Mở Rộng Quốc Lộ 13: Bình Dương Khởi Công, TP.HCM Chờ Vốn
Có thể bạn quan tâm
Quốc lộ 13 dài hơn 140 km nối TP.HCM qua Bình Dương, Bình Phước đi các tỉnh Tây Nguyên. Quốc lộ 13 qua địa phận Bình Dương dài khoảng 60 km, xây dựng theo hình thức BOT, đã được đưa vào khai thác từ nhiều năm trước với quy mô sáu làn xe.
TẠO SỨC BẬT PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO BÌNH DƯƠNG
Hiện nay, nhu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân ngày càng cao nên tuyến quốc lộ 60 qua Bình Dương trở nên “chật chội”, nhất là đoạn giáp với TP.HCM.
Tỉnh Bình Dương đã có chủ trương mở rộng quốc lộ 13 thêm hai làn xe, cụ thể mở rộng về bên phải, hướng từ TP.HCM đi Bình Dương, để tuyến đường đạt quy mô tám làn xe, chiều rộng nền đường đạt 40,5 m.
Giai đoạn 1 của dự án sẽ mở rộng đối với đoạn quốc lộ 13 từ đoạn giáp TP.HCM đến đường Lê Hồng Phong (TP. Thuận An giáp với TP. Thủ Dầu Một) có chiều dài 12,7 km. Dự án có tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng, sẽ khởi công vào cuối tháng 4/2022 và tiếp tục triển khai theo hình thức BOT. Chi phí giải phóng mặt bằng sẽ được ngân sách tỉnh Bình Dương chi trả, không tính vào mức đầu tư. Cơ cấu nguồn vốn: 20% vốn doanh nghiệp và 80% vốn vay ngân hàng.
Vì hầu hết mặt bằng của dự án mở rộng quốc lộ 13 qua địa bàn TP. Thuận An là khu vực đô thị phát triển nên tập trung đông dân cư, nên để tránh ùn tắc giao thông, cơ quan chức năng đã phân thành ba đoạn. Bao gồm: Đoạn từ nút giao đại lộ Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong dài 4,9 km; đoạn từ cầu Ông Bố đến đại lộ Hữu Nghị dài 2,9 km; và đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố dài 4,9 km.
Hiện nay, công tác kiểm kê cơ bản đã hoàn thành, sẵn sàng cho việc bồi thường gải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án. TP. Thuận An cũng cho biết, đoạn từ nút giao đại lộ Tự Do đến đường Lê Hồng Phong sẽ khởi công trước, vì vậy sẽ được bàn giao mặt bằng sạch kịp thi công theo kế hoạch dự kiến.
Ban quản lý Dự án công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, cùng với việc mở rộng tuyến quốc lộ 13, tại các giao lộ có lượng phương tiện lớn thường xuyên ùn ứ còn xây dựng thêm cầu vượt. Như, xây dựng cầu vượt qua nút giao thông Hữu Nghị - ngã tư Bình Hòa quy mô dài 880 m, rộng 17 m; cầu vượt ngã tư Hòa Lân dài 646 m, rộng 17 m; hầm chui tại ngã năm Phước Kiến, hầm chui tại ngã tư Chợ Đình. Hầm chui tại ngã năm Phước Kiến sẽ được ưu tiên khởi công trước do đây là nút giao thông có nhiều phương tiện giao thông từ TP.HCM và các tỉnh lân cận đi qua. Ngoài ra, xây dựng mở rộng cầu Tân Phú thêm một đơn nguyên hướng từ TP.HCM đi TP. Thủ Dầu Một, nâng tổng chiều rộng cầu lên 40,5 m; xây dựng cống hộp ba làn tại trạm thu phí Suối Giữa.
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dan tỉnh Bình Dương cho biết, những năm gần đây dòng vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước đổ vào các khu công nghiệp của tỉnh vẫn tiến triển tốt, đặc biệt sau đợt dịch Covid-19 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề. Tỉnh đang mở rộng các khu công nghiệp hiện hữu và đầu tư xây mới một số khu công nghiệp như khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 3 (VISIP 3), khu khoa học công nghệ…
Các dự án giao thông trọng điểm huyết mạch liên vùng đang triển khai (dự án mở rộng đường tỉnh 743), sắp triển khai (dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đang nghiên cứu) sẽ giúp kết nối và “chia lửa” tuyến quốc lộ 13 qua Bình Dương, tạo sức bật cho phát triển kinh tế, đáp ứng hai mục tiêu lớn là giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến và chuẩn bị cho phát triển đô thị sắp tới của Bình Dương.
TP.HCM CHƯA BỐ TRÍ ĐƯỢC VỐN
Trong khi quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương, nhất là đoạn giáp với TP.HCM, lòng đường rọng rãi, thông thoáng với sáu làn xe và chuẩn bị khởi công mở rộng lên tám làn xe thì đoạn quốc lộ 13 qua địa phận TP.HCM hiện chỉ có 4 – 6 làn xe, tạo ra “nút thắt cổ chai” kẹt xe, ún ứ giao thông thường xuyên.
