MÔ SỤN - SlideShare

MÔ SỤN17 likes23,168 viewsSoMSoMFollow

TIM MẠCHRead less

Read more1 of 5Download nowDownloaded 74 timesBộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM MÔ SỤN MỤC TIÊU - Kể tên ba loại sụn và khu trú của mỗi loại sụn trong cơ thể - Mô tả được cấu tạo của sụn trong - Nêu sự khác nhau giữa hai cách sinh sản của sụn: kiểu vòng và kiểu trục - Phân tích các đặc điểm khác nhau của chất căn bản sụn so với chất căn bản của mô liên kết và mô xương I. ĐẠI CƢƠNG - ĐỊNH NGHĨA:  Mô sụn và mô xương là 2 mô liên kết chuyên biệt thuộc về bộ xương. Bộ xương của phôi thai lúc đầu chỉ gồm toàn mô sụn, về sau mới được thế dần bằng mô xương. Ở người trưởng thành, sụn vẫn còn hiện diện ở tai, mũi, thanh quản, khí-phế quản... Sụn bao đầu xương, còn gọi là sụn khớp, cùng với dịch khớp ngăn cản sự cọ xát giữa các đầu xương. Định nghĩa: Sụn là 1 mô liên kết tham gia vào cấu tạo bộ xương, cấu tạo bởi 3 thành phần là tế bào sụn, chất căn bản sụn và sợi liên kết. Chất căn bản sụn và sợi liên kết được gọi chung là chất nền sụn, chất này chứa các loại sợi liên kết khác nhau tùy theo loại sụn.  Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM Sụn tăng trưởng bằng cách sinh sản đắp thêm hoặc sinh sản gian bào.  Có 3 loại sụn: sụn trong, sụn chun và sụn xơ, tên gọi khác nhau là do thành phần sợi liên kết.  Mô sụn là mô có ít tế bào, tế bào chiếm không quá 10% trọng lượng. Mô sụn tươi chứa khoảng 70-80% nước, 10-15% chất hữu cơ và 4-7% chất khoáng. Mô sụn khô có lượng sợi collagen chiếm khoảng 50-70%. Sụn trong Sụn chun Sụn xơ II. TẾ BÀO SỤN:  Tế bào sụn có kích thước và hình dạng phụ thuộc vào mức độ biệt hóa. Tế bào sụn nằm trong hốc nhỏ của chất căn bản được gọi là ổ sụn. Các ổ sụn được phân cách nhau bằng chất nền sụn. Mỗi ổ sụn có thể chứa một hoặc một số tế bào sụn cùng nhóm. Nhân tế bào sụn hình cầu, có một hoặc hai hạt nhân. Bào tương có đủ bào quan và một số chất vùi glycogen, lipid mà số lượng phụ thuộc vào loại sụn. III. CHẤT CĂN BẢN:  Khá phong phú, nhuộm màu baz tương đối mịn. Xung quanh ổ sụn có vùng chất căn bản nhuộm màu đậm hơn gọi là cầu sụn. Thành phần gồm:  Rất giàu chất hữu cơ: protein, glycosaminoglycan, proteoglycan, lipid.  Chondroitin sulfat (chiếm 40% trọng lượng khô của mô sụn) quyết định tính rắn, đàn hồi và ưa baz của mô sụn.  Nước (79-80%) và muối khoáng (0,9-4%), chủ yếu là muối natri.  