Mô Tê Răng Rứa Là Gì?

MÔ TÊ RĂNG RỨA

Là nơi cung cấp nước chè xanh và kẹo cu đơ

  • Trang chủ
  • Bạn bè viết
  • Chuyện của Mô
  • Giải trí
  • Kịch bản phim
  • Lớp 10G
  • Tin nhắn
  • Vấn đề Nóng
  • %name
  • Martin Luther King

    "Điều làm tôi kinh hãi không phải là sự đàn áp của kẻ ác, mà là sự thờ ơ của kẻ thiện"
  • Thực đơn bàn nhậu

    • Ống kính chớp nhanh
    • Ống kính góc rộng cuối tuần
    • Bạn bè viết
    • Chuyện của Mô
    • Chuyện lạ bốn phương
    • Chuyện đạo chuyện đời
    • Dành cho bạn trẻ
    • Dòm ra thế giới
    • Giải trí
    • Kịch bản phim
    • Nước non ngàn dặm
    • Thơ của Mô
    • Truyện cổ Gờ Mô
    • Truyện và Ký của Mô
    • Vấn đề nóng
    • Văn hoá Xã hội
  • %name
  • %name %name
  • Nhiệt độ quán nhậu

    Click for Vinh, Viet Nam Forecast
  • Dân nhậu chí choé

    Nguyễn thị Phương La… trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    ROSE PHAM trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    Hà Bắc trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    Hà Bắc trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    Hà Bắc trong Thêm một nỗi nhớ niềm thư…
    Hà Bắc trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    Hà Bắc trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    Hà Bắc trong Cuộc hội ngộ bất ngờ
    Hà Bắc trong Thêm một nỗi nhớ niềm thư…
    Hà Bắc trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    Hà Bắc trong NGƯỜI YÊU DẤU ƠI
    cua đồng trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    mariagianghien trong Hoàng thảo kim điệp và cái đẹp…
    mariagianghien trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
    Hà Bắc trong DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1…
  • Món nhậu mới nấu

    • DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1975
    • Hoàng thảo kim điệp và cái đẹp hồi sinh giữa sự sinh tử…
    • Nude đen trắng hơi bị đẹp
    • Niềm vui đầu hạ
    • Hoa nhà cu Mô lại nở
  • Mồi dân nhậu ưa

    • Mô tê răng rứa là gì?
  • Người đẹp xóm chòi

    %name
  • Xóm chòi lá

    • Cú Đỉn
    • Cún
    • Chiptran
    • Choitre
    • Cua
    • Cướp biển hth
    • Dân Cổng Chốt
    • Dạ Thảo
    • Giáng Hiền
    • halinh
    • Hà Bắc
    • Hà Nội
    • Hoàng Minh
    • Lam Khê
    • levinhhuy
    • Lưu Giao
    • Nguyễn Thị Tư
    • Nguyễn Trọng Tạo
    • Nguyệt Kim
    • Phay Van
    • Phạm Ngọc Tiến
    • Phạm Thuỳ Vinh
    • Rose Pham
    • Small
    • T.A
    • Thành
    • Thuận Nghĩa
    • Thuận Phong
    • Trà Hâm Lại
    • Trần Phan
    • Vàng trên cát
    • Võ Thị Như Mai
    • Viễn Khánh
    • Vietnamnit
    • Zoe
    • Đông A
    • Đặng Thiên Sơn
  • Đến từ mô rứa bạn?

  • Rứa bạn đến từ mô?

  • Bạn từ mô đến rứa?

    free counters
  • Tay hòm tay chìa khoá

    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • RSS bài viết
    • RSS bình luận
    • WordPress.com
  • Này thì phở ngó

    %name
  • Dành cho người Nghệ xa quê

    • Báo Công an Nghệ An
    • Báo Nghệ An
    • Nghệ An 24h
    • Nhà đất Vinh
    • Tạp chí Văn hoá Nghệ An
    • Trang tin Cửa Lò
    • Trang tin Diễn Châu
    • Trang tin Nam Đàn
    • Trang tin Sở Giáo dục N.A
    • Trang tin tỉnh Nghệ An
    • Trang tin thành phố Vinh
    • Trang tin TX Thái Hoà
    • Trang tin Yên Thành
    • Truyền hình Nghệ An
  • Báo trong nước

    • Bộ Văn hoá TT&Du lịch
    • Bee.net
    • Công an nhân dân
    • Chúng ta
    • Dân tộc và Phát triển
    • Dân trí
    • Dân Việt
    • Kinh tế nông thôn
    • Lao động
    • Nông nghiệp Việt Nam
    • Nông thôn ngày nay
    • nfo.vn
    • Nhân dân
    • Quân đội Nhân dân
    • Sài Gòn tiếp thị
    • Tầm nhìn
    • Thanh niên
    • Tia sáng
    • Tiền Phong
    • Tin tức online – VNN
    • Tuanvietnam
    • Tuổi trẻ
    • Vietnamnet
    • Vitinfo
    • Vnexpress
    • VTV Đài THVN
    • Văn hoá
    • Đại đoàn kết
    • Đất Việt
  • Ai cần lấy ít xài đỡ

    %name
  • Các báo và blog khác

    • Ý kiến bình luận
    • Bauxite Việt Nam
    • Báo blog
    • Bút lông
    • BBC
    • Dân làm báo
    • Hà Sỹ Phu
    • RFA
    • RFI
    • Thông luận
    • VOA
    • Đàn chim Việt
  • Báo và blog nghệ sỹ

