Mổ Xẻ Bộ Não Của Thiên Tài Albert Einstein - 2sao

Albert Einstein (1879 - 1955) được xem là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất thế giới. Dù mắc chứng tự kỷ khi còn nhỏ nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới trí tuệ siêu việt của ông. Sống hết mình vì đam mê duy nhất chính là khoa học, Einstein đã để lại cho đời sau những phát minh vĩ đại và thiết thực tới tận ngày nay.

Dù qua đời cách đây hơn nửa thập kỷ, nhưng cái tên Einstein vẫn sống mãi trong lịch sử thế giới, không chỉ bởi những công trình ông để lại cho hậu thế mà còn bởi những bí ẩn xoay quanh đời tư cũng như trí thông minh của ông. Đến nay, câu hỏi "Trí tuệ siêu phàm của vĩ nhân này đến từ đâu?" vẫn còn để ngỏ.

Mấy chục năm qua, bộ não của Albert Einstein đã trải qua nhiều lần nghiên cứu và gây bất ngờ không nhỏ cho giới khoa học. Nhưng ẩn số về trí tuệ của ông đến từ đâu mãi là câu hỏi gây nhức nhối cho các chuyên gia.

Bộ não của Einstein từng bị đánh cắp

Sáng sớm ngày 18/4/1955, Albert Einstein trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Princeton, tiểu bang New Jersey, Mỹ, ở tuổi 76. Ông qua đời do vỡ động mạch chủ, mà trước đó năm 1948 đã được phẫu thuật.

Mặc dù các bác sĩ khuyên ông phải chú ý tới sức khỏe, nhưng Einstein chỉ coi cái chết "nhẹ tựa lông hồng" và cho rằng đó là quy luật tuần hoàn của cuộc sống. "Tôi muốn đi khi tôi muốn. Thật vô vị để duy trì cuộc sống giả tạo. Tôi đã hoàn thành chia sẻ của mình, đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ ra đi trong thanh thản", Albert Einstein nói.

Cho đến ngày trước khi ra đi, Einstein vẫn miệt mài làm việc tại bệnh viện Princeton. Ông đã cống hiến hết mình cho niềm đam mê khoa học.

Di ngôn của Einstein cũng là một bí ẩn với nhân loại. Trong giây phút hấp hối, ông đã thì thầm vào tai nữ y tá túc trực bên giường ông những câu nói bằng tiếng Đức. Tiếc rằng, cô không hiểu ngôn ngữ đó nên những lời trăng trối của thiên tài mãi ra đi theo ông.

Trước đó, Einstein đã để lại di nguyện với gia đình rằng hãy làm đám tang cho ông thật đơn giản, thiêu xác ông và đem rắc tro. Phòng làm việc của ông phải để cho người sau tiếp tục sử dụng, không được biến nó thành nơi tưởng niệm để tham quan.

Nguyện theo mong muốn của ông, gia đình đã tổ chức lễ tang hoàn toàn riêng tư, không có nhiều nghi lễ trang trọng, không vòng hoa, không quân đội danh dự, không điếu văn, không xây mộ phần và không dựng bia tưởng niệm. Trong đám tang của ông chỉ có người nhà, vài người bạn thân và duy nhất một nhiếp ảnh gia. Thi thể của Albert Einstein được hỏa táng vào chiều cùng ngày, tro được rải ở một nơi bí mật đến giờ vẫn chưa được tiết lộ.

Thế nhưng, ít ai ngờ trước khi thi thể của ông được chuyển đi hỏa táng, nhà nghiên cứu bệnh học thuộc bệnh viện Princeton, Thomas Stoltz Harvey, nhà nghiên cứu thuộc bệnh viện Princeton đã bí mật mổ lấy não của Einstein để bảo quản với mong muốn khám phá ra cội nguồn trí tuệ siêu phàm của nhà thiên tài lỗi lạc.