Chất căn bản sụn ưa nước, có thể khuếch tán muối khoáng, nhiều chất chuyển hóa, khí. Nhưng các phân tử protein lớn có tính kháng nguyên không thể vào miếng sụn được, điều đó giải thích tại sao có thể ghép sụn dễ dàng. IV. SỢI LIÊN KẾT:  Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM  Sụn trong có thành phần sợi là các vi sợi collagen týp II, là loại thường gặp nhất trong 3 loại sụn. Các vi sợi collagen týp II kết hợp với nhau thành 1 cấu trúc tương tự tấm dạ phớt; vì vậy chất nền sụn của sụn trong nhìn có vẻ đồng nhất dưới kính hiển vi quang học. Sụn trong gặp ở các sụn khớp, sụn đường hô hấp, sụn sườn.  Sụn chun có thành phần sợi là sợi chun. Các sợi chun phân bố quanh các ổ sụn, trong chất căn bản và từ màng sụn xâm nhập vào mô sụn. Lipid, glycogen, chondroitin sulfat ở sụn chun ít hơn ở sụn trong. Sụn chun không bao giờ có hiện tượng vôi hóa. Sụn chun gặp ở vành tai và nắp thanh quản.  Sụn xơ có thành phần cấu tạo là sợi collagen týp I, chúng tạo thành các bó khá lớn và xếp song song nhau. Như vậy sụn xơ chỉ khác với mô liên kết đặc ở thành phần tế bào và vì các bó sợi tương đối lớn nên có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học. Sụn xơ gặp trong 1 số dây chằng. V. MÀNG SỤN:  Ngoại trừ sụn khớp và sụn xơ, tất cả các loại sụn khác đều có màng sụn bao bọc. Màng sụn phát triển rất mạnh quanh các miếng sụn đang tăng trưởng. Màng sụn là mô liên kết chính thức phân cách mô sụn với các mô xung quanh, cấu tạo gồm 2 lớp, lớp ngoài chứa nhiều sợi collagen và lớp trong chứa nhiều tế bào sợi non (hoặc tế bào trung mô) có thể sinh sản được và biệt hóa thành nguyên bào sụn. Nguyên bào sụn vừa sinh sản, vừa tạo chất căn bản và tự vùi vào trong ổ sụn, biến thành tế bào sụn. Khi miếng sụn đã qua giai đoạn tăng trưởng, màng sụn thường bị teo lại thành 1 bao liên kết rất mảnh. VI. SINH HỌC MÔ SỤN: 1. Sinh sản  Có hai cách: đắp thêm và gian bào:  Sinh sản đắp thêm: sụn tăng trưởng là do sự đắp thêm các lớp sụn mới từ màng sụn. Tế bào trung mô thuộc lớp trong của màng sụn biến thành nguyên bào sụn; nguyên bào sụn sản xuất ra  Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM chất nền sụn rồi bị vùi vào trong đó, trở thành tế bào sụn nằm trong ổ sụn.  Sinh sản gian bào: + Kiểu vòng: tế bào sụn sinh sản một số lần liên tiếp và mặt phẳng phân chia của lần sau khác lần trước, kết quả được một nhóm tế bào sụn cùng nguồn xếp theo kiểu vòng. + Kiểu trục: tế bào sụn sinh sản một số lần với mặt phẳng phân chia không đổi, kết quả được một nhóm tế bào sụn cùng nguồn xếp theo hàng dọc. 2. Dinh dƣỡng và chuyển hoá  Mô sụn không có mạch, do đó việc dinh dƣỡng nhờ vào màng sụn. Ở sụn khớp không có màng sụn, nên mô sụn được nuôi dưỡng bởi dịch khớp hoặc từ mô xương phía dưới sụn. Mặc dù vậy, quá trình chuyển hóa của mô sụn vẫn bình thường. Ở người trưởng thành, tế bào sụn dừng phân chia và số lượng tế bào tương đối ổn định, chúng bị thoái hóa rất chậm chạp. Trong trường hợp bị hư khớp, tế bào sụn có thể tăng lên.  