Mỡ Lợn: 7 Lợi ích Vàng Và 12 Bài Thuốc Tuyệt Vời Không Thể Bỏ Qua

Mo lon: 7 loi ich vang va 12 bai thuoc tuyet voi khong the bo qua

1. Mỡ heo là gì?

Mỡ heo hay còn được gọi là mỡ lợn, là một loại mỡ động vật quen thuộc đối với mọi người dân Việt. Mỡ của heo được cho là một phụ gia kỳ diệu, hài hòa với mọi món ăn và mang hương vị thơm ngon khó cưỡng. Vì vậy, loại mở này được sử dụng trong chế biến các món ăn hoặc ăn trực tiếp tùy vào sở thích của người dùng.

Mỡ lợn chưa qua chế biến là lớp ở liền dưới lớp da, có màu trắng. Chi chế biến dưới tác động bởi nhiệt ở dạng lỏng và có màu hơi ngả vàng. Tuy nhiên, mỡ heo đông lạnh thì có màu trắng đục, thể rắn, mềm dẻo.

2. Hàm lượng dinh dưỡng trong mỡ lợn

Mo lon: 7 loi ich vang va 12 bai thuoc tuyet voi khong the bo qua
Hàm lượng dinh dưỡng trong mỡ heo

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng hợp lý mỡ của lợn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hơn nữa, trong nửa đầu năm 2019, BBC đã công bố 100 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới và đáng ngạc nhiên là loại mỡ này đứng vị trí thứ 8 trong danh sách đó

Theomột số nghiên cứu, trong 100g mỡ lợn có chứa:

- Calo: 897

- Chất béo: 99,6g

- Cholesterol: 93mg

- Carbohydrate: 0,2g

- Vitamin A: 27 µg

- Vitamin E: 5,21 mg

- Vitamin B1: 0,02mg

- Vitamin B12: 0,03mg

3. Lợi ích của mỡ lợn nếu ăn đúng cách

Được đánh giá là loại thực phẩm mang lại lợi ích tốt cho cơ thể và sở hữu nhiều dưỡng chất cần thiết. Vậy mỡ heo có tác dụng gì nếu ăn với hàm lượng thích hợp và ăn đúng cách?

3.1 Giảm táo bón

Mỡ lợn có mùi thơm đặc biệt và kết cấu mịn. Ăn mỡ lợn trong thời gian dài có tác dụng kích thích khẩu vị, bôi trơn thành ruột, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón.

Mo lon: 7 loi ich vang va 12 bai thuoc tuyet voi khong the bo qua

2. Nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng

Mỡ lợn có thể nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng, đặc biệt là lá lách và phổi. Loại mỡ động vật này có thể giúp làm sạch phổi và ruột, củng cố sức khỏe của lá lách, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể nên rất thích hợp cho người có lá lách và dạ dày yếu, chán ăn, cơ thể gầy gò.

3. Giải độc

Mỡ lợn có tác dụng làm giảm phù nề, thanh nhiệt, giải độc. Cụ thể, mỡ lợn có thể loại bỏ chất độc cantharidin, chất độc trong rượu bia, lưu huỳnh. Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng làm giảm tình trạng vàng da.

4. Chống lạnh

Mỡ lợn là chất béo động vật, giàu chất dinh dưỡng và axit béo bão hòa. Ăn mỡ lợn có thể giúp giữ ấm cho cơ thể, từ đó giúp chống lạnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

Mo lon: 7 loi ich vang va 12 bai thuoc tuyet voi khong the bo qua
Công dụng của mỡ heo - giúp chống lạnh

5. Thúc đẩy sự hấp thu canxi

Mỡ lợn là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, chỉ sau dầu cá. Một muỗng canh mỡ lợn có chứa 1.000 đơn vị vitamin D. Do đó, tiêu thụ mỡ lớn đúng cách, đúng liều lượng sẽ làm tăng khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể.

6. Dưỡng ẩm, làm đẹp da

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mỡ lợn có tác dụng tốt trong việc cải thiện làn da khô, dưỡng ẩm và giữ ẩm cho da, đồng thời có tác dụng loại bỏ các vết rạn da. Điều này là nhờ vào hàm lượng vitamin E dồi dào và nguồn chất béo nhất định trong mỡ lợn.

7. Giảm nguy cơ trầm cảm

Mỡ lợn có chứa lượng lớn axit linoleic và axit oleic, có tác dụng làm giảm nguy cơ trầm cảm.