Ngay sau khi Einstein qua đời, bác sĩ Thomas đã mở hộp sọ của ông, tiêm chất chống phân hủy vào động mạch não.

Hộp chứa 42 mẩu não của Einstein tại Philadenphia vào năm 2011​

Trong quá trình khám nghiệm tử thi của thiên tài, ông đã vội lấy đi bộ não, đo đạc và chụp lại toàn cảnh não bộ rồi chia nhỏ khu trung tâm thần kinh của não thành 240 mảnh nhỏ và bảo quản trong celloidin - một kỹ thuật phổ biến trong việc bảo quản và nghiên cứu bộ não. Ngoài ra, còn có số mảnh não được cắt thành lát, cố định trên mảnh kính. Tổng cộng Thomas đã làm ra 12 mảnh tiêu bản não của thiên tài.

Trước khi thi thể của Albert Einstein được hỏa táng, con trai ông là Hans Albert đã phát hiện thi thể cha không còn nguyên vẹn. Bác sĩ Thomas là người được chỉ định khám nghiệm thi thể và xác định nguyên nhân tử vong của Einstein bị bệnh viện Princeton điều tra.

Mặc dù sau đó gia đình thiên tài đã đồng ý cho khoa học giữ bộ não của ông để phục vụ cho việc nghiên cứu, nhưng các chuyên gia thần kinh học đã phản đối mạnh mẽ việc này và yêu cầu Thomas phải từ bỏ nhưng ông không đồng ý. Điều này khiến bác sĩ Thomas Stoltz Harvey bị đuổi việc.

Kể từ đó, các tiêu bản của bộ não Albert Einstein theo chân Thomas chu du nhiều nơi trên thế giới, còn những mảnh não được bảo quản trong celloidin vẫn được cất giấu dưới tầng hầm nhà Thomas. Ngay khi thất nghiệp, Thomas đã tiến hành nghiên cứu, đồng thời gửi số tiêu bản não của Einstein cho một nhà khoa học nổi tiếng nhất trong giới thần kinh học bấy giờ với hy vọng tìm ra lời giải cho trí tuệ siêu việt của thiên tài quá cố.

Bất ngờ về bộ não của Einstein khiến các nhà khoa học thất vọng

Khi quyết định đánh đổi sự nghiệp để lấy bộ não của thiên tài, bác sĩ Thomas Stoltz Harvey đã kỳ vọng rất nhiều vào những bất ngờ mà bộ óc siêu việt này. Thậm chí ngay cả các nhà khoa học được Thomas gửi tiêu bản não cũng hy vọng vào những đột phá mà việc nghiên cứu não của Einstein mang tới. Thế nhưng, trong suốt 30 năm, kết quả bất ngờ về não bộ của thiên tài có chỉ số thông minh cao hơn người thường lại khiến người ta thất vọng. Não của Albert Einstein không khác gì người bình thường; thậm chí kích cỡ còn nhỏ hơn.

Theo kết quả đo của bác sĩ Thomas, bộ não của Einstein nặng khoảng 1230 gam, nghĩa là trọng lượng thấp hơn não của một người đàn ông ở tuổi 70. Hình thái tổng thể hay số lượng tế bào thần kinh ở bộ não của thiên tài quá cố đều không khác gì so với não của người bình thường. Điều này đã khiến việc nghiên cứu não bộ của Einstein dường như bị trì trệ lại bởi người ta không tìm ra nổi sự khác biệt quan trọng nào trong bộ não của ông.

Não của Albert Einstein trong lọ bảo quản

Tháng 8/1978, một phóng viên của New Jersey Monthly đã tới nhà của Thomas để viết bài. Chính bài báo này đã lần nữa khơi lại sự tò mò về trí thông minh của nhà vật lý nổi tiếng bắt nguồn từ đâu trong giới khoa học. Bài viết miêu tả những mảnh não nhỏ của Albert Einstein trông như những thanh kẹo đậu phộng nằm trong một bình dung dịch mà Thomas Harvey tôn thờ như một người mộ đạo.

