Mô Tả Công Việc Của Giám đốc Thương Hiệu - Brand Manager Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trước khi tìm hiểu về Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager. Chúng ta hãy cùng xem qua một số khái niệm liên quan. Thương hiệu là cụm từ không còn lạ lẫm đối với thị trường ngày nay. Tuy nhiên cụ thể thì thương hiệu là gìkhông phải ai cũng biết. Đây là một trong những khái niệm mới mẻ được tạo ra và phát triển bên trong hệ thống kiến thức marketing hiện đại, đây được coi là khái niệm làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh. Đồng thời, nó còn mở rộng biên giới mục tiêu của khái niệm kinh doanh và marketing sang những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, định hướng mạnh mẽ công việc kinh doanh trong thời kỳ mới.
Vậy, quản trị thương hiệu là gì? Trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ biết lý do vì sao vị trí Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager ra đời - Quản trị thương hiệu/quản lý thương hiệu là một trong những quá trình quan trọng trong xây dựng thương hiệu, tạo độ tin cậy nơi khách hàng.
Quản lý thương hiệu/quản trị thương hiệu cũng có thể hiểu là sự duy trì vị thế của thương hiệu trong thị trường. Một thương hiệu có thể nổi tiếng trong một khoảng thời gian nhất định nhưng cũng có thể không còn được tin tưởng trong những thời gian sau. Chính vì vậy, mỗi Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager cần biết cách duy trì, bảo dưỡng thương hiệu của doanh nghiệp mình để không làm mất đi niềm tin từ phía khách hàng. Quản trị thương hiệu/quản lý thương hiệu chính là như vậy.
Tầm quan trọng của quản trị thương hiệu là gì? Nó diễn ra liên tục bởi ngày nay, xã hội ngày một phát triển, các sản phẩm ngày càng đa dạng, thị trường tăng cao độ cạnh tranh. Quản trị thương hiệu/quản lý thương hiệu sẽ giúp thương hiệu trở nên ổn định, không làm mất đi giá trị của chúng dù môi trường kinh doanh có thể bất ngờ thay đổi. Đó, chính là lý do vì sao một doanh nghiệp hùng mạnh luôn cần đầu tư cho vị trí Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager.
I. Brand Manager là gì?
Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager, quản trị thương hiệu là gì
Khi đã hiểu quản trị thương hiệu là gì, có lẽ chúng ta đã tiếp cận gần nhất với khái niệm Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager. Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager là người chịu trách nhiệm trực tiếp xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng, đồng thời thông qua việc phân tích insight của khách hàng trực tiếp xây dựng lên chiến lược thương hiệu.
Nói cách khác, Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager sẽ thực hiện trọng trách xây dựng chiến lược, lên kế hoạch phát triển, triển khai các hoạt động phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu, định hướng và thương hiệu cho doanh nghiệp.
II. Mô tả công việc của Giám đốc Thương hiệu
Nhìn chung, những công việc mà Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager cần làm đối với quản trị thương hiệu là gì? Một Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager sẽ phải đảm trách nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi, nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh, từ đó lên phương án, chiến lược để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Đồng thời, Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager cũng là người làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành và khách hàng, liên tục tìm hướng quảng cáo, marketing cho thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Mục tiêu công việc của Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager chính là làm cho thương hiệu vượt xa các đối thủ trên thị trường.
III. Các công việc chính của Giám đốc Thương hiệu
Các công việc chính của Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager
Cụ thể, những công việc hằng ngày mà Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager cần làm đối với quản trị thương hiệu là gì? Đó chính là:
- Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager cần liên tục theo dõi xu hướng thị trường, khảo sát ý kiến người tiêu dùng và tìm hiểu chiến dịch của đối thủ
- Đồng thời, một giám đốc thương hiệu cần biết cách phân tích thị trường để định vị thương hiệu và xác định insight của khách hàng mục tiêu
- Hoạch định chiến lược định vị và xâm nhập thị trường
- Đảo bảo sự hoà hợp giữa tính cách thương hiệu với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty
- Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager sẽ trực tiếp hoặc thông qua cấp dưới, lên ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông cho thương hiệu
- Một giám đốc thương hiệu sẽ phải liên tục giám sát các hoạt động marketing và quảng cáo để đảo bảo tính nhất quán với chiến lược sản phẩm
- Dự kiến các rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời
- Theo dõi và báo cáo hiệu quả của chiến dịch
IV. KPI công việc với vị trí Giám đốc Thương hiệu
KPI là thước đo chuyên dụng để đánh giá tính hiệu quả của công việc. Đặc biệt với Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager thì KPI lại đóng góp một phần rất quan trọng trong hoạt động duy trì, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Dưới đây là một số KPI cụ thể mà mỗi một Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager nào cũng đều phải nắm chắc như:
- Brand Awareness: những yếu tố như social engagement, direct traffic tới website và branded search volume
- KPI về Brand Perception via social listening and market research
- ROI
V. Yêu cầu công việc của vị trí Giám đốc Thương hiệu
Làm thế nào để trở thành Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager?
Với vai trò quản lý thương hiệu cho một doanh nghiệp, Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager được giao khá nhiều trọng trách và yêu cầu công việc với chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng cao. Cụ thể như:
- Yêu cầu cơ bản nhất đối với một Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager là phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm Quản lý Thương hiệu
- Đồng thời, muốn làm Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager, bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, Truyền thông hoặc lĩnh vực tương tự
- Giám đốc thương hiệu phải có kiến thức toàn diện và bài bản về hoạt động marketing và branding
- Có kinh nghiệm xác định khách hàng mục tiêu và nghĩ ra chiến dịch
- Kỹ năng lãnh đạo và tư duy chiến lược
- Giám đốc Thương hiệu phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng phân tích tình huống, xử lý tình huống và ra quyết định
- Khả năng sáng tạo và phân tích tốt
- Chủ động cập nhật các biến động thị trường và áp dụng vào thực tiễn
VI. Những năng lực cần có để trở thành Giám đốc Thương hiệu giỏi
Tới đây, có lẽ bạn đang băn khoăn làm thế nào để trở thành một Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager giỏi. Để đạt được điều này, bạn cần rèn luyện cho mình những năng lực sau:
- Knowledge - Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh, trình độ ngôn ngữ (cách sử dụng từ ngữ), trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Skill - Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định, kỹ năng xây dựng mối quan hệ, kỹ năng tư duy chiến lược, kỹ năng quản trị rủi ro
- Attitude - Thái độ đặt khách hàng là trung tâm, bảo mật kinh doanh
Để trở thành một Brand Manager, bạn có thể theo học các chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực như quản trị, marketing, tài chính, kinh doanh, kinh tế… ở các trường đại học, cao đẳng hay các khóa học chuyên môn ở những tổ chức uy tín.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi đầu, muốn trở thành một Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager giỏi, bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tế thông qua việc “chịu khó lăn lộn” trong nhiều lĩnh vực liên quan, tích lũy kinh nghiệm marketing và kinh doanh, nhất là cách thức để xây dựng thương hiệu. Chỉ cần bạn có sự nỗ lực và quyết tâm lớn cùng ý chí vươn lên, thì xuất phát điểm dù thấp tới đâu cũng không quan trọng.
VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn Giám đốc Thương hiệu
1. Theo bạn thì tầm quan trọng của thương hiệu đối với hoạt động marketing cho doanh nghiệp như thế nào? Có ý kiến cho rằng “doanh nghiệp doanh nghiệp đã có thương hiệu tốt thì không cần quảng cáo”, suy nghĩ của bạn về ý kiến này như thế nào?
Gợi ý trả lời: Dưới sự phát triển và cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, marketing giống như cái cột “chống đỡ” cho cả doanh nghiệp. Và thương hiệu đóng vai trò định hướng cho mọi hoạt động marketing. Đây là mối quan hệ bổ trợ cho nhau và không thể tách rời. Bên cạnh đó, muốn thương hiệu càng vững mạnh thì hoạt động marketing phải càng được thúc đẩy sáng tạo. Với thế mạnh về quản lý thương hiệu trong nhiều năm, tôi hiểu rằng không thể khẳng định “doanh nghiệp có thương hiệu tốt thì không cần quảng cáo”. Bởi đây là mối quan hệ bổ trợ không thể tách rời. Dưới sự cạnh tranh gay gắt của thị trường và các đối thủ, cụm từ “thương hiệu tốt” là vô cùng mông lung và không chắc chắn. Do vậy, hoạt động quảng cáo phải được quan tâm đúng mực để thương hiệu liên tục có tính cạnh tranh.
2. Kể tên một vài thương hiệu cùng các chiến dịch marketing của thương hiệu đó từng gây ấn tượng cho bạn. Họ đem tới cho bạn những bài học gì?