    • Báo ảnh Việt Nam
    • Ca sỹ Mỹ Linh
    • Ca sỹ Mỹ Tâm
    • Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng
    • Cải lương
    • Hoạ sỹ Đào Anh Khánh
    • Ngôi sao
    • Nhiếp ảnh gia Thái Phiên
    • Tạp chí nhiếp ảnh
    • Thế giới ca sỹ
    • Thế giới điện ảnh
    • Đẹp online
  • SOS-Chị em hãy cẩn thận

    %name
  • Văn hoá xã hội

    • Ca dao tục ngữ Việt Nam
    • Các loại tiền tệ VN từ trước tới nay
    • Chim Việt cành Nam
    • Hình ảnh VN xưa và nay
    • Ngày này năm xưa
    • Phong tục Việt Nam
    • Việt Nam thư quán
    • Văn học mạng
  • Giải trí

    • Ca nhạc mp3
    • Ca trù
    • Cải lương
    • Dân ca ba miền
    • Hát chèo
    • Hát ru
    • Hát xẩm
    • Lời ru của mẹ
    • Nhạc Online new
    • Nhạc Vàng
    • Phim 24h
    • Phim hoạt hình
    • Quan họ
    • Tiếng thơ
    • Truyền hình trực tuyến VTC
    • Xem phim trực tuyến
    • Đọc truyện đêm khuya
  • Vũ điệu bánh dầy

    %name
  • Nhà bếp luôn tay chế biến mồi

    %name
  • Locations of Site Visitors
  • %name moterangrua1@gmail.com
  • LƯU Ý

    Nếu sử dụng lại tin, bài, ảnh trong trang này; các bạn chịu khó dẫn nguồn nha!
  • Addmin

    NGUYỄN NGỌC ĐỨC
« Giá cả tăng lên-Niềm tin tụt xuống Xem hình đoán tính cách »

Mô tê răng rứa là gì?

Posted by CU MÔ trên 18.02.2011

Dân miền Trung hay nói “mô, tê, răng, rứa” khiến nhiều người (nhất là phía Bắc và Nam bộ) không hiểu gì. Nhiều người bạn cũng thường hỏi Mô giải nghĩa về điều này. Để “rộng đường dư luận”, hôm nay Mô xin giải thích để bà con gần xa tỏ tường nhé: 1) Mô: Có nghĩa là ở đâu? VD người 1 nói rằng “Con bé nớ đẹp chưa tề” (Con bé ấy đẹp chưa kìa). Người 2 hỏi lại: “ở mô?” (ở đâu?) 2) Tê: Có nghĩa là ở kia. VD sau khi người 2 hỏi “ở mô”, người 1 chỉ tay về phía cô bé và trả lời: ” ở tê” (ở kia) hoặc “ở tê tề” (ở kia kìa). 3)Răng: Câu nghi vấn, có nghĩa là cái gì? VD người 1 nói điều gì đó người 2 không nghe rõ, liền hỏi lại: “mi nói răng?” (mày nói cái gì?) 4)Rứa: Có nghĩa là thế à, đúng vậy theo nghĩa khẳng định, hoặc là câu hỏi nghi vấn. VD người 1 nói về điều gì đó, người hai liền gật đầu và đáp “Rứa à?” (thế à?), người 1 cũng đáp lại “Rứa đo” (thế đấy!). Hoặc người 1 gặp người 2 đang đi trên đường liền hỏi “mi đi mô rứa?” (mày đi đâu thế?)… Nói chung từ “mô, tê, răng, rứa” là từ địa phương miền Trung rất đa nghĩa và tuỳ vào từng ngữ cảnh để hiểu.

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

This entry was posted on 18.02.2011 lúc 11:46 Sáng and is filed under Chuyện lạ bốn phương. Thẻ: mô, moterangrua, rứa, răng, tê. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, hoặc trackback from your own site.

75 bình luận to “Mô tê răng rứa là gì?”

  1. ha linh said

    18.02.2011 lúc 12:10 Chiều

    TEM cấy đạ chơ!

    Trả lời
    • Trà Hâm Lại said

      18.02.2011 lúc 1:10 Chiều

      Tem nớ không ngon !

      Trả lời
  2. ha linh said

    18.02.2011 lúc 12:12 Chiều

    “Con bé nớ đẹp chưa tề”- quê choa nỏ nói rứa mô, quê choa nói ri nì:” con nớ đẹp hầy”, con bé là từ bắc rồi Mô nờ. Con nớ ngài mô mà đẹp rứa bây hầy? đại loại rứa…

    Trả lời
    • Trà Hâm Lại said

      18.02.2011 lúc 1:11 Chiều

      Hihihi, con nớ hay ả nớ ????

      Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 3:50 Chiều

        “Con nớ” mới đúng. Từ “con” ở đây để chỉ người con gái đó ngang hàng hoặc nhỏ hơn mình. Còn “ả” (tức là cô, là chị) chỉ người phụ nữ nhiều tuổi hơn mình đó anh Trà.

        Trả lời
    • moterangrua said

      18.02.2011 lúc 3:48 Chiều

      Công nhận Mô bị lai căng rùi 😀 đúng ra là phải nói “kì con nớ sọi chưa tề…” hoặc như Linh nói đó.

      Trả lời
      • ha linh said

        18.02.2011 lúc 11:36 Chiều

        Là cú ni tui hơn điểm Mô chi? Dạo ni tui thua Mô liểng xiểng!

        Trả lời
      • moterangrua said

        19.02.2011 lúc 5:20 Chiều

        Ừa, cú ni Mô nhường cho Linh thắng!

        Trả lời
  3. Trà Hâm Lại said

    18.02.2011 lúc 1:10 Chiều

    TEMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMMM !

    Trả lời
    • Trà Hâm Lại said

      18.02.2011 lúc 1:10 Chiều

      TEMMMMMMMMMMMMMMMMMMMM ! như rứa mới ngon !

      Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 3:51 Chiều

        như rứa mới ngon hơn Linh 😀

        Trả lời
  4. Trà Hâm Lại said

    18.02.2011 lúc 1:26 Chiều

    Khách Nhật Bản : Ga ni ga mô cô ? HL phiên dịch : ga này ga nào cô ? @Mô : Dạ, ga Huế Khách Nhật Bản :Mi đi ga chi ? HL phiên dịch : mày đi ga nào ? @Mô : tao đi ga này Khách Nhật Bản : ga ni ga chi? HL phiên dịch : ga này ga nào? @Mô : Dạ, ga Vinh Khách Nhật Bản :Ga chi như ri? HL phiên dịch : ga đâu như thế này Khách Nhật Bản :Ga như ri mi lo ra đi HL phiên dịch : ga này mà lo đi đi …

    nỏ là nó, mần là làm, nác là nước, Cấy máy bey quènh ba quènh, phụt khói ra đằng khu. Phóng tên lả vô nhà máy nác: cái máy bay “quènh ba quènh”(kô hỉu).phun khói ra đằng sau. phóng tên lửa vô nhà máy nước.(khu:đít) …

    Trả lời
    • Trần Phan said

      18.02.2011 lúc 3:51 Chiều

      Khà khà, nay em mới biết xuất xứ của tiếng Nhựt 😀

      Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 3:53 Chiều

        Nô phải mô Trần ơi! Đó là do cái tay người Nhựt ni lấy vợ người quê choa nên được con mệ nớ “giáo dục” nói tiếng Nghệ sènh điệu như rứa đo!

        Trả lời
      • cú đỉn said

        18.02.2011 lúc 8:06 Chiều

        Hồi Hn mới sang nhật, cũng bị sốc đấy , bởi khung ngờ tiếng Nhật có xuất xứ từ Hà tĩnh. Khi vô dự một lễ hội, có ông già vỗ vai HN hỏi : con ni mi tên chi…dạ Linh .ổng hỏi tiếp, Răng mi qua bên ni… HN đều hiểu và trả lời đúng cả, ổng thất kinh ..

        Trả lời
      • ha linh said

        18.02.2011 lúc 11:38 Chiều

        Anh Cú công nhận nhớ giỏi! Anh Cú giỏi tiếng Nghệ lăm đó Mô!

        Trả lời
    • Trần Phan said

      18.02.2011 lúc 3:53 Chiều

      Nghe nói là từ thế kỷ 12, 13 gì đó. Một số người ù ù giáo người Việt sang Nhựt truyền bá đạo ù ù rồi di nhập luôn thì phải 😀

      Trả lời
  5. Trà Hâm Lại said

    18.02.2011 lúc 1:26 Chiều

    Nhân tiện xin đưa một vài ví dụ về sự phong phú của tiếng Nghệ mình.(đố mọi người dịch nha ^^ ) – Cấy máy bey quènh ba quènh, phụt khói ra đằng khu. Phóng tên lả vô nhà máy nác! – Ló khén rành nhén bà hịnh, đem quạt được rồi.Sang van cha mi đang uống nác mới bên hàng xóm khi mô về thì mượn cấy đòn luôn. – Cấy lộ ni meo nhiều, cẩn thận không bổ trằn ngả (Mẩu chuyện vui) + Một bác đang vót đụa có một ngài hỏi ? Bác vót đụa mần chi rứa Vót đụa ăn cấy Đang lâu mới cấy răng bác vót sớm rứa Thì vót đụa ăn cấy chớ nác thì có môi rồi Qua cầu xe cộ đi chậm lại? Một anh chàng lái xe người Hà Tĩnh, ra Gia Lâm nhận xe mới. Khi về, qua cầu Long Biên, khoái quá nên anh ta vẫn phóng ào ào. Công an thổi còi chặn lại: – Anh không thấy cái biển hai đầu cầu sao? Anh chàng hớn hở: – Chộ chơ răng khung chộ hè! (Thấy chớ sao không thấy!) – Anh có biết trên đó viết gì không? Chàng ta trố mắt ngạc nhiên: – Trời ơi! Đi mần công an mà khung biết trự à? Tội hè! Trên nớ viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có từng đó mà cụng khung đọc được! (Trời ơi! Đi làm công an mà không biết chữ à? Tội quá! Trên đó viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có chừng đó mà cũng không đọc được!) – Thế tại sao anh vẫn phóng ào ào? – Đó là nói xe cộ. Xe tui xe mới mà! (Anh lái xe hiểu theo kiểu Hà Tĩnh: cộ là cũ) – ?!?!? Cạ cọ đuội, cạ cọ cuộng? Lại chuyện ở một làng nọ thuộc huyện Nghi Xuân. Một nhà nọ bị mất trộm cá, nghi hàng xóm bắt trộm nên kiện quan. Quan mời cả lên hỏi ri: – Nhà mụ mất cái gì? – Nhạ em mất cạ! – Sao mụ biết hàng xóm lấy? – Dạ, chính mộm nọ nọi hôm nay nhạ nọ ăn cơm cạnh bụng vợi cạ! Quan hỏi chị tê: – Nhà mụ bữa nay ăn cơm với cái gì? – Bựa ni nhạ em ăn cơm vợi cạ! Quan tuyên đánh 15 roi vì tội ăn trộm của hàng xóm. Chị ta không chịu, một mực thảm thiết kêu oan. Quan giật mình, hỏi lại: – Cạ của mụ mất có hình dáng ra sao? – Bẩm quan, cạ nhạ em cọ đuội! Chị tê cười rú lên: – Bựa ni nhạ em ăn cơm vợi cạ, mạ lạ cạ cọ cuộng! Quan xuộng nhạ em, em cho quan cọi vượn cạ nhạ em! Quan tuyên chị ta trắng án rồi bãi toà. iếng miền trung miền lợ nhiều chổ lắm…hehe… thêm một chuyện nữa: Một ông khách người anh đến Huế du lịch. Ông ta dừng chân nghĩ trưa ăn bún ở một quán ăn nhỏ. Bổng dưng có con heo ở đâu chạy ra..chạy qua hàng bún. Bà chủ quán thấy vậy kêu lên hỏi cậu con trai ” Heo ai rứa Du”( con trai bà chủ quán tên Du)..Ông khách người Anh nghe vậy liền nghĩ ” chắc bà ấy hỏi mình “how are you?”.. Ông ta liền trả lời ” I’m fine thank you, and you”. Hay như câu thơ sâu nặng đầy tư tình : Răng chưa sang nhởi bên choa? Bà o đạ nhốt con ga trong truồng Thi thoảng ra ngoài đàng nghe tiếng Nghệ sướng cả rọot.