Sụn ít thay đổi cấu trúc theo lứa tuổi. Khi già, hàm lượng proteoglycan giảm nên tính ưa nước cũng giảm. Các bào quan và hoạt tính men giảm, nhưng hàm lượng glycogen tăng. Trong ổ sụn, các tế bào sụn đã chết có hiện tượng xâm nhập chất căn bản và sợi tạo keo. Khi già, sụn có hiện tượng ngấm canci vài nơi, nên sụn trở nên đục, cứng nhưng dòn hơn. Do rối loạn dinh dưỡng ở vùng giữa miếng sụn, có thể xuất hiện mạch máu và cốt hóa từng vùng. Sự tái tạo mô sụn xảy ra chậm chạp, nhờ sự sinh sản của các tế bào ít biệt hóa của màng sụn.  Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ 1. Mô sụn có các tính chất sau, TRỪ MỘT: A. Gồm 3 loại: sụn chun, sụn xơ và sụn trong, khác nhau chủ yếu ở thành phần sợi B. Mỗi ổ sụn có thể chứa nhiều tế bào sụn, mỗi tế bào có thể có 1 hoặc 2 hạt nhân C. Chất căn bản rất ƣa nƣớc do chứa nhiều mạch máu D. Sinh sản theo 2 kiểu: đắp thêm hoặc gian bào E. Sụn xơ chỉ khác mô liên kết đặc ở thành phần tế bào do cùng chứa collagen týp I. 2. Mô sụn: A. Là mô liên kết chuyên biệt do chỉ có 2 thành phần: tế bào và sợi. B. Sụn xơ không bao giờ bị vôi hoá. C. Sụn trong chứa sợi collagen týp I D. Sụn chun thường gặp ở dây chằng. E. Tính ƣa nƣớc của chất căn bản giảm dần theo thời gian. Ghép cặp thích hợp: A. Sụn trong B. Sụn chun C. Sụn xơ D. Cả 3 loại trên E. Không loại nào kể trên 3. Chứa chondroitin sulfat: ………………… 4. Không có màng sụn bao bọc: ………………… 5. Không chứa mạch máu: ………………… 6. Sinh sản theo kiểu đắp thêm: ………………… 7. Sinh sản theo kiểu gian bào: …………………

More Related Content

MÔ SỤN

  • 1. Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM MÔ SỤN MỤC TIÊU - Kể tên ba loại sụn và khu trú của mỗi loại sụn trong cơ thể - Mô tả được cấu tạo của sụn trong - Nêu sự khác nhau giữa hai cách sinh sản của sụn: kiểu vòng và kiểu trục - Phân tích các đặc điểm khác nhau của chất căn bản sụn so với chất căn bản của mô liên kết và mô xương I. ĐẠI CƢƠNG - ĐỊNH NGHĨA:  Mô sụn và mô xương là 2 mô liên kết chuyên biệt thuộc về bộ xương. Bộ xương của phôi thai lúc đầu chỉ gồm toàn mô sụn, về sau mới được thế dần bằng mô xương. Ở người trưởng thành, sụn vẫn còn hiện diện ở tai, mũi, thanh quản, khí-phế quản... Sụn bao đầu xương, còn gọi là sụn khớp, cùng với dịch khớp ngăn cản sự cọ xát giữa các đầu xương. Định nghĩa: Sụn là 1 mô liên kết tham gia vào cấu tạo bộ xương, cấu tạo bởi 3 thành phần là tế bào sụn, chất căn bản sụn và sợi liên kết. Chất căn bản sụn và sợi liên kết được gọi chung là chất nền sụn, chất này chứa các loại sợi liên kết khác nhau tùy theo loại sụn.
