Mổ Tim Bẩm Sinh Bao Nhiêu Tiền? Khi Nào Thì Cần Phải Mổ?
Có thể bạn quan tâm
Mổ tim bẩm sinh là một trong những phương pháp được thực hiện để điều trị các dị tật tim mà trẻ mắc phải từ khi còn trong bào thai. Dị tật tim là một tình trạng rất phức tạp, tuy nhiên, với nền y học phát triển như hiện nay thì điều đó không còn đáng lo ngại. Thay vào đó, vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là chi phí mổ tim bao nhiêu tiền?
Bệnh tim bẩm sinh nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nặng nề đối với sức khỏe của trẻ, thậm chí là tử vong. Thế nhưng, không phải tất cả bệnh nhân đều cần mổ tim. Vậy trường hợp nào sẽ được chỉ định mổ? Và nếu thực hiện thì chi phí mổ tim bẩm sinh cho trẻ sơ sinh hay trẻ lớn hơn hết bao nhiêu tiền?
Chi phí mổ tim bẩm sinh bao nhiêu tiền?
Có thể nói, hầu hết chi phí cho một ca mổ tim bẩm sinh là không hề nhỏ. Tuy nhiên, cụ thể thì mổ tim bẩm sinh hết bao nhiêu tiền? Hiện nay, phụ lục III được ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BYT của Bộ Y tế có quy định chi phí mổ tim bẩm sinh theo bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:
Mã dịch vụ 04C1.2.6.45: Chụp và can thiệp tim mạch (van tim, tim bẩm sinh, động mạch vành) dưới DSA có giá là 6,816,000 đồng.Lưu ý rằng đây là giá chưa bao gồm vật tư y tế chuyên dụng dùng để can thiệp: bóng nong, stent, các vật liệu nút mạch, các loại ống thông hoặc vi ống thông, các loại dây dẫn hoặc vi dây dẫn, các vòng xoắn kim loại, lưới lọc tĩnh mạch, dụng cụ lấy dị vật, bộ dụng cụ lấy huyết khối, bộ dụng cụ bít (bộ thả dù, dù các loại).
Đối với trẻ em thì chi phí mổ tim bao nhiêu tiền? Với trẻ dưới 6 tuổi có BHYT sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí mổ tim cho trẻ dưới 6 tuổi. Nếu không tham gia BHYT, chi phí trung bình dao động từ 50 – 70 triệu đồng hoặc có thể lên đến 100 triệu đồng/ca, tùy thuộc vào tình trạng tim bẩm sinh mà trẻ mắc phải.
Theo Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch, tổng chi phí y tế trực tiếp của trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh nặng trung bình là 104 triệu đồng, bảo hiểm y tế thanh toán khoảng 83,3 triệu đồng. Trong đó, chia ra làm 2 nhóm:
- Nhóm thông tim: Tổng chi phí điều trị là 86,6 triệu đồng bao gồm chi phí về lâm sàng 55,3 triệu đồng, chi phí về cận lâm sàng 16,1 triệu đồng và chi phí điều trị khác 8,3 triệu đồng. Trong chi phí lâm sàng, vật tư y tế chiếm nhiều nhất (47,8 triệu đồng). Chi phí cao nhất thuộc nhóm tứ chứng Fallot (112,1 triệu đồng) và phương pháp đặt stent đường thoát thất phải (116,8 triệu đồng).
- Nhóm mổ tim: Tổng chi phí điều trị là 120,3 triệu đồng bao gồm chi phí về lâm sàng 82,4 triệu đồng, chi phí về cận lâm sàng 18,1 triệu đồng và chi phí điều trị khác 15,3 triệu đồng. Chi phí cho vật tư y tế và thủ thuật chiếm nhiều nhất, lần lượt là 31,6 triệu đồng và 31,3 triệu đồng. Chi phí cao nhất thuộc nhóm thiểu sản tim trái được phẫu thuật chi phí lên đến 226,1 triệu đồng.
Chi phí mổ cho từng trường hợp sẽ rất khác nhau và tất cả các bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh đều phải có bảo hiểm khi vào nhập viện mổ, nếu không chi phí sẽ rất cao.
Để giảm bớt gánh nặng chi phí bệnh tật này, cần lưu ý thêm các yếu tố có thể làm tăng chi phí điều trị như thời điểm chẩn đoán, thời gian chờ can thiệp, biến chứng và nhiễm trùng bệnh viện.
Phẫu thuật tim bẩm sinh được chỉ định khi nào?
Không phải bất kỳ ai mắc bệnh tim bẩm sinh cũng cần được thực hiện phẫu thuật. Việc mổ tim bẩm sinh sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân. Thông thường, chưa cần chỉ định mổ tim mà chỉ theo dõi sự tiến triển ở một số ít trường hợp bệnh nhẹ và có khả năng tự cải thiện. Ngược lại, đối với bệnh nặng, không thể tự khỏi hoặc có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của trẻ, thì cần được can thiệp sớm bằng phương pháp phẫu thuật.
Cụ thể, có thể chia các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh thành 3 nhóm bao gồm:
- Chưa cần phẫu thuật: Nhóm này chỉ bao gồm 1 vài bệnh tim bẩm sinh ở giai đoạn sớm hoặc ở mức độ nhẹ như thông liên thất lỗ nhỏ, thông liên nhĩ lỗ nhỏ, hẹp hoặc hở nhẹ van tim chưa có biến chứng,… Tuy vậy, người bệnh vẫn nên đi tái khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ có thể theo dõi tiến triển của bệnh.
- Cần phẫu thuật: Bao gồm các trường hợp bệnh tim bẩm sinh đã đến giai đoạn mức độ vừa và nặng, hoặc có chỉ định mổ tim bẩm sinh của bác sĩ ngay từ đầu. Một số bệnh cần được mổ tim bẩm sinh như: hẹp nặng van động mạch chủ, tăng áp lực động mạch phổi, hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ nặng, hội chứng thiểu sản tim trái, thân chung động mạch, hoán vị đại động mạch, bất thường tĩnh mạch phổi toàn phần tắc nghẽn,..
- Nhóm không thể phẫu thuật: Là các trường hợp người mắc bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên, lại được phát hiện ở giai đoạn quá muộn, tình hình diễn biến rất nặng và có những tổn thương quá phức tạp vượt quá khả năng chữa trị.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, các bác sĩ vẫn sẽ xem xét thêm nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Bài viết sẽ đề cập chi tiết về các loại bệnh thường được chỉ định mổ tim bẩm sinh:
Còn ống động mạch (PDA)
Còn ống động mạch là một cấu trúc liên kết giữa động mạch chủ và động mạch phổi, nhằm hỗ trợ tuần hoàn cho bào thai. Ống động mạch sẽ đóng chức năng trong vòng 10-15 giờ sau khi trẻ chào đời và đóng về mặt giải phẫu khi trẻ được 2-3 tuần tuổi, chậm nhất là trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Khi có bất thường khiến ống động mạch không đóng lại được sau khoảng thời gian trên, sẽ gây ra dị tật còn ống động mạch.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật tim để cắt ống động mạch trong trường hợp các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc, đặt ống thông tim không mang lại hiệu quả hoặc không thể thực hiện.
Hẹp eo động mạch chủ
Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất cơ thể, nằm ở thất trái và có nhiệm vụ dẫn máu chứa oxy từ tim đi khắp nơi để nuôi cơ thể. Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng xảy ra khi một đoạn của động mạch chủ bị hẹp bất thường, làm hạn chế dòng máu ra khỏi tim. Khi đó tim sẽ phải tăng cường lực co bóp để tống máu đi, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và hậu quả sau cùng có thể là phì đại thất trái, suy tim.
Nếu bị hẹp eo động mạch chủ, bệnh nhân cần được phẫu thuật để sửa chữa đoạn mạch bị hẹp hoặc dùng phương pháp nong chỗ hẹp bằng bóng qua da, đôi khi có đặt stent. Việc lựa chọn biện pháp can thiệp sẽ dựa trên hình ảnh động mạch chủ và được thảo luận bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc mổ tim bẩm sinh.
Thông liên nhĩ (ASD)/Thông liên thất (VSD)
Khiếm khuyết này xảy ra khi trên vách ngăn giữa hai buồng tâm nhĩ hay tâm thất của tim, có xuất hiện một lỗ thông bất thường. Theo thời gian, sẽ gây nên tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, tăng sức cản động mạch phổi, phì đại thất phải và suy tim.
Đối với lỗ thông nhỏ, có thể chưa cần can thiệp phẫu thuật mà chỉ theo dõi định kỳ, bởi vì chúng có khả năng tự đóng lại trong những năm đầu đời. Lỗ thông có kích thước vừa đến lớn sẽ không thể tự đóng lại, do đó, cần đến biện pháp phẫu thuật can thiệp để vá lỗ thông hoặc đóng lỗ thông.
Thông liên nhĩ có thể được chỉ định mổ ở thời điểm trẻ từ 2 đến 6 tuổi, hoặc trước khi trưởng thành. Riêng thông liên thất thì cần được can thiệp trong những tháng đầu đời. Phụ huynh có thể cần trao đổi thêm với bác sĩ để biết chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh và chi phí phẫu thuật tim thông liên nhĩ cụ thể là bao nhiêu.
Tứ chứng Fallot
Dị tật này được gây ra bởi sự kết hợp của bốn tình trạng bất thường tim bẩm sinh, bao gồm một lỗ thông liên thất lớn, hẹp động mạch phổi, phì đại tâm thất phải và động mạch chủ sai vị trí. Những khiếm khuyết này làm ảnh hưởng đến cấu trúc của tim, dẫn đến có sự trộn lẫn giữa máu giàu oxy và máu nghèo oxy. Trẻ mắc tứ chứng Fallot thường có da màu xanh tím vì máu nuôi cơ thể không mang đủ oxy.
Mổ tim bẩm sinh là biện pháp duy nhất có thể điều trị triệt để tứ chứng. Thường được thực hiện khi trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, hoặc có thể sớm hơn nếu triệu chứng nặng. Ở một số trẻ sơ sinh có cân nặng nhẹ hoặc động mạch phổi kém phát triển, phẫu thuật ban đầu có thể dùng để sửa chữa tạm thời bằng việc nối động mạch chủ với động mạch phổi. Sau đó, tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm thích hợp để sửa chữa hoàn toàn tứ chứng.
Chuyển vị đại động mạch
Bình thường, động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái và động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải. Chuyển vị các động mạch lớn là hiện tượng hai động mạch này bị đảo vị trí, khiến cho tuần hoàn bị thay đổi và máu giàu oxy không thể đi nuôi cơ thể.
Phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh lại vị trí các động mạch là mổ hở tim. Trong các trường hợp chỉ định mổ tim bẩm sinh, đây là trường hợp cần được thực hiện sớm nhất, có thể là ngay sau khi sinh.
Thân chung động mạch
Một dị tật bẩm sinh khác hiếm xảy ra hơn, là hiện tượng động mạch chủ và động mạch phổi có xuất phát từ một thân chung thay vì tách biệt ra, kèm theo đó là một lỗ thông liên thất. Hậu quả dẫn đến các rối loạn tuần hoàn nghiêm trọng.
Phẫu thuật tim tách động mạch phổi ra khỏi động mạch chủ, cũng như vá lỗ thông liên thất có thể được thực hiện trong vài ngày hoặc vài tuần đầu đời của trẻ sơ sinh. Động mạch phổi mới sẽ được hình thành thông qua việc đặt một ống dẫn từ thất phải đến động mạch phổi. Khi trẻ lớn lên, thường sẽ cần thêm một hoặc hai cuộc mổ tim bẩm sinh để thay ống dẫn mới.