3. Bạn cập nhật các công cụ, xu hướng mới trong ngành như thế nào?
4. Là một Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager, bạn thấy những thông số nào quan trọng?
5. Bạn làm gì để giữ vững, nâng cao tinh thần cho các thành viên nhóm trong tình trạng deadline nặng và sát sao?
Gợi ý trả lời:
- Nâng cao tinh thần mọi người vì công việc
- Xác định rõ và nêu cao vai trò của từng thành viên
- Đưa ra các mục tiêu cụ thể
- Xây dựng niềm tin
- Kiên nhẫn và biết lắng nghe
- Đề cao tinh thần đồng đội
- Cổ vũ, khích lệ, động viên nhân viên
- Tạo không khí vui vẻ
- Nuôi dưỡng sự hăng hái, nhiệt tình
6. Bạn sẽ giải quyết như thế nào khi các thành viên trong nhóm không đồng ý với định hướng bạn đưa ra.
7. Bạn dự định tuần đầu tiên làm việc ở vị trí Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager sẽ như thế nào?
8. Bạn đánh giá như thế nào về sức mạnh thương hiệu của các doanh nghiệp đối thủ đối với doanh nghiệp chúng ta hiện nay?
9. Bạn sẽ xử lý thế nào với các ý kiến phản hồi tiêu cực về doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông?
Gợi ý trả lời:
- Trở thành một người đại diện, có thái độ tích cực, trung thực, và phát ngôn cẩn trọng
- Cẩn thận đánh giá các vấn đề và phản hồi tiêu cực
- Xây dựng quy trình, phương cách phòng chống khủng hoảng truyền thông
- Liên hệ các mối quan hệ truyền thông hoặc cơ quan pháp luật
- Tham khảo, tư vấn các công ty tư vấn về truyền thông chuyên nghiệp
10. Theo bạn đâu là những dấu hiệu của một chiến lược branding kém hiệu quả?
11. Bạn nhìn nhận thấy vị trí Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager sẽ có những khó khăn gì?
Gợi ý trả lời: Làm một Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager, tôi hiểu rằng bản thân sẽ phải đối mặt với những khó khăn như:
- Những thách thức đối với việc tạo dựng một thương hiệu có giá trị
- Thị trường cạnh tranh gay gắt, hầu hết các sản phẩm đang ở xu hướng bão hòa
- Cạnh tranh ngày càng gia tăng và phức tạp
- Để tạo ra sự khác biệt luôn cần sự nỗ lực cao
- Mức độ trung thành ngày càng giảm trong nhiều chủng loại sản phẩm
- Thế mạnh thương mại của hệ thống phân phối ngày càng gia tăng
- Các kênh truyền thông, quảng cáo ngày càng nhiều và khó kiểm soát
- Sức ép tìm kiếm lợi ích ngắn hạn cho tổ chức
- Chi phí dành cho xúc tiến bán hàng ngày càng tăng
12. Ví dụ doanh nghiệp ta đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường X. Là một giám đốc thương hiệu, bạn nghĩ rằng một chiến lược branding như thế nào thì phù hợp?
VIII. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bản mô tả công việc của một Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager. Mong rằng bạn đã có cho mình sự chuẩn bị nhất định đối với vị trí quan trọng này. Hãy đến với 123job ở những bài viết sau để tìm hiểu thêm về công việc Giám đốc Thương hiệu nhé!
Download bản mô tả công việc Giám đốc Thương hiệu - Brand Manager tại đây
Từ khóa » Giám đốc Thương Hiệu Tiếng Anh Là Gì
-
Giám đốc Thương Hiệu - Brand Manager Là Gì?
-
Chức Danh Giám đốc Trong Công Ty Bằng Tiếng Anh - Phú Ngọc Việt
-
GIÁM ĐỐC THƯƠNG HIỆU Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Giám đốc Thương Hiệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chức Danh Giám đốc Công Ty Dịch Sang Tiếng Anh
-
Chief Brand Officer – Giám đốc Thương Hiệu - Hướng Nghiệp GPO
-
Giải Mã Toàn Tập Về Giám Đốc Thương Hiệu Brand Manager Là Gì
-
Giám đốc Thương Mại Tiếng Anh Là Gì? Yêu Cầu ứng Tuyển Là Gì?
-
Brand Manager Là Gì? Tất Tần Tật Về Brand Manager - HRchannels
-
Giám Đốc Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Các Chức Danh Bằng Tiếng Anh Thông Dụng Trong Công Ty
-
Từ điển Việt Anh "giám đốc Nhãn Hiệu" - Là Gì?
-
CHỨC DANH TRONG CÔNG TY BẰNG TIẾNG ANH