4. 12 bài thuốc chữa bệnh từ mỡ lợn

1. Gan làm việc quá sức, các khớp nhức mỏi, tóc gãy rụng bạc màu

Lấy150ml mỡ lợn và nước gừng theo tỉ lệ 1:1. Nấu nước gừng cô đặc lại còn 15ml, sau đó cho thêm 60ml mỡ, uống làm nhiều lần.

2. Khó đại tiểu tiện

Lấy lượng mỡ lợn to bằng quả trứng gà, cắt nhỏ rồi đun cùng với 50ml rượu. Tiếp tục đun sôi vài lần, chia uống 2 lần cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.

Mo lon: 7 loi ich vang va 12 bai thuoc tuyet voi khong the bo qua
Bài thuốc trị khó đái từ mỡ heo

3. Viêm phế quản, hen suyễn

Cách 1: Chuẩn bị thịt mỡ và đường phèn mỗi loại 500g, mật ong 1l, bột hạnh nhân 120g. Trộn tất cả nguyên liệu và nấu cô đặc thành cao, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Cách 2: Cây cỏ bồng 30g, thịt mỡ lợn 60g, sắc kỹ, uống 2 lần/ngày.

4. Ho gió, ho khan

Mỡ lợn 120g, rán chín, ăn cùng với giấm đỗ tương.

5. Ho dai dẳng, khàn tiếng

Thịt mỡ lợn 60g, nấu thành mỡ nước, thêm 60g mật ong đun sôi, để nguội rồi bảo quản trong lọ sứ. Mỗi ngày pha 1 thìa với nước nóng ấm để uống.

6. Trẻ bị hiếu động, chậm nói

500g mỡ lợn, mật ong 500g, đun cô đặc rồi bảo quản lạnh. Sử dụng mỗi lần 1 thìa tùy nhu cầu.

Mo lon: 7 loi ich vang va 12 bai thuoc tuyet voi khong the bo qua
Bài thuốc chưa bệnh từ mỡ heo giúp trẻ hiếu động, chậm nói (ảnh minh hoạ)

7. Trung tiện, thoát khí dạ dày

Mỡ lợn 1,5kg, tóc rối 3 cuộn to bằng quả trứng gà. Cho các nguyên liệu vào chảo, sao đến khi tóc tan chảy, uống làm 2 lần, tùy tình trạng bệnh.

8. Chứng axit dạ dày

Thịt mỡ lợn 60g, đường phèn 30g, hấp chín mềm để ăn vào buổi sáng.

9. Phụ nữ sau sinh thể chất yếu

Thịt mỡ lợ 60g, nước gừng và mật ong mỗi loại 60ml, rượu trắng 50ml. Nấu cô đặc thành cao, sử dụng theo nhu cầu. Uống kèm rượu trắng mỗi lần khoảng 9g.

10. Tay chân nứt nẻ

Hòa mỡ nước cùng với rượu nóng bôi vào chỗ nứt nẻ.

11. Ngộ độc sắn dây

Mỡ nước 500g, hâm ấm để uống.

12. Táo bón

Mỡ lợn, hạt đông quỳ số lượng vừa đủ dùng, tán nhỏ, làm thành viên hoàn, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 viên/lần.

Mo lon: 7 loi ich vang va 12 bai thuoc tuyet voi khong the bo qua
Bài thuốc chữa bệnh táo bón từ mỡ heo

5. Ăn mỡ lợn như thế nào là hợp lý?

Mặc dù mỡ lợn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mỡ lợn là thực phẩm giàu năng lượng, có thể tạo ra 9kcal năng lượng cho mỗi gram chất béo, nên ăn nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Cụ thể, lạm dụng mỡ lợn có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

Trong khi đó, béo phì lại là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tăng lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và đột quỵ. Vậy phải ăn mỡ lợn như thế nào cho hợp lý để bảo vệ sức khỏe?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên sử dụng mỡ động vật và dầu ăn thực vật xen kẽ nhau theo tỷ lệ 1:1,15. Với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh, tỷ lệ mỡ/dầu là 70/30, ở người trưởng thành là 50/50 và người cao tuổi là 30/70.

Bên cạnh đó, những người tiêu hóa kém, bị bệnh dạ dày, liệt nửa người, huyết áp cao, đầy hơi, tiêu chảy, lưỡi dày bám cặn, nhiệt miệng lở loét nên hạn chế ăn mỡ lợn.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Từ khóa » Thành Phần Dinh Dưỡng Trong Mỡ Heo