    Trả lời
    • ha linh said

      18.02.2011 lúc 3:00 Chiều

      Nghe sướng cả rọt thật chơ.

      Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 3:56 Chiều

        Đúng là sướng cả rọt cả gan hầy! Phải công nhận anh Trà xa quê đã lâu mà vẫn nhớ được tiếng Nghệ như là người…Nghệ 😀

        Trả lời
    • ha linh said

      18.02.2011 lúc 3:28 Chiều

      Xin phép anh Trà và Mô bê cái còm ni về nhà tui! Ưa nhớ quê quá đi!

      Trả lời
    • cú đỉn said

      18.02.2011 lúc 8:00 Chiều

      Ngày xưa miềng sống với mấy trăm thiếu nữ Hương Khê, Hương sơn.Bọn chúng nác đa trắng, đứa mô cũng xđ.Miềng hay nghe bọn chúng kể chuyện, có thấp thoáng sông Ngàn sâu, Ngàn phố, chuyện nuôi hươu lấy nhung..không biết bây chừ tục đó còn khung ?.Thật là xấu hổ phải thú thật là miềng không dịch nổi câu chuyện ..ló khén rành nhén bà hịnh..nhưng cứ mạnh dạn thông dịch thế ni :Lúa khô rồi bà vun lại, đem quạt được rồi, sang bảo cha mày đang uống nước bên hàng xóm, khi nào về thì mượn cái đòn gánh luôn thể.

      Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 9:56 Chiều

        Chào Tráng sỹ Cú, đường xa dặm ngái đến nhà Mô chơi, mời vô nhà ăn cấy kẹo Cu đơ, uống ménh nác chè xenh cho mát rọt. Con gấy Hương Khê, Hương Sơn…mà nói chung là gấy Hà Tịnh thì O mô cũng sọi cả, điển hình là O Linh nhà ta. Tráng sỹ dịch như rứa là khá chuẩn rồi đó.

        Trả lời
      • ha linh said

        18.02.2011 lúc 11:40 Chiều

        Tráng sỹ Cú siêu sao tiếng Nghệ đó Mô thấy chưa? nỏ phải ngài Nghệ mà hiểu và nói rứa mới thật là siêu!

        Trả lời
      • moterangrua said

        19.02.2011 lúc 1:29 Chiều

        Tráng sỹ Cú mà lấy gấy Nghệ thì còn siêu hơn!

        Trả lời
    • levinhhuy said

      18.02.2011 lúc 8:59 Chiều

      Entry của bác Mô là giáo trình sơ cấp, nhằm giải thích… cái nick của bác là chính, còm ni của bác Trà lại là giáo trình nâng cao, một xướng một họa, đọc nghe sướng củ tỉ!

      Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 9:59 Chiều

        Thì dân nhà choa ra rứa đo, ngài ni xướng thì ngài tê hoạ, như ngày xưa bên nam bên nự hò đối đáp ra ri nầy: Hò ơ hò…cây tre cao không bao giờ cụt ngọn, chứ thời buổi chừ kén chọn mần chi, anh ơi lấy quách em đi, mai mốt em đẻ lấy con cho anh bồng…

        Trả lời
  6. Nguyễn thị Phương lan said

    18.02.2011 lúc 2:04 Chiều

    (sưu tầm) Tau ở nhà tau tau nhớ mi Nhớ mi nên phải bước chân đi Không đi mi nhủ”răng không đến?” Đến mi lại nhủ “đến mấn chi”? Mần chi tau đến mần chi được? Mần được thì tau đã mần chi

    Tau ở bên ni tau nhớ mi Nhớ mi bên nớ nhớ lạ ri Ngái ngôi chi mô mà nỏ chộ Răng rứa?Tủi tau trách mần chi.

    Tau ở lộ mô nỏ nhớ mi Mà chừ ngái quá biết mần chi Bọ chui vô net tìm mi đó Sáp mặt đây rồi vui cách chi.

    Bọ chui vô net tìm khi mô? Có gửi tau cá gộ kho khô? Mà dừ trốc cúi còn hay dức Chộ mi nhớ rưa,học hết vô?

