MỞ LỚP BỒI DƯỠNG CẤP CHỨNG CHỈ CHUẨN CHỨC DANH ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 14.4, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 2.2.2021 của Bộ GDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Theo đó, nhiệm vụ của giáo viên được quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp. Đây là những việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phân công.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng thực hiện. Đối với những nhiệm vụ theo hạng chức danh nghề nghiệp mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện, thì người đứng đầu trường mầm non, phổ thông công lập quyết định việc quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
Không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT.
Trường hợp giáo viên mầm non, tiểu học có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên THCS, THPT đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật trước ngày 30.6.2022, thì được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.
Chứng chỉ này được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học quy định tại thông tư này.
Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự. Giáo viên tuyển dụng mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được tuyển dụng.
Tính đến ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, các trường hợp còn dưới 1 năm thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 1 năm kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30.5.2023.
Từ khóa » Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp
-
Lớp Học Bồi Dưỡng Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Hạng 1, 2, 3
-
Sẽ Giảm Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên
-
Giáo Viên Nào Bắt Buộc Phải Có Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp?
-
Quy định Mới Nhất Về Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Năm 2022
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Có Thay được Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Chức Danh ...
-
Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Cần ...
-
Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Hạng III Cần Thiết Khi Nào?
-
Hiểu đúng Về Bồi Dưỡng Giáo Viên Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề ...
-
Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Từ 4 Còn 1, Giáo Viên "nhẹ Người"
-
Khi Nào Bỏ Quy định Giáo Viên Phải Có Chứng Chỉ Chức Danh Nghề ...
-
Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Trong Cơ Sở Giáo Dục Công Lập
-
Học Online Lớp Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Dành Cho Giáo ...
-
[BDGV-HẠNG III K01] Thông Báo Mở Lớp Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn ...