Mô Tả Gãy Xương Trong Hồ Sơ Bệnh án

Mô tả gãy xương là yêu cầu cơ bản khi thực hiện đánh giá trên phim X quang thẳng. Có nhiều cách để tiếp cận việc đánh giá X quang; ở đây chỉ là một cách tiếp cận.

I: Mô tả hình chụp X quang II: Loại gãy xương? III: Gãy xương do đâu? IV: Nó có bị di lệch không? V: Có điều gì khác đang xảy ra không?Các ví dụ I: Mô tả hình chụp X quang

Bạn đang xem hình ảnh chụp X quang loại nào? Kiểm tra bằng cách hỏi ai, cái gì, tại sao, khi nào và ở đâu.

II: Loại gãy xương nào?

Khi mô tả gãy xương, điều đầu tiên phải nói đến là loại gãy xương. Nói chung, có thể chia thành:

hoàn toàn: gãy rời hẳn qua cả xương • theo đường ngang (transverse): rời thẳng ngang qua xương • theo đường xiên (oblique): rời một đường xiên ngang qua xương •theo đường xoắn ốc (spiral): trông giống như một cái vặn nút chai • đường gãy vụn (comminuted): hơn 2 mẩu đối với vụ gãy trên một xương

không hoàn toàn: vỏ xương không bị đứt hoàn toàn • gãy hình cánh cung (bowing): xương dài đã bị uốn cong. • gãy lõm (buckle): vết đứt gãy ở bề mặt lõm • gãy cành tươi (greenstick): vết gãy nằm trên bề mặt lồi

Salter-Harris: gãy xương liên quan đến đĩa tăng trưởng

III: Gãy ở đâu?

Điều tiếp theo cần mô tả là phần nào của xương bị gãy:

• diaphysis: thân xương • metaphysis (hành xương): phần mở rộng tiếp giáp [nối giữa thân xương] với đĩa tăng trưởng • epiphysis (đầu xương): phần cuối của xương tiếp giáp với khớp

Trong một số trường hợp, bạn sẽ sử dụng tên giải phẫu cho một phần của xương, ví dụ: các xương cổ tay có nền, trục, cổ và đầu xương.

IV: Có bị di lệch không?

Khi bạn đã biết vị trí và loại gãy, bạn cần phải mô tả xem nó trông như thế nào. Gãy có di lệch mô tả những gì đã xảy ra với xương trong quá trình gãy xương. Nói chung, khi mô tả gãy xương, cơ thể được giả định ở vị trí giải phẫu và chấn thương sau đó được mô tả theo thuật ngữ di lệch cấu phần đầu xa trong mối tương quan với cấu phần đầu gần. Sự di lệch có thể bao gồm một hoặc nhiều trường hợp sau: • gập góc • di dời • vặn xoắn • ép hoặc nénV: Có điều gì khác đang xảy ra không?

Khớp bị ảnh hưởng?

Điều thực sự quan trọng là xác định xem bề mặt khớp có bao gồm trong vụ gãy xương hay không. Nếu vết gãy kéo dài đến khớp, thì bệnh nhân có thể sẽ cần phải có một phương pháp điều trị khác và nhiều khả năng họ sẽ cần đến một thủ thuật phẫu thuật.

Có một vết gãy nào khác nữa không?

Luôn kết thúc bằng cách kiểm tra các vết gãy ở nơi khác. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem bạn đã chụp chiếu đủ cho bệnh nhân chưa. Nếu họ bị đau ở các khớp trên hoặc dưới chỗ gãy xương, thì cũng nên chụp X-quang khớp đó luôn.

Tổn thương xương bên dưới?

Đánh giá phần xương bên dưới. Là bình thường hay có thể có một bất thường khiến đây là một vụ gãy xương bệnh lý? Sự bất thường của xương bên dưới có thể có bản chất ác tính hoặc lành tính.

Các ví dụ:

Với mọi thứ đã đươc xem xét, đây là một số mô tả về gãy xương:

1. gãy ngang 1/3 giữa dưới xương chày bên phải. Không gập góc đáng kể, nhưng có di lệch về phía trước (80%) và sang bên (10%).

2. gãy xoắn ốc 1/3 đầu xa xương chày trái. Gập góc vẹo trong nhẹ (mild varus angulation), di dời sang bên và gập góc. Vết gãy không lan đến bề mặt khớp.

3. gãy lõm đầu xa xương quay bên trái mà không có di lệch đáng kể.

Nguồn:Ở đây

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » đọc Xq Gãy Xương