TP.HCM đã có kiến nghị Trung ương bổ sung vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để làm các công trình giao thông, trong đó ưu tiên dự án quốc lộ 13 nhiều năm chậm trễ.
Quốc lộ 13 qua TP.HCM, từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu dài khoảng 5 km, trước đây thuộc dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2, hình thành từ năm 2001. Công trình khi đó đầu tư theo hình thức BOT do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư. Năm 2004, dự án được Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân TP.HCM làm các thủ tục điều chỉnh, sau khi chấm dứt hợp đồng với Cienco 5.
Nội dung điều chỉnh năm 2008, dự án cầu đường Bình Triệu 2 gồm bảy 7 tiểu dự án, bao gồm: Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13; dự án sửa chữa, nâng cấp cầu Bình Triệu cũ; dự án cải tạo một số tuyến đường xung quanh bến xe Miền Đông (Q. Bình Thạnh) như Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm,...
Năm 2007, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị TP.HCM khẩn trương nâng cấp, sửa chữa cầu yếu trên địa bàn, trong đó có cầu Bình Triệu. Đến năm 2018, theo hợp đồng BOT ký kết giữa Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố (CII) và Uỷ ban nhan dân TP.HCM, dự án cầu đường Bình Triệu 2 (phần 2 - giai đoạn 2) thực hiện tiếp các công trình gồm nâng cấp một số tuyến đường quanh bến xe Miền Đông, mở rộng cầu Ông Dầu trên quốc lộ 13... tổng vốn gần 2.300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do vướng Nghị quyết 437 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước đó vào năm 2017, yêu cầu tạm dừng hình thức BOT trên đường hiện hữu, việc triển khai các công trình trên, bao gồm kế hoạch mở rộng quốc lộ 13 theo hình thức BOT phải dừng, chuyển sang sử dụng ngân sách.
Năm 2019, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) xây dựng tờ trình về dự án đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 đoạn từ chân cầu Bình Triệu đến cầu vượt Bình Phước (Thủ Đức, TP.HCM). Tổng mức đầu tư của dự án gần 9.992 tỷ đồng bằng vốn ngân sách của Thành phố; trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 8.176 tỷ đồng, chi phí xây dựng 1.380 tỷ đồng. Dự án đề xuất làm giai đoạn 2019 - 2023.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện nay Thành phố đang ưu tiên dồn lực cho các dự án như đường Vành đai 3, đường Vành đai 2, dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài... Vì vậy giai đoạn 2021 - 2025 chưa thể cân đối và bố trí vốn để thực hiện dự án đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ 13.
Dự án mở rộng quốc lộ 13 qua Bình Dương, tạo sức bật cho phát triển kinh tế, đáp ứng hai mục tiêu lớn là giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến và chuẩn bị cho phát triển đô thị sắp tới của Bình Dương.
Trong khi đó, đoạn qua TP.HCM, vì TP.HCM đang ưu tiên dồn lực cho các dự án như đường Vành đai 3, đường Vành đai 2, dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài... nên giai đoạn 2021 - 2025 chưa thể cân đối và bố trí vốn để thực hiện dự án đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ 13.
Từ khóa » Dự án Mở Rộng Quốc Lộ 13
-
Khởi Công Mở Rộng Quốc Lộ 13 Nối TP.HCM - Bình Dương Lên 8 Làn Xe
-
Mở Rộng Quốc Lộ 13: Bình Dương Khởi động, Sao TP.HCM Chưa Rục ...
-
Tin Tức Sự Kiện - Nâng Cấp, Mở Rộng Quốc Lộ 13 Sẽ Tạo Thêm...
-
Khởi Công Mở Rộng Quốc Lộ 13 Qua Bình Dương - VnExpress
-
Mở Rộng Quốc Lộ 13: Tạo Sức Bật Cho Thị Trường Bất động Sản Bình ...
-
Tiến độ Dự án MỞ RỘNG Quốc Lộ 13 NGÀN TỶ Tới đâu? | CAFELAND
-
Bình Dương Kế Hoạch Mở Rộng Quốc Lộ 13 Lên 8 Làn Xe
-
Quốc Lộ 13 Mở Rộng Và Chiến Lược Phát Triển Giao Thương | Báo Dân Trí
-
Bình Dương: Khởi Công Nâng Cấp, Mở Rộng Quốc Lộ 13 Nối Với TP ...
-
Bình Dương Nhanh Chóng Giải Tỏa Mặt Bằng Dự án Mở Rộng Quốc Lộ ...
-
Dự án Nâng Cấp, Mở Rộng Quốc Lộ 13: Tổng Lực đẩy Nhanh Tiến độ
-
Tiến độ Dự án Mở Rộng Quốc Lộ 13 Ngàn Tỷ Tới đâu? - CafeLand
-
Thuận An - Khu Vực đáng đầu Tư Bậc Nhất Năm 2022 Khi Quốc Lộ 13 ...
-
Bình Dương Khởi Công Dự án Mở Rộng, Nâng Cấp Quốc Lộ 13