  • 2. Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM Sụn tăng trưởng bằng cách sinh sản đắp thêm hoặc sinh sản gian bào.  Có 3 loại sụn: sụn trong, sụn chun và sụn xơ, tên gọi khác nhau là do thành phần sợi liên kết.  Mô sụn là mô có ít tế bào, tế bào chiếm không quá 10% trọng lượng. Mô sụn tươi chứa khoảng 70-80% nước, 10-15% chất hữu cơ và 4-7% chất khoáng. Mô sụn khô có lượng sợi collagen chiếm khoảng 50-70%. Sụn trong Sụn chun Sụn xơ II. TẾ BÀO SỤN:  Tế bào sụn có kích thước và hình dạng phụ thuộc vào mức độ biệt hóa. Tế bào sụn nằm trong hốc nhỏ của chất căn bản được gọi là ổ sụn. Các ổ sụn được phân cách nhau bằng chất nền sụn. Mỗi ổ sụn có thể chứa một hoặc một số tế bào sụn cùng nhóm. Nhân tế bào sụn hình cầu, có một hoặc hai hạt nhân. Bào tương có đủ bào quan và một số chất vùi glycogen, lipid mà số lượng phụ thuộc vào loại sụn. III. CHẤT CĂN BẢN:  Khá phong phú, nhuộm màu baz tương đối mịn. Xung quanh ổ sụn có vùng chất căn bản nhuộm màu đậm hơn gọi là cầu sụn. Thành phần gồm:  Rất giàu chất hữu cơ: protein, glycosaminoglycan, proteoglycan, lipid.  Chondroitin sulfat (chiếm 40% trọng lượng khô của mô sụn) quyết định tính rắn, đàn hồi và ưa baz của mô sụn.  Nước (79-80%) và muối khoáng (0,9-4%), chủ yếu là muối natri.  Chất căn bản sụn ưa nước, có thể khuếch tán muối khoáng, nhiều chất chuyển hóa, khí. Nhưng các phân tử protein lớn có tính kháng nguyên không thể vào miếng sụn được, điều đó giải thích tại sao có thể ghép sụn dễ dàng. IV. SỢI LIÊN KẾT:
  • 3. Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM  Sụn trong có thành phần sợi là các vi sợi collagen týp II, là loại thường gặp nhất trong 3 loại sụn. Các vi sợi collagen týp II kết hợp với nhau thành 1 cấu trúc tương tự tấm dạ phớt; vì vậy chất nền sụn của sụn trong nhìn có vẻ đồng nhất dưới kính hiển vi quang học. Sụn trong gặp ở các sụn khớp, sụn đường hô hấp, sụn sườn.  Sụn chun có thành phần sợi là sợi chun. Các sợi chun phân bố quanh các ổ sụn, trong chất căn bản và từ màng sụn xâm nhập vào mô sụn. Lipid, glycogen, chondroitin sulfat ở sụn chun ít hơn ở sụn trong. Sụn chun không bao giờ có hiện tượng vôi hóa. Sụn chun gặp ở vành tai và nắp thanh quản.  Sụn xơ có thành phần cấu tạo là sợi collagen týp I, chúng tạo thành các bó khá lớn và xếp song song nhau. Như vậy sụn xơ chỉ khác với mô liên kết đặc ở thành phần tế bào và vì các bó sợi tương đối lớn nên có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học. Sụn xơ gặp trong 1 số dây chằng. V. MÀNG SỤN:  Ngoại trừ sụn khớp và sụn xơ, tất cả các loại sụn khác đều có màng sụn bao bọc. Màng sụn phát triển rất mạnh quanh các miếng sụn đang tăng trưởng. Màng sụn là mô liên kết chính thức phân cách mô sụn với các mô xung quanh, cấu tạo gồm 2 lớp, lớp ngoài chứa nhiều sợi collagen và lớp trong chứa nhiều tế bào sợi non (hoặc tế bào trung mô) có thể sinh sản được và biệt hóa thành nguyên bào sụn. Nguyên bào sụn vừa sinh sản, vừa tạo chất căn bản và tự vùi vào trong ổ sụn, biến thành tế bào sụn. Khi miếng sụn đã qua giai đoạn tăng trưởng, màng sụn thường bị teo lại thành 1 bao liên kết rất mảnh. VI. SINH HỌC MÔ SỤN: 1. Sinh sản  Có hai cách: đắp thêm và gian bào:  Sinh sản đắp thêm: sụn tăng trưởng là do sự đắp thêm các lớp sụn mới từ màng sụn. Tế bào trung mô thuộc lớp trong của màng sụn biến thành nguyên bào sụn; nguyên bào sụn sản xuất ra