Sau khi bài báo này gây xôn xao dư luận, một giáo sư thuộc Đại học Berkeley, California, Marian Diamond đã chủ động liên hệ với Thomas xin ít mẫu vật quý báu của ông để nghiên cứu nhưng bị ông từ chối hết lần này đến lần khác. Cuối cùng, sau 3 năm "chai lì" quấy rầy Thomas, Marian đã có trong tay mẫu vật não nhỏ xíu như kẹo của thiên tài quá cố.

Bước đột phá đầu tiên trong việc nghiên cứu bộ não của Albert Einstein

Khi có trong tay "báu vật", Marian mau chóng tiến hành nghiên cứu và phát hiện của bà đã đem lại hy vọng cho nhiều nhà khoa học trong khi họ đang nản chí và muốn dừng việc nghiên cứu.

Giáo sư Marian Diamond - người tìm ra điểm khác biệt đầu tiên ở não của Einstein so với não của người thường

Năm 1985, Marian đăng tải phát hiện quan trọng của bà trên tạp chí Thí nghiệm thần kinh học khi tiến hành so sánh não của Einstein với não của 11 người thường tử vong ở tuổi ngoài 60: tỉ lệ tế bào Colloid trên đỉnh của thùy não trái của não Einstein cao gấp đôi so với người khác. "Hiện tượng này rõ ràng nhất khi Einstein thể hiện khả năng tư duy vật lý đặc biệt của ông - khi đó hoạt động ở khu vực này của não tăng lên", Marian Diamond thông tin rõ trong báo cáo kết quả thí nghiệm.

Một lần nữa, nghiên cứu về bộ óc của thiên tài vật lý quá cố lại dấy lên sự tranh cãi trong giới khoa học. Những ai quan tâm tới khám phá về não bộ của Einstein bấu víu vào kết quả của Marian như "phao cứu sinh" để tiếp tục tìm tòi và bảo vệ luận cứ "Não của Albert Einstein chắc chắn không giống người thường"; trong khi những ai lên án việc này tìm mọi cách để phủ nhận kết quả thí nghiệm của Marian.

Giáo sư Hein từ đại học Pace New York bày tỏ quan điểm thẳng thắn: "Nghiên cứu này có quá nhiều điểm sai, kết quả không đáng tin".

Một tiến sỹ của Viện khoa học sinh vật Osaka, Nhật Bản thì đặt ra những câu hỏi nghi ngờ về thí nghiệm, như: Những người bình thường bà Marian dùng là người bình thường ra sao? Họ qua đời vì sao? Albert Einstein qua đời ở tuổi 76 trong khi những người bà so sánh thì có tuổi thọ trung bình 64?

Kết quả nghiên cứu của Marian Diamond dừng lại ở những ý kiến trái chiều trong giới chuyên môn, cho tới 10 năm sau đó. Năm 1996, chuyên gia Britt Anderson từ Đại học Alabama, Mỹ công bố một nghiên cứu của ông về vỏ não trước của Einstein: dù số lượng nơ ron trong não Einstein không khác biệt so với với não bình thường, nhưng chúng được xếp gần nhau hơn, do đó xử lý thông tin nhanh chóng hơn.

Sau đó, nhà nghiên cứu Britt đã thông báo kết quả kinh ngạc này cho Thomas, và người giữ "kho báu" này đã đích thân gửi lời mời tới tiến sĩ Sandra Witelson ở Đại học McMaster, Canada thông qua một bức fax có nội dung ngắn gọn: "Bà có muốn cùng tôi nghiên cứu bộ não của Einstein không?" và bên dưới là chữ ký của Thomas Harvey.

