chứa các pheromone.[2] Một lượng nhỏ chất độc cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể qua việc đổ mồ hôi.

Khi mồ hôi trên da bốc hơi, nó có tác dụng làm mát cho cơ thể vì nhiệt hóa hơi của nước rất đáng kể. Chính vì vậy trong thời tiết nóng bức hay trong lúc các cơ bắp sinh nhiệt quá nhiều do vận động cường độ cao; cơ thể sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Mồ hôi cũng được bài tiết nhiều khi sinh vật ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu hoặc buồn nôn. Và đương nhiên, khi nhiệt độ môi trường trở nên thấp thì mồ hôi sẽ tiết ra ít đi. Những động vật có ít tuyến mồ hôi (ví dụ như chó) thì bốc thoát hơi nước bằng việc há miệng, thè lưỡi và thở hổn hển, nhờ đó nước trong khoang miệng và hầu sẽ có dịp bay hơi ra ngoài và làm giảm thân nhiệt tương tự như việc đổ mồ hôi. Phần nách của các động vật linh trưởng và ngựa cũng đổ mồ hôi nhiều tương tự như người. Khá nhiều loài động vật có vú có khả năng đổ mồ hôi,[3][4] tuy nhiên số loài sinh vật đổ mồ hôi với cường độ cao nhằm làm giảm nhiệt độ cơ thể thì không được nhiều như vậy, trong nhóm thiểu số này bao gồm người và ngựa.[5]

Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy, nhìn chung thì nam giới bắt đầu quá trình đổ mồ hôi nhanh hơn rất nhiều so với nữ giới, và trong trường hợp đang tập thể dục thể thao hoặc làm việc với cường độ mạnh thì nam đổ mồ hôi nhanh gấp đôi nữ. Nói cách khác, để đổ được mồ hôi thì, nhìn chung, thân nhiệt của nữ giới phải cao hơn của nam giới. Theo tiến sĩ Yoshimitsu, một trong những người tham gia nghiên cứu, hàm lượng thể dịch của phụ nữ thấp hơn đàn ông nên cơ thể họ dễ bị tổn thương hơn do việc mất nước, vì vậy người nữ tiết mồ hôi ít hơn nhằm hạn chế tác hại của việc mất quá nhiều nước trong cơ thể. Trong khi đó người nam tiết nhiều mồ hôi hơn có thể là nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả lao động cao hơn.[6]

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Mồ hôi là một dung dịch với dung môi (và cũng là thành phần chủ yếu) là nước. Chất tan trong mồ hôi là các muối khoáng, axít lactic và urê. Thành phần muối khoáng trong mồ hôi thay đổi theo tùy tạng người, tùy khả năng thích nghi của họ với cái nóng, tùy vào cường độ lao động, vào các yếu tố gây xúc kích (tỉ như buồn nôn), thời gian đổ mồ hôi và thành phần muối khoáng mà cơ thể chứa đựng.

Một số muối khoáng tiêu biểu trong mồ hôi là các muối natri (0,9 gam/lít), kali (0,2 g/l), calci (0,015 g/l), magiê (0,0013 g/l).[7] Nhiều nguyên tố vi lượng cũng được tìm thấy trong mồ hôi - ở đây hàm lượng của chúng có thể chênh lệch nhau rất lớn tùy theo các lần đo đạc - ví dụ như kẽm (0,4 miligram/lít), đồng (0,3–0,8 mg/l), sắt (1 mg/l), crôm (0,1 mg/l), niken (0,05 mg/l), chì (0,05 mg/l).[8][9] Rõ ràng các nguyên tố vi lượng với hàm lượng không nhiều trong cơ thể thì sẽ xuất hiện với nồng độ khá thấp trong mồ hôi. Một số hợp chất hữu cơ ngoại sinh cũng "chui" vào phần mồ hôi như được minh họa bởi một hợp chất có mùi thơm "si rô cây phong" không xác định trong một số loài trong chi nấm Lactarius..[10]