    Mi chộ thăng mô học hết vô? Hấn ngài cao thấp ,ở chổ mô? Nhơ tau ,ba lap ! đừng nói trạng Biết tỏng mi rồi ô hô hô…

    Bà trợn bà trạo! mi nói răng Ngái ngôi cách nớ biết mần răng Nỏ chi cũng nói tau ba láp Ngoài đàng ngài cười: 2 cái răng

    Quê choa rứa đó vui ả hầy Choa cư bốp chát kệ cha bây Ả em ngái ngôi chừ xáp mặt Bên nớ ,bên ni họp sum vầy

    Cha tổ mi hè vui quá ta Tau mần thơ mãi mà không ra Đọc thơ mi post cười bể bụng Thôi choa về choa tắm ao choa

    Ao choa tắm mặc kệ choa Bây lang thang mãi tìm không ra Bây ăn bơ sứa răng nhớ được Cơm chan rau muống có cả cà

    Cà thì có cuộng cá có đuôi thân thương dọng nghệ lắm ai ơi Đi mô cũng nhớ về đất nghệ Mắt chớp rưng rưng ,miệng mỉn cười

    Trả lời
    • ha linh said

      18.02.2011 lúc 2:58 Chiều

      hay, hay!

      Trả lời
    • levinhhuy said

      18.02.2011 lúc 9:02 Chiều

      Xin phép chị Phương Lan, theo em nhớ thì 6 câu đầu như ri: Tau ở nhà tau, tau nhớ mi Nhớ mi, tau mới bước chân đi Không đi mi nhủ: Răng không đến? Đến thì mi hỏi: Đến mần chi? Mần chi, tau đã mần chi đặng? Mần đặng tau mần đã chán khi!

      Trả lời
      • Nguyễn thị Phương lan said

        18.02.2011 lúc 9:30 Chiều

        levinhhuy ơi , câu ni nghe hấn táo bạo quá nà 😀

        Trả lời
  7. moterangrua said

    18.02.2011 lúc 3:45 Chiều

    Hay răng mà hay rứa! Mà bác mần bài thơ ni khi mô rứa hề? Răng mà bựa mô tới dừ em nỏ biết?

    Trả lời
    • Nguyễn thị Phương lan said

      18.02.2011 lúc 5:07 Chiều

      THƠ SƯU TẦM ĐÓ CHƠ

      Trả lời
  8. Trần Phan said

    18.02.2011 lúc 3:50 Chiều

    Bác xung phong làm cuốn tự điển cho anh em tiện tra từ đi bác 😀

    Trả lời
    • moterangrua said

      18.02.2011 lúc 3:58 Chiều

      Ua chời là chời! Trần giao nhiệm vụ nặng nề quá. Chi bằng nói O Linh làm cuốn từ điển sống, khi cần cứ lôi O nớ ra mà tra 😀

      Trả lời
      • cuadong2010 said

        18.02.2011 lúc 10:13 Chiều

        Tra thế nào hở bác?

        Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 10:27 Chiều

        Muốn tra thì phải “mở” ra như đọc sách ý. Đúng là Cua, chuyện “tế nhị” rứa mà cứ hỏi choang choang giữa ba quân thiên hạ 😀

        Trả lời
      • ha linh said

        18.02.2011 lúc 11:41 Chiều

        Chời ơi, dạo ni là ” vùi dập” tui nỏ thương tiếc nha Mô! được rùi bựa nô về là trụng nác sôi!

        Trả lời
      • moterangrua said

        19.02.2011 lúc 1:28 Chiều

        Chời ơi! Rứa Linh là Tấm, còn Mô là Cám à? Ngài mô mà có ngài ác tàn ác dại rứa! 😀

        Trả lời
  9. moterangrua said

    18.02.2011 lúc 4:00 Chiều

    Nhân đây Mô xin mọi người đối vế đối do Mô sáng tác:

    NGƯỜI NGHỆ ĂN CƠM NGHỆ UỐNG NÁC NGHỆ HÍT KHÍ NGHỆ MẶT VÀNG NHƯ NGHỆ

    Bác nào đối chỉnh Mô xin hậu tạ một chầu từ A đến Z 😀

    Trả lời
    • Nguyễn thị Phương lan said

      18.02.2011 lúc 5:06 Chiều

      DÂN NGHỆ AN ĂN CƠM NGHỆ AN UỐNG NÁC NGHỆ AN HÍT KHÍ NGHỆ AN NÊN DẠ BẤT AN :d

      Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 10:04 Chiều

        Đối như bác thì cỡ Hoàng Đăng, Uyển Nhi, Đức Mạnh, Linh Giang cũng đối được 😀

        Trả lời
      • Nguyễn thị Phương lan said

        18.02.2011 lúc 10:25 Chiều

        Thì linh Giang bày cho ngoại mà lị 😀

        Trả lời
    • levinhhuy said

      18.02.2011 lúc 8:55 Chiều

      NGƯỜI NGHỆ ĂN CƠM NGHỆ UỐNG NÁC NGHỆ HÍT KHÍ NGHỆ MẶT VÀNG NHƯ NGHỆ DÂN CHÀM QUẢY GÙI CHÀM VÀO RỪNG CHÀM LẤY CỦI CHÀM DA SẠM NHƯ CHÀM (P/s: lúc đầu em định đối là – Dân Chàm lũi rừng chàm lấy củi chàm ẻ gốc chàm đít sạm như chạm – nhưng sợ… bị đòn, phải sửa lại, he he!)

