Mô Tả Hệ Thống Quản Lý Bán Hàng Trong Doanh Nghiệp

Hệ thống quản lý bán hàng chiếm vai trò khá quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn là thước đo, là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Để hiểu rõ hơn về bộ phận này, mời các bạn cùng tham khảo mô tả hệ thống quản lý bán hàng trong doanh nghiệp dưới đây.

Hệ thống quản lý bán hàng là gì?

Hệ thống quản lý bán hàng còn được biết đến là hàng loạt những công việc được người phụ trách mảng này làm đi làm lại trong một khoảng thời gian dài nhất định. Đó có thể là nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng, hoặc gián tiếp qua email, fax, điện thoại, mạng xã hội (zalo, facebook…),…

Mô tả hệ thống quản lý bán hàng trong doanh nghiệp 1

Hệ thống quản lý bán hàng được ứng dụng chủ yếu bằng phần mềm

Hiện nay, hệ thống quản lý bán hàng chủ yếu được ứng dụng từ những phần mềm quản lý bán hàng. Điều này, giúp doanh nghiệp kiểm soát , quản lý lượng hàng hóa một cách chặt chẽ. Việc quản lý của hệ thống sẽ được thể hiện cụ thể qua các khâu: nhập hàng, quản lý đơn hàng, quản lý kho hàng, quản lý nhân viên, chăm sóc khách hàng,…

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì các phần mềm quản lý trở thành công cụ hữu ích hơn bao giờ hết cho hoạt động quản lý bán hàng.

Mô tả hệ thống quản lý bán hàng trong doanh nghiệp

Hệ thống quản lý bán hàng là một phương thức để chủ doanh nghiệp có thể giám sát được hoạt động bán hàng của nhân viên. Đồng thời, xem xét tính trung thực của nhân viên bán hàng.

Sau khi làm hết những việc liên quan đến đơn hàng và xử lý đơn hàng thì người bán hàng và người phụ trách phải tổng hợp đầy đủ thông tin.Sau đó, gửi lên phòng phụ trách kinh doanh của doanh nghiệp

Những yêu cầu đối với hệ quản lý thông tin bán hàng:

  • Tiếp nhận các đơn đặt hàng, đặt cọc cho tất cả các đơn đó
  • Tiếp nhận và lưu lại các hóa đơn bán hàng
  • Lưu sổ và làm phiếu bảo hành cho đơn hàng
  • Kiểm kê tiền bán hàng, tiền nợ
  • Theo dõi tình trạng hàng hóa trong kho
  • In báo cáo hàng ngày để trình Ban giám đốc.

Hệ thống quản lý bán hàng theo chuỗi

Nếu là một cửa hàng nhỏ thì hoạt động quản lý sẽ không có gì phức tạp mà vô cùng đơn giản. Nhưng nếu là một cửa hàng lớn thì đơn vị sẽ khó mà quản lý được hệ thống bán hàng chuỗi. Dưới đây là các hoạt động quản lý hệ thống bán hàng chuỗi hiệu quả:

  • Quản lý hàng hóa nhập khẩu, điều chuyển

Người quản lý cần đồng bộ tất cả các quy trình giữa các chi nhánh. Bao gồm: số lượng nhập, số lượng xuất ra, hàng tồn kho,… Hoạt động này, sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng quản lý các cửa hàng.

Mô tả hệ thống quản lý bán hàng trong doanh nghiệp 2

Nhà quản lý kiểm tra hàng nhập kho mỗi ngày

  • Xem xét và so sánh hiệu quả hoạt động giữa các chi nhánh

Người quản lý sẽ tổng hợp doanh số bán hàng của cả chuỗi, từ đó nhận định doanh thu hàng ngày. Đồng thời, xem xét những nguyên nhân khiến cho doanh thu của một số cửa hàng bị giảm sút hoặc biến động không ngừng trong một số thời điểm nhất định..

  • Phân quyền cho nhân viên cấp dưới

Những người được phân quyền sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao và thực hiện chúng một cách tốt nhất. Với cách này, ban lãnh đạo có thể dễ dàng quản lý hệ thống thông qua báo cáo của cấp dưới.

Theo khảo sát mới nhất, thì hình thức này hiện được áp dụng khá phổ biến tại các cửa hàng. Theo đó, những cửa hàng trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm cho các công việc do cấp trên giao phó, chỉ đạo.

Mô tả hệ thống quản lý bán hàng trong doanh nghiệp 3

Hệ thống quản lý bán hàng theo chuỗi

Qua bài viết này, hẳn bạn đã hiểu và biết được mô tả hệ thống quản lý bán hàng là như thế nào? Để hoạt động quản lý bán hàng được diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự kết hợp cùng phần mềm quản lý bán hàng. Hai phần mềm này sẽ hỗ trợ qua lại, đảm bảo doanh nghiệp kiểm soát tình hình kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Từ khóa » Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Bán Hàng