Ở người, mồ hôi tương đối thấm thấy giống như huyết tương.[11]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vã mồ hôi
  • Bệnh ra nhiều mồ hôi
  • Bệnh ra thiếu mồ hôi
  • Thiếu natri trong máu
  • Thừa natri trong máu
  • Mùi cơ thể
  • Hidradenitis suppurativa
  • Pheromone
  • Tuyến mồ hôi
  • Liệu pháp mồ hôi
  • Tuyến nội tiết
  • Tuyến ngoại tiết

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mosher HH (1933). “Simultaneous Study of Constituents of Urine and Perspiration” (PDF). The Journal of Biological Chemistry. 99 (3): 781–790. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2011.
  2. ^ Wyart C, Webster WW, Chen JH (2007). “Smelling a single component of male sweat alters levels of cortisol in women”. The Journal of Neuroscience. 27 (6): 1261–5. doi:10.1523/JNEUROSCI.4430-06.2007. PMID 17287500. Tóm lược dễ hiểu – UC Berkeley News (ngày 6 tháng 2 năm 2007).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Goglia G (1953). “[Further research on the branched sweat glands in some mammals (Cavia cobaya, Sus scrofa, Equus caballus).]”. Bollettino Della Società Italiana Di Biologia Sperimentale (bằng tiếng Undetermined). 29 (1): 58–60. PMID 13066656.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  4. ^ Robertshaw D, Taylor CR (1969). “Sweat gland function of the donkey (Equus asinus)”. The Journal of Physiology. 205 (1): 79–89. PMC 1348626. PMID 5347721.[liên kết hỏng]
  5. ^ McDonald RE, Fleming RI, Beeley JG (2009). “Latherin: a surfactant protein of horse sweat and saliva”. PLoS ONE. 4 (5): e5726. doi:10.1371/journal.pone.0005726. PMC 2684629. PMID 19478940.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ “Women outshine men in sweat test”. Sydney Morning Hearld. ngày 9 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2010.
  7. ^ "Sweat mineral-element responses during 7 h of exercise-heat stress," Int J Sport Nutr Exerc Metab 2007 Dec;17(6):574-82.
  8. ^ Cohn JR, Emmett EA (1978). “The excretion of traces of metals in human sweat”. Annals of Clinical and Laboratory Science. 8 (4): 270–5. PMID 686643.
  9. ^ Saraymen, Recep; Kılıç, Eser; Yazar, Süleyman (2004). “Sweat Copper, Zinc, Iron, Magnesium and Chromium Levels in National Wrestler”. İnönü Üniversitesi Tıp Fakültesi Dergisi. 11 (1): 7–10. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2011.
  10. ^ Aurora, David "Lactarius fragilis" Mushrooms Demystified 1986 Ten Speed Press, Berkeley California
  11. ^ Constanzo, Linda S. BRS Physiology (ấn bản thứ 4). tr. 155.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sato K, Kang WH, Saga K, Sato KT (1989). “Biology of sweat glands and their disorders. I. Normal sweat gland function”. Journal of the American Academy of Dermatology. 20 (4): 537–63. doi:10.1016/S0190-9622(89)70063-3. PMID 2654204.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Ferner S, Koszmagk R, Lehmann A, Heilmann W (1990). “[Reference values of Na(+) and Cl(-) concentrations in adult sweat]”. Zeitschrift Für Erkrankungen Der Atmungsorgane (bằng tiếng Đức). 175 (2): 70–5. PMID 2264363.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Bindner. “Solutions and treatments for extreme perspiration and sweating”. Internet recource. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2011.
  • Nadel ER, Bullard RW, Stolwijk JA (1971). “Importance of skin temperature in the regulation of sweating”. Journal of Applied Physiology. 31 (1): 80–7. PMID 5556967.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mồ hôi.

Từ khóa » Thành Phần Của Mồ Hôi Dầu