  • 4. Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM chất nền sụn rồi bị vùi vào trong đó, trở thành tế bào sụn nằm trong ổ sụn.  Sinh sản gian bào: + Kiểu vòng: tế bào sụn sinh sản một số lần liên tiếp và mặt phẳng phân chia của lần sau khác lần trước, kết quả được một nhóm tế bào sụn cùng nguồn xếp theo kiểu vòng. + Kiểu trục: tế bào sụn sinh sản một số lần với mặt phẳng phân chia không đổi, kết quả được một nhóm tế bào sụn cùng nguồn xếp theo hàng dọc. 2. Dinh dƣỡng và chuyển hoá  Mô sụn không có mạch, do đó việc dinh dƣỡng nhờ vào màng sụn. Ở sụn khớp không có màng sụn, nên mô sụn được nuôi dưỡng bởi dịch khớp hoặc từ mô xương phía dưới sụn. Mặc dù vậy, quá trình chuyển hóa của mô sụn vẫn bình thường. Ở người trưởng thành, tế bào sụn dừng phân chia và số lượng tế bào tương đối ổn định, chúng bị thoái hóa rất chậm chạp. Trong trường hợp bị hư khớp, tế bào sụn có thể tăng lên.  Sụn ít thay đổi cấu trúc theo lứa tuổi. Khi già, hàm lượng proteoglycan giảm nên tính ưa nước cũng giảm. Các bào quan và hoạt tính men giảm, nhưng hàm lượng glycogen tăng. Trong ổ sụn, các tế bào sụn đã chết có hiện tượng xâm nhập chất căn bản và sợi tạo keo. Khi già, sụn có hiện tượng ngấm canci vài nơi, nên sụn trở nên đục, cứng nhưng dòn hơn. Do rối loạn dinh dưỡng ở vùng giữa miếng sụn, có thể xuất hiện mạch máu và cốt hóa từng vùng. Sự tái tạo mô sụn xảy ra chậm chạp, nhờ sự sinh sản của các tế bào ít biệt hóa của màng sụn.
  • 5. Bộ môn Mô – Giải Phẫu Bệnh Khoa Y ĐHQG TP.HCM CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ 1. Mô sụn có các tính chất sau, TRỪ MỘT: A. Gồm 3 loại: sụn chun, sụn xơ và sụn trong, khác nhau chủ yếu ở thành phần sợi B. Mỗi ổ sụn có thể chứa nhiều tế bào sụn, mỗi tế bào có thể có 1 hoặc 2 hạt nhân C. Chất căn bản rất ƣa nƣớc do chứa nhiều mạch máu D. Sinh sản theo 2 kiểu: đắp thêm hoặc gian bào E. Sụn xơ chỉ khác mô liên kết đặc ở thành phần tế bào do cùng chứa collagen týp I. 2. Mô sụn: A. Là mô liên kết chuyên biệt do chỉ có 2 thành phần: tế bào và sợi. B. Sụn xơ không bao giờ bị vôi hoá. C. Sụn trong chứa sợi collagen týp I D. Sụn chun thường gặp ở dây chằng. E. Tính ƣa nƣớc của chất căn bản giảm dần theo thời gian. Ghép cặp thích hợp: A. Sụn trong B. Sụn chun C. Sụn xơ D. Cả 3 loại trên E. Không loại nào kể trên 3. Chứa chondroitin sulfat: ………………… 4. Không có màng sụn bao bọc: ………………… 5. Không chứa mạch máu: ………………… 6. Sinh sản theo kiểu đắp thêm: ………………… 7. Sinh sản theo kiểu gian bào: …………………
Download

Từ khóa » Sụn Xơ Có Các đặc điểm Sau