Mở Rộng Chức Năng Của Hệ Thống Tổng Kế Toán Nhà Nước

  1. Chuyển động Tài chính

Sau khi Luật Kế toán năm 2015 được ban hành và chính thức có hiệu lực, Kho bạc Nhà nước đã chuẩn bị nguồn lực xây dựng cơ sở pháp lý và đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác lập báo cáo tài chính nhà nước. Năm 2019, Cục Công nghệ thông tin Kho bạc Nhà nước nghiên cứu xây dựng Hệ thống Tổng kế toán nhà nước nhằm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác lập báo cáo tài chính nhà nước.

Đến năm 2020, Hệ thống Tổng kế toán nhà nước được đưa vào vận hành, nhờ đó Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành việc lập báo cáo tài chính nhà nước năm 2018, trình Quốc hội vào tháng 5/2020, đáp ứng quy định của Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ về báo cáo tài chính nhà nước và Thông tư số 133/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập báo cáo tài chính nhà nước.

Hệ thống Tổng kế toán nhà nước gồm có 2 khối chức năng: Cổng tiếp nhận báo cáo cung cấp thông tin tài chính trên phạm vi toàn quốc truy cập địa chỉ https://bctcnn.vst.mof. gov.vn; xử lý tổng hợp báo cáo tài chính nhà nước cho người dùng kho bạc truy cập địa chỉ https://bctcnn.vst.gov.vn.

Theo đánh giá, sau một thời gian đưa vào vận hành, đến nay Hệ thống Tổng kế toán nhà nước đã trở thành công cụ không thể thiếu của công chức Kho bạc Nhà nước làm nhiệm vụ tổng hợp báo cáo tài chính nhà nước. Hệ thống đã hỗ trợ đắc lực để Kho bạc Nhà nước hoạt động chuyên nghiệp, an toàn hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, Hệ thống Tổng kế toán nhà nước có độ phức tạp cao về giải pháp kỹ thuật; phục vụ 53.000 đơn vị gửi báo cáo. Hiện nay, Hệ thống Tổng kế toán nhà nước gồm có 2 khối chức năng: Cổng tiếp nhận báo cáo cung cấp thông tin tài chính trên phạm vi toàn quốc truy cập địa chỉ https://bctcnn.vst.mof. gov.vn; xử lý tổng hợp báo cáo tài chính nhà nước cho người dùng kho bạc truy cập địa chỉ https://bctcnn.vst.gov.vn.

Sau khi tiếp nhận đầy đủ dữ liệu từ các đơn vị gửi báo cáo, Hệ thống tổng hợp báo cáo tài chính nhà nước theo đúng quy định, bao gồm 4 báo cáo chính: Báo cáo tình hình tài chính nhà nước tỉnh; báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước tỉnh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ tỉnh; thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước tỉnh…Trong khi, từ kỳ báo cáo năm 2019, các cơ quan quản lý thu, chi, tài sản, nguồn vốn của Nhà nước phải áp dụng chế độ kế toán mới và thực hiện công tác gửi báo cáo cung cấp thông tin tài chính cho Kho bạc Nhà nước theo chế độ kế toán mới từ năm 2020.

Không chỉ vậy, trong thực tiễn vận hành, sử dụng Hệ thống Tổng kế toán nhà nước cho thấy, cần thiết phải xây dựng một số chức năng, tiện ích nhằm giảm thiểu các thao tác đang phải thực hiện thủ công như: Phân tích chi tiết thành phần số liệu và chỉ tiêu báo cáo đầu ra tại các cấp huyện, tỉnh, trung ương (báo cáo tài chính nhà nước đầu ra, báo cáo tổng hợp cơ quan thuế).

Bên cạnh đó, một số chức năng khác trong Hệ thống Tổng kế toán nhà nước cũng cần được thay thế bằng chức năng trên chương trình như: Tổng hợp số liệu thuế toàn quốc; Cập nhật trạng thái báo cáo đầu vào trong trường hợp có lỗi cảnh báo nhưng đã được kiểm tra; Kiểm tra sự đồng nhất mẫu biểu năm trước và năm nay trong trường hợp đơn vị thay đổi bộ báo cáo đầu vào so với kỳ báo cáo năm trước; Kiểm tra số liệu âm đối với các báo cáo kết xuất từ phần mềm của đơn vị...

Nhằm tiếp tục hoàn thiện Hệ thống Tổng kế toán nhà nước, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, cũng như góp phần tạo điều kiện thuận tiện trong quá trình lập báo cáo tài chính nhà nước, Bộ Tài chính đã phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 14 hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước triển khai từ năm 2021, trong đó có đầu tư mở rộng chức năng Hệ thống Tổng kế toán nhà nước.

Theo dự kiến, Hệ thống Tổng kế toán nhà nước sẽ được đầu tư bổ sung, hoàn thiện thêm các chức năng cho phép khai thác đa chiều các chỉ tiêu báo cáo đầu vào/đầu ra; Bổ sung tiện ích hỗ trợ công chức Kho bạc Nhà nước tác nghiệp hiệu quả như: Hủy báo cáo khi thay đổi công thức, thiết lập công thức so sánh dữ liệu hai năm của báo cáo đầu vào; Bổ sung biểu mẫu đầu vào của các cơ quan quản lý thu, chi, tài sản, nguồn vốn của Nhà nước theo các quy định mới áp dụng với từng đơn vị; Bổ sung tiện ích giúp cán bộ khai thác thông tin đa chiều, giảm thiểu các thao tác thủ công…

Hệ thống Tổng kế toán nhà nước sau mở rộng được kỳ vọng sẽ đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ về việc lập báo cáo tài chính nhà nước, góp phần vào công cuộc cải cách quản lý tài chính công, tiến đến nền tài chính công khai, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế.

(*) ThS. Trần Việt Dũng.

(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 8/2021.

Các sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 11/2024
Đã chi bổ sung 24,7 nghìn tỷ đồng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tiếp xúc cử tri huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên
Thu ngân sách nhà nước đã vượt 6,3% dự toán năm 2024
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Điện Biên
Bộ Tài chính tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW
"Cửa sáng" cho nhà ở thương mại
Bộ Xây dựng đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho nhà ở xã hội
Cẩn trọng khi giá vàng thế giới và trong nước giảm mạnh
Quy trình áp dụng  ISO 15189 để nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm
Vào cuộc đấu tranh với buôn lậu trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Hoàn thiện quy định liên quan đến thu nhập chịu thuế
Vào cuộc đấu tranh với buôn lậu trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Nhiều doanh nghiệp bị phạt nặng vì vi phạm quy định công bố thông tin
Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi
Thu phí lối đi ưu tiên tại sân bay Đà Nẵng gây nhiều ý kiến trái chiều
Thuế quan Mỹ sẽ tạo đòn bẩy cho chiến lược "Trung Quốc + n"
"Xanh hóa" để làm chủ cuộc chơi trong Hiệp định RCEP

Từ khóa » đăng Nhập Tổng Kế Toán Nhà Nước