      Trả lời
      • moterangrua said

        18.02.2011 lúc 10:09 Chiều

        Hay hay, đọc lên nghe rất hay và chỉnh, nhưng nhìn kỹ thì levinhhuy bị nhầm lẫn giữa CH và TR. Người Chàm da sạm như chàm thì đúng rồi, nhưng gùi chàm, củi chàm thì không đúng, mà phải gọi là gùi tràm, củi tràm. Như rứa levinhhuy mới đối được 50%, nên chỉ được chiêu đãi từ A đến L, chứ chưa được từ A đến Z 😀

        Trả lời
      • Đồ Trọc said

        19.02.2011 lúc 1:48 Chiều

        May quá, may quá ! Mình sắp ra Vinh, đối phát để kiếm tý : NGƯỜI NGHỆ ĂN CƠM NGHỆ UỐNG NÁC NGHỆ MẶT VÀNG NHƯ NGHỆ CHÚ MÔ BỤP CHÁO MÔ NẾM TƯƠNG MÔ BỤNG TRỒI HƠN MÔ. Heheheeeee……

        Trả lời
      • levinhhuy said

        19.02.2011 lúc 2:24 Chiều

        “levinhhuy mới đối được 50%”, hi hi, được thưởng là em sướng rơn rồi, nhưng bác cho em xin cái khúc 50%… từ Z trở lên L cũng đặng ạ, cho nó máu!

        Trả lời
      • trà hâm lại said

        19.02.2011 lúc 2:50 Chiều

        Đúng chớ @Mô ? gùi chàm, củi chàm vẫn đúng vì mình hiểu ” chàm ” là tính từ chỉ màu – màu CHÀM !

        Trả lời
      • trà hâm lại said

        19.02.2011 lúc 2:51 Chiều

        (tiếp) Còn ý của @Mô hiểu là gùi bằng cây TRÀM, củi cũng bằng cây TRÀM nên cho là không chuẩn.

        Trả lời
      • moterangrua said

        19.02.2011 lúc 5:22 Chiều

        Anh Trà giải thích nghe có vẻ có lý đấy nhẩy, đúng chàm là xanh thiệt. Hay!

        Trả lời
      • moterangrua said

        19.02.2011 lúc 5:23 Chiều

        levinhhuy tham vừa thôi, từ A đến L là được rùi, chứ đòi từ Z đến L thì còn chi phần Mô nữa! 😀

        Trả lời
  10. Hà Bắc said

    18.02.2011 lúc 4:15 Chiều

    Ôi chời! em dân nghệ chính gốc mà cũng thấy buồn cười, mọi người mở một lớp huấn luyện về từ ngữ địa phương của miền trung. Đề nghị anh Mô cho treo bài ni lâu lâu, sau đó mở cuộc thi xem ai có nhiều chuyện và nhiều từ địa phương nhất để còn treo giải thưởng đầu năm nhé.

    Trả lời
    • moterangrua said

      18.02.2011 lúc 10:11 Chiều

      Nếu mở trường huấn luyện thì cử ai làm hiệu trưởng đây hè? 😀

      Trả lời
  11. Nguyễn thị Phương lan said

    18.02.2011 lúc 10:27 Chiều

    Con trâu thì gọi là tru Con giun thì gọi là trùn đó nha Con gà thì gọi con ga Còn con cá quả gọi ra cá tràu Con sâu lại gọi là trâu Con cu cu là chú bồ câu đó người Con ròi là chính con ruồi Con troi là cách gọi con giòi đó nghe Con bê thì gọi là me Còn mọi là muỗi mong người nghe đừng cười Cười là dễ bị ăn chửi lắm người ơi Trôốc cha mi khái cạp là đầu ba mày hổ tha Mả cha là cái mộ của ba Mả thằng cha mi xéo là thằng bố mày cút đi Nghe tiếng nghệ phải “tư duy” Nếu muốn yêu người Nghệ có khi phải chuyên cần Học thêm cả từ, ngữ, âm vần Nói đúng ngữ điệu, đúng cách phát âm thì càng tài Con người thì gọi con ngài Cơn – cây, nước – nác, sân – cươi, đường – đàng Chủi – chổi, đọi – bát, mươn – bàn Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe Khuỷu chân thì gọi lắc lè Còn từ ni nựa nói nghe cụng rầy Mà có nói thì người ta mới hay Hun là hôn đó, thuộc bài ngay không nào? Nếu yêu người của mảnh đất gió lào Thì nên chịu khó học từ vào mà “cưa” Nhưng học ri mà vẫn chưa ăn thua Thì từ ngài Nghệ còn lưa rất nhiều

    ( Sưu tầm )

    Trả lời
    • moterangrua said

      18.02.2011 lúc 10:29 Chiều

      He 😀 He 😀 He 😀

      Trả lời
    • Dân cổng chốt said

      28.04.2011 lúc 10:15 Sáng

      Hay! Cũng có đôi dòng phải sửa cho nó trơn hơn,nhưng tui “không có thời gian”(He he… đúng ra là tui không đủ tài,nói ra rứa để…mần láo với bà con chút đạ). Theo tui câu đầu nên ra ri: Con Trâu thì gọi là tru Quả bầu thì nói Trấy Bù đó nha…(rồi tiếp nữa)

      Trả lời
      • said

        28.04.2011 lúc 11:09 Sáng

        Hi hi…càng nghe càng thấy tiếng Nghệ quê choa răng mà đa dạng rứa hầy 😀

        Trả lời
        • Dân cổng chốt said

          28.04.2011 lúc 11:32 Sáng

          Bài viết kiểu ra ri tui rành thích đo anh Mô nợ.Thì ra nhiều bài của anh tui chưa đọc.Lâu lâu,có người khới ra,mơi biết để mà vô đọc lần đầu.Đọc những cấy còm của bài ni,mình dân Nghệ chính gộc mà cũng…chết cười.Sướng!