Teo van ba lá
Bình thường, máu từ nhĩ phải cần thông qua van ba lá để đi xuống thất phải, sau đó theo động mạch chủ phổi tới phổi để nhận oxy. Teo van ba lá bẩm sinh sẽ khiến máu không thể đến phổi, lúc này nếu muốn nhận được oxy, máu chỉ còn cách đi qua các lỗ thông. Chính vì vậy, teo van ba lá thường có liên quan đến các dị tật khác như lỗ thông liên nhĩ, lỗ thông liên thất hoặc còn ống động mạch.
Bệnh nhân cần được phẫu thuật sửa chữa van ba lá, thay van hoặc đặt ống dẫn lưu để cho phép máu từ tâm nhĩ có thể lưu thông đến phổi. Ở trẻ sơ sinh có triệu chứng nặng, thường được sử dụng một loại thuốc gọi là prostaglandin E1 để duy trì ống động mạch luôn mở trước khi thực hiện phẫu thuật.
Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi toàn phần (TAPVR)
Tình trạng này xảy ra khi các tĩnh mạch phổi không đổ máu giàu oxy vào nhĩ trái mà lại đổ về nhĩ phải, dẫn đến giãn các buồng tim phải, rối loạn chức năng thất phải, tăng áp động mạch phổi và suy tim phải, trong khi các buồng tim trái và động mạch chủ sẽ thiểu sản.
Khiếm khuyết này được khắc phục bằng cách mổ hở tim để nối các tĩnh mạch phổi với tâm nhĩ trái. Trường hợp nếu trẻ sơ sinh mắc phải bệnh có tắc nghẽn, bác sĩ sẽ chỉ định mổ cấp cứu. Các trường hợp còn lại có thể mổ tim bẩm sinh trong vòng 6 tháng đầu sau sinh.
Hội chứng thiểu sản tim trái
Hội chứng thiểu sản tim trái bao gồm thiểu sản tâm thất trái và động mạch chủ lên, phát triển bất thường van động mạch chủ và van hai lá (thường là teo van), cùng với thông liên nhĩ. Đây được xem là một dị tật tim rất nặng, có thể gây tử vong. Do đó, một loạt ca phẫu thuật tim bẩm sinh sẽ được chỉ định thực hiện, nhằm từng bước khôi phục chức năng tim.
Thông thường bệnh nhân sẽ trải qua ba giai đoạn như sau: ca mổ thứ nhất (Norwood) được diễn ra trong tuần tuổi đầu tiên. Tiếp đó, ca thứ hai (Glenn) tiến hành khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi. Ca phẫu thuật cuối cùng (Fontan) là ở thời điểm trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi.
Hi vọng qua bài viết này các bậc cha mẹ đã phần nào biết được mổ tim bẩm sinh hết bao nhiêu tiền, cũng như khi nào thì trẻ cần phải làm phẫu thuật. Đặc biệt nên lưu ý, trong mọi trường hợp đều cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
[embed-health-tool-heart-rate]
Từ khóa » Bắn Dù Tim
-
Triển Khai Kỹ Thuật Bít Dù Trong điều Trị Tim Bẩm Sinh
-
Điều Trị Bệnh Tim Bẩm Sinh Thông Liên Nhĩ Bằng Dù Amplatzer
-
ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG KỸ THUẬT CAN THIỆP | Vinmec
-
Biến Chứng Sớm Của Phương Pháp đóng Thông Liên Nhĩ Lỗ Thứ Phát ...
-
Phẫu Thuật Tim Mạch - Can Thiệp Tim Mạch Tại Bệnh Viên Nhi Trương ...
-
BÍT LỖ THÔNG LIÊN THẤT - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Một Số Lưu ý Cần Ghi Nhớ Trước Và Sau Phẫu Thuật Van Tim
-
Còn ống động Mạch (PDA) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thông động Tĩnh Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Can Thiệp Bít động Mạch Bằng Dù Cho Trẻ Mắc Bệnh Tim Bẩm Sinh
-
Trò Chơi Bắn Cá Vàng
-
Bắn Tim
-
Vẫn Sống Dù Bị đinh Bắn Thẳng Vào Tim - PLO