Tiến sĩ Sandra Witelson được Thomes mời hợp tác nghiên cứu não của Einstein

Mặc dù không quen biết Thomes, nhưng cái tên Albert Einstein và não của thiên tài quá cố này đã thôi thúc trí tò mò của bà. Ngay lập tức, Sandra đồng ý hợp tác nghiên cứu với Thomas. Để tiện cho việc nghiên cứu, Thomas Harvey đã chuyển tới Canada. Hai người đã có cuộc nghiên cứu não bộ Einstein lớn nhất từ trước tới giờ, với những trang thiết bị tối tân hơn cùng hiểu biết khoa học về não bộ đã có bước tiến lớn với số lượng cơ sở dữ liệu về chỉ số IQ phong phú hơn xưa.

Bí ẩn về não bộ của thiên tài Albert Einstein dần được hé lộ

Trên một tạp chí khoa học online (How Stuff Works Science) có đăng tải câu chuyện của tiến sĩ Sandra Witelson trong hành trình tìm kiếm điểm khác biệt của bộ óc Einstein. Bài viết đã hé lộ những chi tiết khác thường nhỏ nhất trong bộ não của thiên tài lỗi lạc mà tiến sĩ Sandra và Thomas đã đặt bao tâm huyết vào nghiên cứu.

Theo đó, họ đã sử dụng 1/5 bộ não của Albert Einstein để phục vụ cho việc nghiên cứu. Vùng não thuộc thùy thái dương và thùy đỉnh của bộ não được sử dụng, đồng thời họ đối chiếu với các bức ảnh do Thomas chụp khi lấy bộ não ra khỏi đầu của Einstein lúc ông mới qua đời.

Tiến sĩ Sandra cho biết rãnh Sylvian (đường phân tách 2 ngắn riêng biệt trên thủy đỉnh não) của Einstein hầu như không tồn tại khiến thùy đỉnh của não ông rộng hơn người thường 15%. Phần thùy đỉnh chịu trách nhiệm xử lý các kỹ năng toán học, lý luận không gian và hình thể 3 chiều, nên điều này lý giải cho những suy nghĩ và ý tưởng độc đáo của Einstein - cội nguồn khám phá của ông. 

Rãnh Sylvian gần như không tồn tại ở não của Einstein

Tuy nhiên, ở thời điểm đó họ vẫn chưa thể lý giải cách thức làm việc của bộ não Einstein cũng như kiểm chứng độ chính xác của nghiên cứu. Kết quả chỉ là nghiên cứu về mặt lý thuyết và dựa trên sự so sánh với não bộ của người thường. Họ chưa thể tìm được một bộ não thiên tài nào ngang ngửa với nhà khoa học đại tài Einstein để nghiên cứu.

Cho dù kết quả nghiên cứu mới chỉ là trên lý thuyết, nhưng với Thomas Harvey - vị bác sĩ đã chấp nhận đánh đổi nhiều thứ trong đời kể từ khi Albert Einstein qua đời để nghiên cứu cội nguồn trí thông minh siêu việt của ông, thì đây cũng là điều an ủi Thomas những ngày cuối đời.

Năm 2005, Thomas trao trả lại bệnh viện Princeton mẫu vật "quý báu" còn sót lại của thiên tài Einstein. Năm 2007, ông qua đời ở tuổi 94.

Thomas Stoltz Harvey những ngày cuối đời và một phần bộ não của Albert Einstein được bảo quản trong dung dịch.

Để nhớ đến vị bác sĩ một lòng một dạ với tâm huyết này, Michael Parterniti - người từng kề vai sát cánh với Thomas khi ông gửi các mẫu vật của Einstein đi nghiên cứu đồng thời là người đại diện bệnh viện nhận lại nó, đã viết cuốn sách có tựa đề "Driving With Mr.Albert".  

Kể từ đó, bộ não của Einstein được lưu giữ tại bệnh viện Princeton thuộc trường Đại học Princeton.

Tin 13 câu nói để đời của thiên tài Albert Einstein sẽ thay đổi cuộc đời bạn

(Lược dịch tổng hợp) LEO Theo Vietnamnet

Từ khóa » Einstein Bị Mổ Não