          Trả lời
          • said

            28.04.2011 lúc 11:46 Sáng

            Dạ, đồng hương vô chỗ “Thực đơn bàn nhậu”, ở đó có đầy đủ các bài viết của Mô và của bạn bè từ khi lập blog đền chừ đó anh nờ!

  12. Phay Van said

    19.02.2011 lúc 12:29 Chiều

    Sáng giờ em học được nhiều tiếng Nghệ quá. Mà… học xong quên mất rồi 😀

    Trả lời
    • moterangrua said

      19.02.2011 lúc 1:27 Chiều

      Rứa thì mần du Nghệ thì học được ngay tiếng Nghệ thôi mà 😀

      Trả lời
    • trà hâm lại said

      19.02.2011 lúc 2:55 Chiều

      Hihihi, Tiếng Việt với giọng Nghệ chớ @Phay Van ! Tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Nùng,tiếng ANh, tiếng Pháp,…. Còn giọng Nghệ, giọng Quảng Nam, giọng miền Tây,… Ví dụ miền Bắc giọng sau : con cá dzô, miền trung ( nói chung ) là con cá rô, còn miền tây ( nam bộ ) là con cá gô để trong gổ ( rổ ) nó nhảy gồ gồ ( rồ rồ )……………

      Trả lời
      • moterangrua said

        19.02.2011 lúc 5:25 Chiều

        Anh Trà ơi, đề nghị anh cười kiểu khác thôi, chớ anh hihihi rứa, O Linh O nớ lại trách là…cười bậy! 😀

        Trả lời
  13. Đặng Thiên Sơn said

    21.02.2011 lúc 3:59 Chiều

    “Tiếng Nghệ” của Nguyễn Bùi Vợi

    Nguyễn Quang Tuyên

    Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ “Tiếng Nghệ” của Nguyễn Bùi Vợi tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ.

    Tiếng Nghệ

    Cái gầu thì bảo cái đài Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi Chộ tức là thấy mình ơi Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em Thích chi thì bảo là sèm Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào Cá quả lại gọi cá tràu Vo troốc là bảo gội đầu đấy em… Nghe em giọng Bắc êm êm Bà con hàng xóm đến xem chật nhà Răng chưa sang nhởi nhà choa Bà o đã nhốt con ga trong truồng Em cười bối rối mà thương Thương em một lại trăm đường thương quê Gió Lào thổi rạc bờ tre Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn Chắt từ đã sỏi đất cằn Nên yêu thương mới sâu đằm đó em

    Trữ tình mà như tự sự. Chuyện một chàng trai xứ Nghệ lập nghiệp ở xứ Bắc và xe duyên, kết tóc với một cô gái ở đàng ngoài. Lần đầu anh đưa vợ về thăm quê và ra mắt bà con, họ hàng. Anh muốn cho vợ khỏi bỡ ngỡ và hòa nhập được nhanh với gia đình, theo anh, trước hết phải hiểu được tiếng địa phương nơi quê anh. Thế là anh cấp tốc trang bị cho vợ một loạt từ địa phương. Anh chỉ chọn những từ mà anh dự đoán là sẽ gặp trong trò chuyện, trong sinh hoạt. Như một đoạn văn từ điển, anh đọc cho vợ nghe, chẳng khác gì học ngoại ngữ.

    Kể ra anh ta đón đầu cũng khá. Vừa để vợ hiểu được người ta nói gì, vừa chủ động nói với người khác: “Thích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào”. Các tiếng anh trang bị cũng đủ các loại âm: âm ai (đài), ươi (cươi), ô (chộ), ung (trụng), em (sèm), oi (đọi), au (tràu), đến cả âm oôc (troốc) cũng có.

    Thế nhưng khi gặp một tình huống bất ngờ:

    Răng chưa sang nhởi nhà choa Bà o đã nhốt con ga trong truồng

    thì vợ anh đành “bối rối”. Bối rối là phải. Bởi lúc anh bày thì bày từng tiếng một như kiểu tập đặt câu, mỗi câu một tiếng lạ. Nhưng ở đây lại nghe hai câu liên tiếp, mỗi câu có đến những ba tiếng lạ. Chẳng khác gì nghe tiếng nước ngoài. Hơn nữa, sáu tiếng này lại âm khác, không trùng với một âm nào mà anh đã trang bị: Ang (răng), ơi (nhởi), o (bà o), a (ga), uông (truồng).

    Có thể dụng ý hay từ vô thức xuất thần, nhưng cứ qua câu chữ mà phân tích thì thật là lý thú. Tình huống vừa xảy ra chắc ai cũng cười, ngay vợ anh cũng “cười bối rối”. Từ “bối rối” được đặt cạnh từ “cười” tạo thành cụm từ “cười bối rối” là một sáng tạo. “Bối rối” là lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào. Nhưng ở đây, nó không hàm nghĩa mất bình tĩnh nữa và cười là một cách xử trí vừa thông minh, vừa phúc hậu, dễ thương.

    Em cười bối rối mà thương Thương em một lại trăm đường thương quê

    Thấy em bối rối mà anh thêm thương. Nhưng thương em thì một mà thương quê lại trăm nghìn lần. Mạch thơ tự sự bỗng chuyển sang trữ tình sâu lắng. Đang vui, đang cười bỗng chảy nước mắt. Đang nói về thương em, bỗng chuyển sang thương quê. Thương em vì em bối rối khi nghe người quê anh nói mà không hiểu. Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão… Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: “Đã thẳng, thẳng như ruột ngựa/Đã nói là nói oang oang/Ông trời nói sai cũng cãi/ Như rứa là dân xứ Nghệ”.

    Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa. Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: “Thổi rạc” và “Nghe nhọc”. Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm. Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác…

    Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:

    Chắt từ đã sỏi đất cằn Nên yêu thương mới sâu đằm đó em

    Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.

    Văn Nghệ

    Trả lời
  14. said

    21.02.2011 lúc 5:09 Chiều

    Cảm ơn ĐẶng Thiên Sơn đã post một bài viết rất hay về người Nghệ. Anh Mô cũng đã ghé sang “nhà” Sơn. Hoá ra là đồng hương Nghệ với nhau hầy!

    Trả lời
    • Đặng Thiên Sơn said

      22.02.2011 lúc 3:00 Chiều

      Cảm ơn anh Mô đã ghé nhà em! Nghe mấy người bàn về Tiếng Nghệ hay nên em cung tham gia cho vui. hihihi

      Trả lời
      • said

        22.02.2011 lúc 6:02 Chiều

        Sơn cứ qua đây trò chuyện cho vui, thăm “nhà” của mấy bạn Mô nữa. Mọi người đều vui vẻ, thân ái với nhau lắm! Bàn nhiều chuyện chứ không riêng chi tiếng Nghệ mô Sơn à!

        Trả lời
  15. Đinh Thanh Hải said

    28.04.2011 lúc 9:05 Sáng

    O nớ có cặp bụ to đại chang, sương treng nác nặng cạy cạy, đi vô tới hiên bị trợt cẳng bổ cái rầm … O bò dậy chộ cẳng bị trầy trục cúi

    Trả lời
    • said

      28.04.2011 lúc 11:08 Sáng

      Khì khì…công nhận Đinh Thanh Hải quá siêu! Mô là dân Nghệ gốc mà có những từ chừ nghe mới toanh toành toành. Câu ni thì Mô chịu: “cặp bụ to đại chang, sương treng nác nặng cạy cạy…” đề nghị Đinh Thanh Hải giải thích dùm 😀

      Trả lời
  16. Dân cổng chốt said

    28.04.2011 lúc 10:56 Chiều

    Tui có ý kiến về giải thích của anh Mô về “mô-tê-răng-rứa”ri nị: *Ba trự”mô,tê,răng”:anh Mô nói đúng rồi. *Trự “rứa” thì không phải giải thích rứa.Bản thân hắn chỉ mang nghĩa “vậy” hay là”thế” . -Khi kết hợp với các từ “Cũng” “như”,”đó” thì mang nghĩa xác định,khẳng định.Ví dụ:”củng rứa”-cũng vậy,cũng thế. “như rứa”- như vậy, như thế.”Rứa đó”-vậy đấy,thế đấy. -Khi kết hợp với các từ,ngữ như “phải không” “a” “à” “hả” và có thêm dấu chấm hỏi(?) thì thành nghi vấn.Ví dụ:Rứa phải không? Rứa a? Rứa à? Rứa hả?(có nơi nói là “rứa hở?”)-Vậy phải không?,thế phải không?,thế a?,vậy a?Thế à?,Vậy à?Thế hả?Vậy hả?…

    Trả lời
    • said

      28.04.2011 lúc 11:14 Chiều

      Anh Dân cổng chốt giải thích rất hay. Kho “từ điển” tiếng Nghệ lại bổ sung thêm được mấy trự nựa 😀 Nhưng mà cái từ “rứa” tuỳ theo ngữ cảnh sẽ trở thành câu hỏi nghi vấn. Ví dụ khi chưa hiểu về vấn đề gì đó, người ta có thể hỏi lại: Chi rứa? (Gì thế?) hoặc Cấy chi rứa? (Cái gì thế?)

      Trả lời
  17. Dân cổng chốt said

    28.04.2011 lúc 11:01 Chiều

    Nói tóm lại “mô-tê-răng -rứa” là gì? Là;”đâu-kia-sao vậy” hoặc”đâu -kia-sao-thế”

    Trả lời
    • said

      28.04.2011 lúc 11:15 Chiều

      Chính xác 😀

      Trả lời
  18. xuanlee said

    03.07.2011 lúc 10:52 Chiều

    Tui là người mới biết moterangrua nên đọc lại thấy đối đáp của mấy anh chị thật là vui ! Nhớ lại ngày xưa có chị kia người “hà lội” mới về làm dâu xứ nghệ,hôm nọ đi ăn giỗ về bị ngã gãy răng, gặp mẹ chồng chị lên tiếng: Mẹ ạ con đang đi trên đường thì trượt chân rớt xuống ruộng gãy mất mấy cái SAO !!! khiếp_không biết chị tra từ điển ở đâu nữa…

    Trả lời
    • said

      04.07.2011 lúc 11:42 Sáng

      hi hi, thật khôi hài! Cũng giống như chuyện ngồi bị tê chân liền kêu bị “kia’ chân quá!

      Trả lời

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

« Giá cả tăng lên-Niềm tin tụt xuống Xem hình đoán tính cách » Blog tại WordPress.com. Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • MÔ TÊ RĂNG RỨA
    • Đã có 25 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • MÔ TÊ RĂNG RỨA
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
Đang tải Bình luận... Viết bình luận ... Thư điện tử (Bắt buộc) Tên (Bắt buộc) Trang web %d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Hay Rứa Là Gì